Sức khỏe phụ nữ, em bé và nam giới | Glenn doman việt nam | Kiến thức giáo dục sớm cho trẻ

http://hoidapbacsi.org


Bà bầu ra khí hư nhiều khi mang thai nên ăn gì ?

Các mẹ bầu đừng quá lo lắng khi thấy hiện tượng ra nhiều khí hư khi mang thai. Đây là dấu hiệu rất bình thường nếu khí hư vẫn ở trạng thái "an toàn". Ngược lại nếu bà bầu ra khí hư nhiều kèm theo các" bất thường" của khí hư thì các mẹ cần đi khám ngay để Nguyên nhân dẫn tới ra nhiều khí hư khi mang thai- Do thay đổi hormone khi mang thai.- Trong suốt thời kỳ “bầu bí”, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn; do đó, khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử...

Các mẹ bầu đừng quá lo lắng khi thấy hiện tượng ra nhiều khí hư khi mang thai. Đây là dấu hiệu rất bình thường nếu khí hư vẫn ở trạng thái "an toàn". Ngược lại nếu bà bầu ra khí hư nhiều kèm theo các" bất thường" của khí hư thì các mẹ cần đi khám ngay để


Nguyên nhân dẫn tới ra nhiều khí hư khi mang thai


- Do thay đổi hormone khi mang thai.


- Trong suốt thời kỳ “bầu bí”, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn; do đó, khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử cung.


- Càng gần cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên khung xương chậu – là nguyên nhân tăng tiết khí hư. Đôi khi, bạn cảm thấy vùng kín tiết dịch đột ngột như những cơn tiểu rắt.


- Những tuần cuối cùng, khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ.


Bà bầu ra nhiều khí hư kèm những dấu hiệu khác thường sau cần lưu ý


- Khí hư có mùi hôi, màu sắc khác thường: bạn bị đau rát, sưng đỏ ở vùng kín. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm.


- Nếu khí hư có mùi chua, sủi bọt; khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám; có thể bạn đang mắc phải chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa, sưng đỏ.


- Nhiều thai phụ xuất hiện tình trạng ra máu rải rác khi mang thai. Tình trạng này có thể bình thường hoặc cũng có thể cảnh báo một nguy cơ về sức khỏe nào khác. Đôi khi, ra máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.


- Những tuần cuối của thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể bạn sẽ chuyển dạ sớm. Nếu gặp tình trạng này trong thời gian đầu mang thai cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc xảy thai.


Lưu ý: Bạn không nên tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ.


- Một số trường hợp bị viêm âm đạo trong thai kỳ nhất định phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé). Bác sĩ sẽ quyết định việc dùng thuốc an toàn cho thai phụ.


Làm gì để phòng các bệnh Phụ khoa và nhiễm trùng khi mang thai


- Sử dụng các đồ lót bằng cotton tránh các loại chất liệu như nylon, không quá chặt và thay thường xuyên khoảng 2 lần một ngày chú ý giữ cho âm đạo luôn khô ráo sạch sẽ.
- Không nên mặc quần bó và các loại quần bó.
- Không nên thụt rửa bên trong âm đạo tránh nhiễm trùng ảnh hưởng xấu tới việc sinh đẻ sau này.
- Khi bạn tắm hay đi vệ sinh lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn đi từ hậu môn lên đến âm đạo. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng xà phòng thơm, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm quá mức khi vệ sinh vùng kín. Bạn nên chọn loại dung dịch an toàn để vệ sinh vùng kín (tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ trước về vấn đề này).


Ăn gì để giúp ngăn ngừa tình trạng khí hư bất thường ở bà bầu


Gà đen hầm hoàng kỳ:


Gà đen 1 con, hoàng kỳ 60g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Gà làm sạch lông, bỏ nội tạng rửa sạch. Hoàng kỳ rửa sạch, thái miếng nhỏ nhồi vào bụng gà rồi khâu chặt lại. Đem gà hấp cách thủy, khi hấp cho gừng lên trên gà. Ăn 3 thang, cách nhật.
Món ăn này có thể chữa suy nhược thần kinh, băng huyết, tiêu chảy, người mệt mỏi do khí hư gây nên.


Cháo gạo nếp, hạt sen, hạt súng:


Gạo nếp 100g, hạt sen, hạt súng 50g, lá sen tươi 50g, đường trắng, nước đủ dùng. Hạt sen bỏ màng và tâm, hạt súng, lá sen rửa sạch, gạo vo sạch, Lấy lá sen, gói hạt súng vào buộc chặt, đun với nước trong vòng 30 phút, bỏ bã lấy nước. Cho hạt sen và gạo nếp vào nước thuốc đó đun nhừ thành cháo, nêm đường vào là được. Mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi sáng sớm, ăn liên tục trong 4 ngày.
Món cháo có tác dụng ngăn ra khí hư, chữa rong huyết, đại tiện ra máu.


Canh thịt lợn nấu với hoa mào gà:


Thịt nạc thăn 100g, hoa mào gà 30g, kim anh tử 15g, bạch quả 10 quả, nước, gia vị đủ dùng. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng. Các vị hoa mào gà, kim anh tử, bạch quả rửa sạch, bọc vào túi vải buộc kín đem đun với nước trong vòng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước. Sau đó, thả thịt lợn vào nước đun tới khi thịt chín, nêm gia vị là được. Ăn cả cái lẫn nước, ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Món canh này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chữa được các bệnh ra nhiều khí hư, khí hư hư tổn.