Sức khỏe phụ nữ, em bé và nam giới | Glenn doman việt nam | Kiến thức giáo dục sớm cho trẻ

http://hoidapbacsi.org


Tìm hiểu về các nguy cơ gây sinh non và phòng tránh sinh non ở mẹ bầu

Khi mang thai, các mẹ bầu cần phải tìm hiểu về các nguy cơ dẫn đến sinh non và trang bị các kiến thức nâng cao sức khỏe bà mẹ và thai nhi nhằm phòng tránh nguy cơ sinh non.Có muôn vàn lý do dẫn đến sinh non và mẹ bầu cần phải hiểu để hạn chế tối đa nguy hiểm này.Vượt qua 2 quý đầu tiên và giữa thai kỳ đầy thử thách chưa hẳn bà bầu đã có thể thở phào nhẹ nhõm, bởi vẫn còn phải đối diện với nhiều mối lo vào những tháng cuối thai nghén. Ngoài nỗi lo về cơn chuyển dạ sẽ diễn ra như thế nào, sinh...
Tìm hiểu về các nguy cơ gây sinh non và phòng tránh sinh non ở mẹ bầu
Khi mang thai, các mẹ bầu cần phải tìm hiểu về các nguy cơ dẫn đến sinh non và trang bị các kiến thức nâng cao sức khỏe bà mẹ và thai nhi nhằm phòng tránh nguy cơ sinh non.

Có muôn vàn lý do dẫn đến sinh non và mẹ bầu cần phải hiểu để hạn chế tối đa nguy hiểm này.

Vượt qua 2 quý đầu tiên và giữa thai kỳ đầy thử thách chưa hẳn bà bầu đã có thể thở phào nhẹ nhõm, bởi vẫn còn phải đối diện với nhiều mối lo vào những tháng cuối thai nghén. Ngoài nỗi lo về cơn chuyển dạ sẽ diễn ra như thế nào, sinh thường hay sinh mổ v.v… còn là nỗi ám ảnh sinh non trước khi thai nhi tròn 38 tuần. Bởi sinh non không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé về sau, bé dễ suy hô hấp, chậm phát triển thần kinh, mắc bệnh phổi mãn tính…, nhất là khi sinh non được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh. Do đó, hiểu biết rõ về vấn đề sinh non trong quý 3 thai kỳ sẽ giúp chị em phòng tránh tốt hơn các rủi ro có thể xảy ra.

tìm hiểu về các nguy cơ gây sinh non 1

Sinh non: Những nguyên nhân phổ biến

Thống kê được thực hiện tại Mỹ cho thấy, có hơn 476.000 trẻ được sinh sớm hơn dự định. Con số này ở Anh là 50.000 trẻ mỗi năm và ở Pháp, tỷ lệ trẻ sinh non chiếm khoảng 7% . Chính vì vậy, tìm hiểu lý do vì sao dẫn đến tình trạng này là cần thiết để biết và có cách hạn chế tốt hơn.

- Các bệnh lý từ mẹ. Dù có đến 50% ca sinh non không xác định được nguyên nhân, nhưng với 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được, mẹ bầu cũng có thể hiểu thêm về lý do đưa đến tình huống không mong đợi này. Trong đó, bao gồm cả các bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật v.v…

- Các dị tật ở tử cung. Dị tật tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm: hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở thường gặp ở thai phụ có tiền sử sinh non hay hơn 1 lần sẩy thai sau khi thai nhi được 3 tháng tuổi, cổ tử cung ngắn v.v…

- Mẹ bị stress trầm trọng. Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non. Thậm chí, một nghiên cứu mới đây khảo sát trên 1 triệu sản phụ ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những bà mẹ phải chịu căng thẳng 6 tháng trước thời gian mang thai sẽ có nguy cơ sinh con thiếu tháng với tỷ lệ lên đến 59% ca chuyển dạ sớm khi thai nhi chưa đến 33 tuần tuổi, nguyên nhân là do các hormone stress tác động lên dạ con của thai phụ.

- Thiếu vitamin B9. Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28 – 32.

