Sức khỏe phụ nữ, em bé và nam giới | Glenn doman việt nam | Kiến thức giáo dục sớm cho trẻ

http://hoidapbacsi.org


Nhật ký mang thai: Thai nhi 10 tuần tuổi

Sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 10 và sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi, cùng những lưu ý quan trọng ở giai đoạn này theo lời khuyên của các bác sỹ sản phụ khoa.Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10Các cơ quan bào thai với các chức năng tiếp tục lớn lên. Các bộ phận cần thiết cho sự sống sự sống như não bộ, thận, gan, phổi trong quá trình hoàn thiện và còn phát triển trong suốt thai kỳ. Phần đầu của thai nhi dài bằng nửa chiều dài của cơ thể. Trán của bé tạm thời phình ra với chỗ...
Nhật ký mang thai: Thai nhi 10 tuần tuổi

Sự thay đổi cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 10 và sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi, cùng những lưu ý quan trọng ở giai đoạn này theo lời khuyên của các bác sỹ sản phụ khoa.



Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10


Các cơ quan bào thai với các chức năng tiếp tục lớn lên. Các bộ phận cần thiết cho sự sống sự sống như não bộ, thận, gan, phổi trong quá trình hoàn thiện và còn phát triển trong suốt thai kỳ. Phần đầu của thai nhi dài bằng nửa chiều dài của cơ thể. Trán của bé tạm thời phình ra với chỗ não đang phát triển và nằm rất cao trên đầu. Nếu bạn có thể nhìn thấy bên trong tử cung của bạn, bạn sẽ thấy được hình ảnh chi tiết một chút, ví dụ như móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Mí mắt của bé đã khép lại và sẽ nhắm cho đến tuần thứ 27 nhưng bé vẫn nghe được các hoạt động từ bên ngoài thông qua đôi tai đã hoàn chỉnh.


Tuần thai này, thai nhi nặng khoảng 4g, thai nhi đã biết sử dụng nước ở màng ối và chân đã cử động được. Từ đỉnh đầu đến mông, dài khoảng 3,1cm


thai nhi 10 tuần tuổi


Điều đặc biệt đáng chú ý trong tuần thai này là chân tay của bé có thể uốn cong. Tay của bé đã co duỗi ở cổ tay và đặt lên trái tim mình, chân có thể duỗi ra. Cột sống của bé nhìn thấy được qua lớp da mờ, dây thần kinh cột sống đang bắt đầu căng ra từ tủy sống. Bộ phận sinh dục tiếp tục hình thành, nhưng bác sĩ của bạn cũng vẫn chưa xác định được giới tính thông qua siêu âm. Trong những tuần tới, em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi kích thước.



Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 10


Trông bên ngoài thì bạn vẫn chưa ra dáng một bà bầu nhưng cảm giác ốm nghén, mệt mỏi đã rất rõ. Những cảm giác này không nhất thiết vào buổi sáng mà có thể vào bất kỳ lúc nào trong ngày vì thế hãy chiều chuộng bản thân nhiều hơn.


Các hormon thai nghén sẽ thông báo sự hiện diện của mình theo nhiều cách khác nhau. Nhiều chị em cảm thấy đau đầu và các vấn đề liên quan đến lưng như đau dây thần kinh tọa… hay mắc bệnh nấm âm đạo. Bất cứ khi nào bạn thấy có dấu hiệu của các bệnh này, hãy nghĩ tới những cách điều trị tự nhiên mà bạn có thể áp dụng.


Vận động luôn đồng nghĩa với sức khỏe thai kỳ và dễ chuyển dạ cũng như hồi phục sau sinh. Lưu ý không nên tập quá sức, hãy chọn những chương trình tập luyện an toàn và không làm bạn toát mồ hôi sau tập.


Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, bạn nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi.


Đây cũng là thời điểm nên bắt đầu nghĩ tới những thứ sẽ tạo cho bạn thói quen tốt.


Nên làm gì trong giai đoạn này


Mẹ bầu cần phải tăng cân. Có lẽ bạn đang tăng cân chậm trong thời gian này, nếu như bạn không tăng, nó có thể có hại cho đứa con của bạn. Một người phụ nữ với mức cân bình thường phải tăng từ 11 đến 16kg trong suốt thai kỳ. Cân nặng của bạn sẽ thể hiện cho bác sỹ của bạn biết tình trạng sức khỏe của bạn và con bạn.


Bạn cần bổ sung thêm khoảng 300 calo vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Nghe có vẻ như rất nhiều nhưng nó thực sự chỉ tương đương với khoảng hai hoặc một chén sữa ít chất béo. Bạn cũng có thể lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua và trái cây để tăng lượng canxi, đồng thời giúp bạn đảm bảo được lượng vitamin cũng như khoáng chất cần thiết.
Thai kỳ không phải là thời gian để bạn thử các bữa ăn khác nhau hoặc để giảm lượng calo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cứ mặc sức ăn tất cả những gì bạn muốn, vào bất cứ nơi nào. Luyện tập và ăn uống cần được lên kế hoạch, tránh ăn vặt sẽ giúp bạn điều chỉnh cân nặng của mình tốt hơn. Hãy tỉnh táo trong việc lựa chọn thực phẩm các mẹ nhé!


