Dạy con kiểu Anh khác dạy con kiểu Việt như thế nào?

Thứ hai - 16/09/2013 09:14
Mẹ Anh rất ít khi nào quát mắng con mình dù con nghịch ngợm. Các bà mẹ Anh luôn rất chu đáo, lịch sự và tôn trọng con mình. Vậy dạy con kiểu Anh có ưu điểm gì, khác biệt gì so với dạy con kiểu Việt?Ban đầu ở London khi tôi gặp gỡ bạn bè của chồng mình, họ đều khen Bi rất ngoan và biết cư xử dù mới chỉ gần 2 tuổi. Tôi đương nhiên hiểu vì sao họ khen vậy. Tôi đã rất căng thẳng và bị “stress” nặng vì việc nuôi dạy con để “đào tạo” cho Bi thói quen ngoan ngoãn đó mà. Tuy nhiên, không cần biết ở nhà...

Mẹ Anh rất ít khi nào quát mắng con mình dù con nghịch ngợm. Các bà mẹ Anh luôn rất chu đáo, lịch sự và tôn trọng con mình. Vậy dạy con kiểu Anh có ưu điểm gì, khác biệt gì so với dạy con kiểu Việt?


Ban đầu ở London khi tôi gặp gỡ bạn bè của chồng mình, họ đều khen Bi rất ngoan và biết cư xử dù mới chỉ gần 2 tuổi. Tôi đương nhiên hiểu vì sao họ khen vậy. Tôi đã rất căng thẳng và bị “stress” nặng vì việc nuôi dạy con để “đào tạo” cho Bi thói quen ngoan ngoãn đó mà. Tuy nhiên, không cần biết ở nhà tôi dạy con như thế nào. Nhưng cứ ở nơi công cộng, bến tàu điện ngầm, siêu thị, trong nhà hàng.. mà tôi lớn tiếng mắng con hay phạt bé, tôi ngay lập tức sẽ nhận được những ánh mắt như thể đang.. bạo hành con mình.


Tôi 26 tuổi, lấy chồng được 2 năm và có bé Bi là con đầu lòng. Chồng tôi là đại diện cho một nhãn hàng của Anh tại Việt Nam. Chúng tôi sống với nhau trong một căn hộ tại khu chung cư cao cấp ở trung tâm Hà Nội.


Vì là một phụ nữ trẻ, hiện đại nên tôi nuôi con cũng khá nguyên tắc và luôn áp dụng “kỷ luật thép” cùng những phương pháp dạy con khoa học nhất. Tôi biết, việc cứng nhắc và nghiêm khắc với con như: Không cho bé ngủ chung, không tivi, ipad, không ăn rong, không bế con… luôn được nhiều chị em ủng hộ. Tuy nhiên nuôi vậy cũng khá cực cho mẹ. Vì không bế con khi bé khóc, tôi thường xuyên phải hứng chịu những cơn khóc với âm lượng ngày càng “leo thang”. Không cho con cầm ipad, điều khiển để ngồi chơi một chỗ cho “yên thân”….nên tôi phải chạy theo bé suốt ngày để cho con thỏa thích nghịch ngợm khám phá mà vẫn an toàn. Đôi khi vì quá mệt mỏi, tôi lơ là con vài phút để bé tự chơi một mình. Và sau đó lại tự thấy cắn rứt lương tâm vì “nhỡ nó chậm nói, tự kỷ thì sao”.


Tuy nhiên, kể từ khi chồng tôi hết thời gian công tác và quay trở lại Anh làm viêc, cuộc sống của tôi và cả con trai tôi như rẽ sang một hướng khác. Tôi bắt đầu hạ thấp “tiêu chuẩn” con ngoan của mình xuống, một phần cũng vì nền văn hóa và những bà mẹ Anh đã ảnh hưởng tới tôi. Tôi nuôi con nhàn tênh.


dạy con kiểu Anh


Ban đầu ở London khi tôi gặp gỡ bạn bè của chồng mình, họ đều khen Bi rất ngoan và biết cư xử dù mới chỉ gần 2 tuổi. Tôi đương nhiên hiểu vì sao họ khen vậy. Tôi đã rất căng thẳng và bị “stress” nặng vì việc nuôi dạy con để “đào tạo” cho Bi thói quen ngoan ngoãn đó mà. Tuy nhiên, không cần biết ở nhà tôi dạy con như thế nào. Nhưng cứ ở nơi công cộng, bến tàu điện ngầm, siêu thị, trong nhà hàng.. mà tôi lớn tiếng mắng con hay phạt bé, tôi ngay lập tức sẽ nhận được những ánh mắt như thể đang.. bạo hành con mình.


Có thể chị em sẽ hỏi “Thật á? Thế chẳng nhẽ nó ném thìa đũa trong nhà hàng xuống đất hay bới tung siêu thị … cũng không cần phải phạt sao?”


Tuy nhiên đúng là như vậy. Với mẹ Anh chỉ cần một lời nhắc nhở nhỏ nhẹ về thái độ lịch sự là đủ. Tôi còn nhớ đã có lần trò chuyện với một chuyên gia tư vấn về trẻ em người Anh. Tôi hỏi bà liệu có cách nào cho con mình ngủ yên trên giường riêng của bé được không vì con cứ đòi ngủ cùng bố mẹ mà tôi thì không đời nào chấp nhận. Vị chuyên gia đó đã hỏi tôi “Thế bây giờ chị đang cho cháu ngủ cùng với mình đấy chứ?”. Câu trả lời của tôi là “Có”. Nhưng đấy là vì tôi nhìn vào biểu hiện trên nét mặt của bà và thấy như mình mà nói “Không” thì quả là “không xong” với bà.