- Quá trình vôi hóa, tích tụ canxi của màng bào thai. ĐH Yale (Mỹ) đã có một đột phá quan trong trong việc giải thích những bí ẩn của sinh non, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh. Trưởng nhóm nghiên cứu Lydia Shook cho biết: “Nước ối có tiềm năng hình thành các hạt nano và cặn canxi gây tồn động và gây vôi hóa màng bào thai, làm vỡ màng nước ối ở thai phụ dẫn đến tình trạng sinh non”.

- Ảnh hưởng của mùa trong năm. Các nhà khoa học tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu khá bất ngờ về nguyên nhân sinh non do tác động của các mùa trong năm vào ngày 8/7 vừa qua. Thông qua việc phân tích dữ liệu của 75.399 sản phụ tại Mỹ trong 10 năm (1995 – 2005), nhóm nghiên cứu đã khẳng định tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân (9,2% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2,7% sinh trước khi thai được 32 tuần), và ít phổ biến nhất vào mùa hè (8,4% sinh non trước khi thai được 37 tuần tuổi, 2% sinh trước khi thai được 32 tuần). Nguyên nhân được cho là có liên quan đến những tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm do virus theo mùa, kết hợp những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức tiếp xúc với ánh mặt trời v.v…

- Các nguyên nhân khác. Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần v.v… Ngoài ra, thời gian làm việc của người mẹ quá 42 giờ/ tuần, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ/ ngày, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.

Rủi ro khi trẻ bị sinh non



Các rủi ro mà bé có thể gặp phải khi mẹ chuyển dạ sớm là bị ngạt trước sinh và trong giai đoạn sơ sinh; bị rối loạn thân nhiệt; suy hô hấp do cơ thể thiếu Surfactant – chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra, chất này chỉ hình thành ở trẻ sơ sinh đủ tháng; nhiễm trùng do sức đề kháng yếu khiến bé dễ bị “sốc” dẫn đến tử vong; dễ bị vàng da, 100% trẻ sinh dưới 1,5 kg sẽ mắc phải căn bệnh này do gan chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa; rối loạn tiêu hóa: thường xuyên ói, nôn trớ, tiêu chảy, trướng bụng, hoại tử ruột; rối loạn huyết học; bệnh lý thần kinh như co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ; bệnh võng mạc dễ khiến trẻ bị mù; nhiễm trùng da dẫn đến nhiễm trùng máu; chậm tăng trưởng thể chất v.v…Các vấn đề này đều có nguy cơ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh nếu không được thăm khám và chăm sóc cẩn thận.

tìm hiểu về các nguy cơ gây sinh non 2

Dấu hiệu, cách đối phó với biểu hiện sinh non

Để phát hiện mình có nằm trong nhóm bà mẹ có nguy cơ chuyển dạ sớm hay không, các mẹ bầu nên tham khảo những dấu hiệu nhận biết sau: Đang có thai chưa đến 37 tuần mà đã gặp phải các cơn co thắt tử cung tối thiểu được 1 tiếng đồng hồ. Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây. Khi thăm khám âm đạo, bác sĩ đã thấy cổ tử cung mở hơn 2,5 cm và xóa hơn 3/4… Đồng thời, âm đạo có thể xuất huyết, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút v.v…

Nếu đã có các dấu hiệu trên, bà bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là khi màng ối đã rách thì nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng rất cao, cả mẹ lẫn bé còn non sẽ rất dễ bị tổn thương. Thông thường, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách để bà bầu nằm nghiêng bên trái nhằm tăng lưu lượng máu đến tử cung, yêu cầu nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh nguy cơ giãn tử cung; tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500 – 1000 mg dung dịch muối cân bằng để cải thiện lượng máu, làm giảm hoạt động của tử cung; kiểm tra toàn diện sức khỏe, xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không .. trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần).

Nếu màng ối đã vỡ, chuyển dạ là không thể tránh khỏi và bác sĩ có thể phải dùng đến thuốc giục sinh. Trong trường hợp còn duy trì được, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trì hoãn chuyển dạ giúp phổi thai nhi có thì giờ tích tụ đủ steroid để trưởng thành. Nghỉ ngơi nhiều cũng tăng hiệu quả cải thiện lượng máu vào tử cung giúp thai nhi có đủ oxy cũng như nhận các dưỡng chất từ mẹ. Đồng thời, người mẹ cần ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi tìm dấu hiệu nhiễm trùng trong trường hợp bị vỡ ối sớm cũng như tình trạng thai nhi. Điều này đảm bảo bé sinh non được chăm sóc cấp thời ngay khi lọt lòng.

