Tư vấn phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thứ tư - 10/07/2013 20:47
Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm không hề mới (bằng chứng là Nhật áp dụng từ đời nào rồi), nhưng khi sang tới Việt Nam thì lại trở thành một cuộc cách mạng trong nhận thức chăm con khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.Vì sao lại thế? Là vì ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có một chế độ ăn lành mạnh, phong phú và đa dạng. Là vì ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có thể phát triển kỹ năng nhai nuốt – gọi chung là ăn thô – theo đúng giai đoạn phát triển của mình, và từ đó khiến cho mẹ nhàn hơn khi chăm bé. Là...
Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm không hề mới (bằng chứng là Nhật áp dụng từ đời nào rồi), nhưng khi sang tới Việt Nam thì lại trở thành một cuộc cách mạng trong nhận thức chăm con khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm.

Vì sao lại thế?

  • Là vì ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có một chế độ ăn lành mạnh, phong phú và đa dạng.

  • Là vì ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có thể phát triển kỹ năng nhai nuốt – gọi chung là ăn thô – theo đúng giai đoạn phát triển của mình, và từ đó khiến cho mẹ nhàn hơn khi chăm bé.

  • Là vì ăn dặm kiểu Nhật, ngoài việc hướng dẫn cách tập cho bé ăn, còn đồng thời tạo cảm hứng về việc tập cho con tự lập trong cuộc sống ngay từ lúc bé – một kỹ năng quan trọng cho cuộc đời bé sau này.


ăn dặm kiểu Nhật



Lượng ăn cho mỗi bữa và số bữa ăn dặm, chủng loại thực phẩm theo tháng tuổi
Bé 5-6 tháng: ăn 1 bữa dặm/ngày.
Thời gian: Nên ăn vào bữa trưa

Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)
Cháo 1:10 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)
Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)

Tập mỗi thứ mới luôn bắt đầu từ 1 thìa , và nên tập ít nhất 2 ngày để xem phản ứng đầu ra, dị ứng… Không ăn 2 thứ mới trong cùng một ngày (nếu có phản ứng thì không biết do cái gì). Như vậy, trong 2 tháng đầu tập ăn, hết tháng thứ 6 cũng vừa đủ thời gian để tập một vòng các loại thực phẩm kể trên. Lượng ăn là không đáng kể, mục đích chỉ là để tập, cho bé quen với thìa, quen với vị lạ, quen với thức ăn đặc hơn sữa một chút. Sau bữa dặm vẫn ăn sữa như thường.

Bé 7-8 tháng: ăn 2 bữa dặm/ngày.
Thời gian: sáng + chiều, cách bữa sữa ở giữa.
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm:
Đạm: 10-15 gr (trứng: cả lòng đỏ, đậu phụ 40-50 gr, sản phẩm sữa bò: 85-100 gr, thịt lườn gà, natto, cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
Cháo 1:7 40-80 gr (corn flake, macaroni, )
Rau: 25 gr (natto, dưa chuột, nấm các loại

Bé 9-11 tháng: ăn 3 bữa dặm/ngày. Bắt đầu từ giai đoạn này, ăn dặm được coi là nguồn dinh dưỡng chính thức của bé. Nếu bé ăn được ít thức ăn dặm thì bổ xung bằng sữa theo nhu cầu. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa sữa, và dặm, (vì uống nhiều sữa mà đến bữa không muốn ăn cháo/cơm, nếu bớt sữa đi thì ăn dặm tốt hơn chẳng hạn), thì nên chọn dặm, vì thức ăn dặm cung cấp đầy đủ chất cho bé hơn.
Thời gian: Sáng, trưa, chiều.
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm
Đạm cá 15 gr (thêm tôm đồng)
Đạm thịt lợn/bò/gà: 5-18 gr
Đậu phụ: 40-50 gr
Cháo 1:5~1:3 90-100 gr (thêm bún, miến)
Rau: 30-40 gr (thêm giá đỗ, măng, nori)

Bé 1 tuổi – 1,5 tuổi: 3 bữa/ngày.
Thời gian: Sáng, trưa, chiều.
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm
Cá: 15-18 gr (thêm mực, tôm, cua, cá khô, trứng tăng lên 1/2-2/3 cả quả)
Thịt lợn, thịt bò: 5-18 gr
Đậu phu: 50 gr
Rau: 40-50 gr (hầu như tất cả các loại rau)
Cơm nát 1:2 ~ cơm thường: 80-90 gr

ăn dặm kiểu Nhật phần 2

Lượng nêm gia vị:

Giai đoạn đầu kỳ (bé 5-6 tháng): Về nguyên tắc, không nêm gia vị, tuy nhiên có thể nêm như sau cũng được.
- đường trắng: 0 ~ 1/3 thìa con (0~1 gr)
- Bơ, magarine: o~1/4 thìa con (0~ 1gr) (bơ có muối)

Giai đoạn giữa kỳ (bé 7-8 tháng): Về nguyên tắc, không nêm gia vị, tuy nhiên có thể nêm như sau cũng được.
-Đường trắng: 2/3 ~5/6 thìa con (2~2.5 gr)
- Bơ, magarine: 1/2~5/8 thìa con (2~2.5 gr)

Giai đoạn cuối kỳ (9-11 tháng): lượng có thể nêm cho 1 bữa. Sách không nhấn mạnh về việc không nêm gia vị nữa.
- Đường trắng: 1 thìa con (3 gr)
- Bơ, magarine: 3/4 thìa con (3 g)

Giai đoạn hoàn thiện (1~1,5 tuổi): lượng có thể nêm cho 1 bữa.
- Đường trắng: 4/9 thìa nhỏ (4gr)
- Bơ, magarine (bơ có muối): 1 thìa nhỏ (4 gr)
- Muối: 1/15 thìa (0.4gr)
- Xì dầu: 1/2 thìa nhỏ (3gr)
- Mayonaise: 4 gr
- Tomato ketchup 10 g (2/3 thìa to)
- Muối: 1/50 thìa con (0.12 gr)
- Xì dầu: 7/50 thìa con (0.84 gr)
- Mayonaise: 3 g
- Tomato ketchup: 3 g (3/5 thìa con)

Tập cho bé tự ăn:
Về lý thuyết thì:
- Bé 6-7 tháng: cho bé cầm bánh khô để tự gặm ăn. Bánh dễ tan trong miệng, bé ko có răng vẫn ăn tốt.
- Bé 8 tháng: tập uống nước bằng ống hút
- 8-10 tháng: khi tay bé đủ khéo để đưa thức ăn vào miệng thì cho bé tự làm (tập ăn bốc)
- Bé 1 tuổi: tập cho bé cầm thìa, xúc thức ăn vào thìa và giúp bé đưa vào miệng

Tin Cùng Chuyên Mục

Loading...