Mẹ Anh chiều con? Có lẽ đúng. Họ không quá hà khắc, không phải là mẹ Hổ, hung thần. Họ yêu thương con, dạy con sao cho chúng biết mình không phải là “trung tâm của vũ trụ” nhưng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Tôi xin kể ra đây 10 “lối thoát” mà mẹ Anh đã giúp tôi không còn stress khi nuôi dạy con cái:


1. Muốn cho con xem tivi cả ngày mà không có cảm giác tội lỗi? Anh là nơi dành cho bạn. Bật chương trình tivi con yêu thích, chẳng có vấn đề gì quá to lớn. Có thể chuyển sang kênh khoa học Discovery chẳng hạn, và mẹ Anh sẽ nghĩ như con mình đang học gia sư môn tự nhiên mà thôi.


2. Thuốc bổ sung vitamin và ăn chung xay lẫn thì làm sao? Nếu trẻ thường khóc, hét ầm lên rồi lắc đầu hay thậm chí là nhè ra khi cho chúng ăn rau hay cá thì sao? Mẹ Anh chẳng quá quan trọng vấn đề này. Đó là lý do mà mẹ Anh mua kẹo dầu cá Omega 3 và lén trộn nhuyễn rau vào hỗn hợp mì Spagetty. Biết con ăn vẫn đủ chất giúp ta giải phóng tinh thần và vui vẻ hơn.


3. Quát mắng con khi trẻ hư? Như tôi đã nói ở trên. Mẹ Anh biết khi cả hai bên cùng bực dọc cáu gắt, quát lại con mình sẽ chẳng mang đến chút hiệu quả nào. Một cái ôm, những lời ngọt ngào có lẽ sẽ tốt hơn nhiều


4. Để con chơi một mình cũng tốt chứ sao! Không cần phải liên tục chuyện trò hay chạy theo con. Đối với văn hóa Anh, các bà mẹ cho rằng điều này dạy trẻ cách tự lập và biết đứng trên đôi chân của chính mình. Đừng vội bật dậy buổi sáng khi thấy con đã dậy trước mình. Cứ nhắm mắt ngủ tiếp một lát. Không sao cả. Bé sẽ tự chơi. Cũng đừng quá khắt khe khi đưa cho con cái ipad của mình rồi đóng cửa và đi vào phòng tắm, tận hưởng hương thơm của tinh dầu và nghỉ ngơi một lát.


5. Lôi kéo các ông bố vào việc chăm con.


Đừng nghĩ rằng đàn ông đã quá vất vả đi làm kiếm tiền mà ta chỉ ở nhà chăm con nên xấu hổ. Ít ra các ông cũng có 2 tiếng ăn trưa đàng hoàng đó thôi. Lôi kéo chồng vào việc chăm con sẽ giảm bớt áp lực cho mẹ. Đấy là lý do mẹ Anh thường rất khuyến khích các hoạt động thể thao như bơi lội, cầu lông hay đi dạo.. Đó là khi hai bố con có thể đi với nhau còn mẹ thì thư thái tận hưởng buổi chiều đẹp trời.


6. Cạnh tranh và dè bỉu nhau trong chuyện nuôi con? Mẹ Anh không bao giờ như vậy. Trên facebook của tôi có đầy các bà mẹ chia sẻ về những điều vụng về của mình. “Sáng nay hết bánh mì nên cho con ăn khoai tây chiên vậy”..những chia sẻ như thế thường nhận được rất nhiều đồng cảm của các bà mẹ khác. Tất cả những điều đó cũng chỉ để cho thấy rằng chúng ta không phải là những bà mẹ hoàn hảo.


Nhìn thấy con mình là cậu bé duy nhất ở lớp mẫu giáo chưa biết tự cầm thìa, nhưng các bà mẹ khác cũng đều cười xòa với tôi và cho rằng đấy “chẳng có gì to tát”.


7. Tôi nghĩ mẹ Anh rất tốt với con theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết mẹ Anh mà tôi gặp đều không quát con to tiếng. Họ sử dụng những từ ngữ rất tình cảm và không bao giờ nói những điều tiêu cực về con mình, kể cả bé có hư đến thế nào. Tôi còn nhớ lần tôi và chồng đi dạo đến công viên, chúng tôi nói chuyện với một vài người mẹ Anh cũng đang ở đó. Tôi có kể về con mình đại loại những từ như “nghịch như quỉ, hư lắm, đến giờ cầm thìa còn như cầm kiếm….” Và họ nói với tôi là “Có lẽ chị chưa kể về con mình một cách tích cực rồi!”. Câu nói vu vơ nhưng làm tôi vô cùng xấu hổ. Tôi chợt nhận ra nói đùa về con mình không làm cho vấn đề trở nên hài hước và biến tôi thành một người mẹ tồi. Mẹ Anh luôn rất chu đáo, lịch sự và tôn trọng con mình.


Có thể chị em sẽ phản đối cách nuôi dạy con quá đơn giản và phóng túng như mẹ Anh. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của riêng tôi. Mẹ Việt không nên quá khắt khe với trẻ, sẽ mất đi tình cảm gắn bó mẹ con. Cũng không nên cố gắng kèn cựa nhau từng gram cân nặng, từng bữa ăn hay cách chăm con của mình. Mẹ nào cũng yêu con cả. Cho bé chơi ipad một lúc hay xem tivi một tẹo để mẹ ngả lưng nghỉ ngơi không có nghĩa người mẹ đó là ích kỷ hay không biết nuôi con.