Không khó hạn chế sinh non

Do sinh non ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe và tương lai của bé, nên bà bầu cần lưu ý các hoạt động thường ngày cũng như chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ để hạn chế phần nào tình trạng này.

Các phương pháp khá hiệu quả mà chị em có thể áp dụng gồm có: khám thai đúng theo lịch hẹn; bổ sung đầy đủ vitamin trước và trong quá trình mang thai, đặc biệt là vitamin B9 và axit folic; nghỉ ngơi và giảm tải khối lượng công việc; giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi; không dùng rượu, thuốc lá hay chất kích thích; kiểm soát cân nặng hợp lý; chọn đồ lót thoáng, thấm hút tốt và giữ vệ sinh vùng kín thật cẩn thận; tập thể dục vừa phải; sinh hoạt tình dục nhẹ nhàng, điều độ, nếu có cảnh báo sinh non nên tránh “yêu” trong các tháng cuối của thai kỳ để giảm nguy cơ co thắt tử cung v.v…

Làm thế nào để giảm nguy cơ sinh non?



Nguyên nhân sinh non, có thể do:

Sinh non nguyên nhân do thai:

- Vỡ ối non: chiếm 10% các cuộc chuyển dạ đủ tháng, chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non.

- Đa ối: khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non.

- Viêm màng ối do nhiễm trùng.

- Nhau tiền đạo, nhau bong non: gây xuất huyết trước khi sinh.

- Thiểu năng nhau: làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non.

- Song hay đa thai: thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, trong song thai là 261,5 ngày và tam thai là 246,5 ngày (theo Mc.Keown và Record).

- Thai dị dạng thường chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ) hoặc thiểu ối (không có thận) hoặc bệnh lý (bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, nhiễm trùng).

Sinh non nguyên nhân do mẹ:

- Tiền căn sinh non: nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25 – 50%, nguy cơ càng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó.

- Tiền căn nạo, sẩy thai.

- Tử cung dị dạng như tử cung hai sừng, tử cung hình tim, tử cung có vách ngăn bán phần…

- Tử cung kém phát triển.

- Hở eo tử cung.

- U xơ tử cung.

- Mẹ mắc các bệnh nội khoa như thiếu máu; nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính đặc biệt là nhiễm trùng tiết niệu và viêm cổ tử cung, âm đạo; sốt rét; bệnh tim; cao huyết áp…

- Viêm ruột thừa: thường đi kèm với chuyển dạ sinh non có thể giải thích tình trạng này là vì tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm và sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ.

- Các yếu tố về kinh tế xã hội của bà mẹ như:

+ Làm việc quá sức.

+ Sống trong môi trường độc hại.

+ Dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh 20 điếu/ngày).

+ Giao hợp thường xuyên có thể gây cơn co tử cung…

+ Đặc biệt là không được chăm sóc tiền sản đầy đủ góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ đẻ non.

- Yếu tố nội tiết.

- Tình trạng căng thẳng của mẹ (stress về tâm lý và thể chất).

- Tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP.

- Ngoài ra có thể do các yếu tố can thiệp hoặc các nguyên ngân chưa rõ.

Làm thế nào để giữ em bé trong tử cung mẹ đến đúng ngày dự sinh hoặc gần ngày dự sinh là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu. Sinh non được cho là trẻ chào đời trước 37 tuần thai. Chúng ta đều biết rằng trẻ sinh non ẩn chứa rất nhiều nguy cơ xấu như chậm phát triển thần kinh, bệnh phổi mãn tính, bại não, mù lòa, các vấn đề khác… Sinh non cũng là nguyên nhân đầu bảng khiến trẻ sơ sinh tử vong.

