Sức khỏe phụ nữ, em bé và nam giới | Glenn doman việt nam | Kiến thức giáo dục sớm cho trẻ

http://hoidapbacsi.org


Bà bầu sinh mổ nên ăn gì và kiêng ăn gì

Sau sinh mổ ngoài việc hồi phục lại sức khỏe các mẹ cần một nguồn dinh dưỡng lớn để cung cấp sữa cho em bé vì vậy các mẹ phải lưu ý trước tiên đến chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng tốt mà không ảnh hưởng đến vết thương và còn làm vết mổ mau lành sinh. Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh,...

Sau sinh mổ ngoài việc hồi phục lại sức khỏe các mẹ cần một nguồn dinh dưỡng lớn để cung cấp sữa cho em bé vì vậy các mẹ phải lưu ý trước tiên đến chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng tốt mà không ảnh hưởng đến vết thương và còn làm vết mổ mau lành sinh.


Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh, đặc biệt đối với các bà mẹ sinh mổ, dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết mổ mau lành.


Bà bầu sinh mổ nên ăn gì tốt cho sức khỏe


- Chế độ ăn khi cho con bú của bà mẹ sinh mổ và sinh thường cũng như nhau. Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ. Bạn chỉ cần thêm mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.


- Để vết mổ mau lành và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết sau khi sinh, các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.


- Bạn nhớ uống nhiều nước và phơi nắng đầy đủ cùng với bé. Nếu ăn uống kém, có thể bổ sung đa vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.


- Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón
- Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: yaourt, phômai… giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.


- Uống nhiều nước như: nước đun sôi, nước canh…


- Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Các loại tôm là một sự lựa chọn lý tưởng. Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra trong tôm có những hoạt chất gây tác dụng này. Bạn có thể chế biến tôm dưới nhiều hình thức khác nhau để hấp dẫn thêm khẩu vị của mình.


- Bạn nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, uống đủ nước…


Bà bầu sinh mổ không nên( kiêng) ăn gì


Bà bầu sinh mổ cần hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe:


- Kiêng ăn các thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).


- Nếu bà bầu sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.


- Tránh dùng những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, sản phụ cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn có mùi tành như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu không lành.


- Bạn cần hạn chế những thức ăn có chứa cồn (rượu, bia...), có tính kích thích (càphê, trà đặc...) và thức ăn có mùi vị quá nồng (nhiều hành, tỏi, cari...) để khỏi làm đổi mùi sữa khiến bé chê sữa.


- Bf bầu có vết mổ nên kiêng khem một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…


- Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc.


- Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…


- Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.


- Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.