Hoạt động cộng đồng


Hãy trò chuyện với tất cả các bà mẹ. Hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thú vị khi thấy rằng tất cả những biểu hiện của mình đều rất điển hình và phổ biến ở các bà bầu.


Những điều cần lưu tâm


Siêu âm phát hiện hội chứng Down có thể thực hiện ở giai đoạn này.
Luôn tăng cường rau quả trong chế độ dinh dưỡng, ngay cả khi bạn không hứng thú lắm!
Chảy máu hay đau bụng có thể là những dấu hiệu đe dọa sẩy thai.


Thăm khám bác sỹ


Trong lần khám thai tuần này, bạn có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe Doppler - một thiết bị siêu âm cầm đặt trên bụng của bạn. Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng các nhịp đập trái tim nhỏ bé của chúng nghe như tiếng sấm của ngựa phi nước đại và nghe lần đầu tiên rất cảm động.


Nói chuyện với bác sỹ hoặc nữ hộ sinh để được kiểm tra lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) thường được thực hiện giữa tuần 10 và 12 giúp kiểm tra các bất thường về di truyền. Những phụ nữ lựa chọn CVS thường có lịch sử gia đình mắc bệnh di truyền và từ 35 tuổi trở lên.


Những lo lắng thường gặp


Một băn khoăn thường gặp của các bà bầu là khi ăn uống cân bằng, đủ chất (bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm) thì có cần phải uống thêm vitamin bổ sung?


Vitamin bổ sung không thể thay thế cho chế độ dinh dưỡng. Điều này cũng có nghĩa một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh sẽ không cần phải dùng tới vitamin bổ sung.


Nếu bạn vẫn mặc vừa những quần áo thời điểm trước khi có bầu thì cũng đừng ngạc nhiên, bụng bầu của bạn mới ở giai đoạn đầu mà và nó sẽ thay đổi rất nhanh. Hãy mặc trang phục thật thoải mái.


Nên mặc đồ cotton cho những tháng mùa hè nóng bỏng. Tuyệt đối không mặc các chất có pha polyester, không chỉ gây bí mà còn có thể gây mẩn ngứa.


Khi đi sắm quần áo, hãy chọn các trang phục dành cho các bà bầu với cạp quần có thể điều chỉnh được.


Có thể thoải mái đi giày miễn là gót thấp hoặc phẳng.



Nhật ký thai kỳ - Tháng thứ 3 - Tuần thứ 10


Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 10


thai nhi 10 tuần tuổi 2


Ngày thứ 64: Bé yêu sẽ trải qua vài cơn nấc vào hôm nay, ngay cả khi mẹ không nhận thức được chúng. Nấc giúp bé rèn luyện cơ hoành để chuẩn bị cho hoạt động của nó sau này khi hít thở oxy.


Mẹ làm cho con: Cung cấp fluor cho bé bằng cách ăn táo hoặc uống nước máy đun sôi để nguội. Mẹ đang giúp bé của mình có được một hàm răng khỏe trong tương lai.


Ngày thứ 65: Em bé bắt đầu thể hiện những đặc điểm trên khuôn mặt, trong đó hẳn sẽ có vài điểm tương đồng với mẹ đấy. Bé trông sẽ khác biệt với những bé khác cùng tuổi, từ hình dáng đôi mắt, đôi tai cho đến những đường nét của khuôn mặt.


Mẹ làm cho con: Hẳn là mẹ có một hình dung trong đầu rằng em bé của mình trông sẽ ra sao, nhưng hãy chuẩn bị cho một bất ngờ nhé. Nhờ cấu trúc xoắn lặp của mã di truyền, bé có thể thừa hưởng những gen di truyền lặn không ngờ tới – chẳng hạn như mái tóc xù từ bà cố của mẹ.


Ngày thứ 66: Bé đã bắt đầu có giọng nói! Dây thanh của bé đang hình thành và sẽ tiếp tục hoàn thiện cho đến ngày bé cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui sướng của mọi người ở phòng sinh.


Mẹ làm cho con: 60gr là lượng chất đạm mỗi ngày mẹ cần bổ sung để giúp phát triển các mô của bé. Thịt gà, trứng, cá, các loại hạt và đậu đều là những nguồn chất đạm tuyệt hảo. Hãy kết hợp các nguồn này trong 3 bữa ăn mỗi ngày của mẹ, ví dụ như trứng luộc vào bữa sáng và gà nấu đậu vào bữa trưa.


Ngày thứ 67: Tuyến yên nằm ở sàn não của bé đã tinh vi để giải phóng các nội tiết tố quy định sự phát triển, trao đổi chất, và huyết áp.


Mẹ làm cho con: Mẹ hãy ăn thức ăn giàu axit béo omega-3 (ví dụ như cá hồi) vì omega-3 tốt cho não và thị giác của bé.