Biết mình thuộc diện có nguy cơ sinh non cao, chị Hà Nguyên (Hà Đông Hà Nội) luôn lo lắng cho con yêu. Vì trước khi có bé Nấm, chị Nguyên đã não thai đến 3 lần nên nguy co bị sinh non là không thể tránh khỏi. Khi thai được 27 tuần, chị thấy xuất hiện những cơn đau co thắt quanh vùng rốn, vợ chồng chị vội đến bệnh viện. Sau khi khám xét, bác sĩ kết luận đó là những cơn co co tử cung dọa sinh non. Chị phải nhập viện và truyền thuốc, nằm im một chỗ từ đó đến bây giờ. Chị Hà Nguyên lắc đầu chia sẻ: “Mình không biết rằng nạo thai nhiều lại gây hậu quả nghiêm trọng thế này. Bây giờ mà mất con thì không biết sống sao nổi. Ngày nào cũng thấy con đạp, cảm nhận từng nhịp đập của con, yêu con lắm. Còn 5 tuần nữa là được đón con rồi. Chỉ cầu mong nhanh nhanh qua tuần thai 37”.

Cũng chung nỗi lo với chị Hà Nguyên tại phòng dưỡng thai Bệnh viện Phụ sản, chị Thu Thủy buồn rầu nói: “Thai mình mới được 30 tuần mà cổ tử cung đã mở. Trong suốt thai kỳ mình luôn cố gắng chăm sóc sức khỏe tốt nhất có thể. Vậy mà không hiểu sao cổ tử cung lại mở sớm thế. Bac sĩ nói mình có nguy cơ sinh non rất cao. Vì vậy mình phải nhập viện để được theo dõi cẩn thận”.

Nỗi lo sinh non chẳng phải của riêng chị Nguyên hay chị Thủy. Sinh non là một hiện tượng sinh nở gặp khá nhiều ở các bà bầu. Tai biến khi sinh non cũng cực kỳ nguy hiểm. Vậy làm cách nào để chị có thể ngăn ngừa sinh non?

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ bầu bớt đi nỗi lo đẻ con thiếu tháng:

Loại bỏ ngay thói xấu

Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn quá gầy hoặc quá béo trước khi bầu bí thì mức tăng cân lại khác. Chị em có thể tham khảo mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ cho mỗi người tại đây!

Bổ sung vitamin

Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.

Chế độ ăn uống cân bằng

Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng với mẹ bầu và em bé để giúp chị em nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non. Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 (có trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A (trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh); vitamin C (có trong họ cam quýt, dâu, ớt chuông) và vitamin E (có trong các loại hạt, khoai lang và xoài).

Ngoài ra mẹ bầu cũng cần bổ cung thêm canxi (có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác hoặc nước trái cây); magiê (có trong các loại đậu, đậu phụ, sữa chua, mơ khô, chuối và hạt vừng); sắt (có trong thịt bò, trái cây sấy khô và các sản phẩm đậu nành); kẽm (có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, bột yến mạch, ngô, hàu và trứng). Quan trọng nhất, chị em cần bổ sung đủ axit folic (có trong các sản phẩm ngũ cốc, chuối, cam và rau lá xanh thẫm).

Ăn uống thường xuyên

Việc cung cấp chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng với bà bầu. Vì vậy các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ăn uống thường xuyên 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và giảm nguy cơ sinh non.

Uống nhiều nước

Uống đủ 8 ly (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày sẽ giữ cho cơ thể được ngậm nước. Cơ thể mất nước sẽ dẫn đến các cơn co thắt sớm. Nếu mẹ bầu tập thể dục nhiều hoặc tiết trời nóng cần uống nhiều nước hơn.

Kiểm tra răng, nướu

Chăm sóc nha khoa định kỳ là một cách để phòng ngừa sinh non hiểu quả. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu mắc bệnh răng miệng sẽ dễ bị sinh non. Vì vậy, chị me bầu cần nhớ đánh răng miệng, dùng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên.

Đi tiểu thường xuyên

Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt.

Cẩn thận khi có nguy cơ

Những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế nếu bạn mắc bệnh cần nói với bác sĩ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non. Trong trường hợp nếu bạn đã từng bị sảy thai hoặc sinh non, hãy trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.