Ngày thứ 68: Hệ tiêu hóa của bé đang phát triển nhảy vọt. Từ hôm nay, bé đã có thể hấp thụ glucose và đường cùng với việc chuyển thức ăn qua ruột.


Ngày thứ 69: Bé đã có thể thực hành nhún nhảy bên trong tử cung của mẹ. Bé có thể duỗi gập cánh tay và xoay trở cơ thể với chuyển động đáng ngạc nhiên và duyên dáng.


Mẹ làm cho con: Mẹ hãy chọn những đồ ăn vặt giàu chất xơ và canxi (như táo và pho-mát) vừa ngon lành vừa có giá trị dinh dưỡng cho bé.


Ngày thứ 70: Mỗi lần mẹ ho, cười to, hắt hơi hoặc đi lại, bé lại đu đưa tới lui do những làn sóng nước ối trong tử cung của mẹ.


Mẹ làm cho con: Mẹ không cần phải nhịn hắt hơi vì bé đâu, bé sẽ thích nghi với tất cả chuyển động của mẹ và thậm chí thấy thoải mái với những hoạt động thể chất và âm thanh của mẹ.


Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 10


Ngày thứ 64: Tử cung của mẹ đã nở lớn và bác sĩ đã có thể cảm nhận được khi ấn vào bụng dưới của mẹ.


Mẹ làm cho mẹ: Mẹ vẫn có thể duy trì các hoạt động thể chất yêu thích như chạy bộ, yoga, đạp xe hoặc bơi nhưng ở mức nhẹ nhàng và có kiểm soát nhịp tim không vượt quá 140 nhịp/ phút.


Ngày thứ 65: Hôm nay mẹ có thể thấy những vết nhỏ tối màu trên mặt và cổ, được gọi là chứng nám da hoặc bớt thai kỳ.


Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cứ yên tâm, các vết này hầu sẽ mất đi sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ có thể dùng kem che khuyết điểm để khiến nó bớt nổi bật.


Ngày thứ 66: Mẹ có thể nhận ra rằng mìn giữ chặt tay vịn cầu thang hay lan can hơn và trông chừng bước đi của mình hơn vì sợ ngã khi mang thai.


Mẹ làm cho mẹ: Trái ngược với những gì mẹ thấy trong phim ảnh, ngã trong giai đoạn đầu của thai kỳ không chắc chắn dẫn đến sẩy thai. Tử cung của vẫn còn ở khá thấp trong khung chậu và được bảo vệ bởi xương chậu trước những tác nhân gây hại khác nhau. Ở kỳ thứ 2 và 3 của thai kỳ, những hoạt động thể chất nặng thực sự sẽ là nguy hiểm với thai nhi và mẹ.


Ngày thứ 67: Thời kỳ đầu của thai kỳ có thể hết sức thú vị, nhưng cũng rất căng thẳng khi mẹ cố gắng ứng phó với chứng ốm nghén và duy trì lối sống bận rộn thường ngày. Hãy cho phép mình để sự việc trượt đi một chút khi mẹ phải chiến đấu suốt mấy tuần với cơn ốm nghén. Nhiều khả năng là mẹ sẽ thấy khỏe hơn sớm và có thể bắt kịp công việc.


Ngày thứ 68: Da mẹ có thể bắt đầu ngứa ngáy do bị kéo giãn, đặc biệt nếu mẹ đang tăng cân nhanh. Nếu trong gia đình có truyền thống bị rạn da, mẹ sẽ sớm thấy dấu hiệu đó xuất hiện.


Mẹ làm cho mẹ: Đừng bị gạt mua những loại kem đắt tiền với hứa hẹn ngừa rạn da từ lúc hình thành. Chẳng có bằng chứng nào cho thấy chúng làm được điều đó cả. Mẹ chỉ cần dưỡng da điều trị khô và ngứa mà thôi. Nếu mẹ muốn da mình đàn hồi tốt hơn, hãy ăn thực phẩm giàu đạm và vitamin C.


Ngày thứ 69: Đây là một giai đoạn bất tiện đối với mẹ. Mẹ đang thể hiện là mang thai, nhưng không nhiều để mọi người cho rằng việc tăng cân liên quan đến thai nghén. Mẹ có thể tự hào không ngờ về bộ ngực và bụng đang nảy nở hoặc càng e thẹn hơn.


Mẹ làm cho mẹ: Tham dự một lớp Yoga trước khi sinh là cách tuyệt vời để mẹ kết nối với cơ thể mình khi nó thay đổi. Nó có thể tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của mẹ, khiến mẹ cảm thấy tốt hơn về bản thân, và giúp giới thiệu mẹ với những người mẹ khác trong khu vực của mình.


Ngày thứ 70: Chủ yếu khối lượng mẹ tăng thêm bây giờ là khối lượng của bé, nhưng phần quan trọng cũng phản ánh mỡ của mẹ và dự trữ dinh dưỡng cũng như chất lỏng phụ tích dần trong suốt thai kỳ.