Sức khỏe phụ nữ, em bé và nam giới | Glenn doman việt nam | Kiến thức giáo dục sớm cho trẻ

http://hoidapbacsi.org


Tìm hiểu về sản dịch sau sinh mổ và sản dịch sau sinh thường

Các mẹ có biết, ra sản dịch sau sinh là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ, gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau, có người ra nhiều, người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết, tùy theo cơ địa khác nhau.Những mẹ sau sinh nằm nhiều, không vận động sẽ làm cản trở quá trình thoát ra của sản dịch.Mẹ trẻ lo lắng vì sản dịchSau khi “thiên thần nhỏ” chào đời, các bà mẹ trẻ lại phải đối đầu với một vấn đề cực kỳ nan giải. Đó là chảy máu sau sinh hay còn gọi...
Tìm hiểu về sản dịch sau sinh mổ và sản dịch sau sinh thường
Các mẹ có biết, ra sản dịch sau sinh là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ, gọi là quá trình hậu sản. Hậu sản ở mỗi người biểu hiện khác nhau, có người ra nhiều, người ra ít, người ra dài ngày, người chỉ vài ngày là hết, tùy theo cơ địa khác nhau.

Những mẹ sau sinh nằm nhiều, không vận động sẽ làm cản trở quá trình thoát ra của sản dịch.

Mẹ trẻ lo lắng vì sản dịch

Sau khi “thiên thần nhỏ” chào đời, các bà mẹ trẻ lại phải đối đầu với một vấn đề cực kỳ nan giải. Đó là chảy máu sau sinh hay còn gọi là sản dịch. Chị Hoàng Anh (Bắc Ninh) chia sẻ trên một diễn đàn dành cho phụ nữ: “Em mới sinh cháu được 15 ngày. Sau khi sinh được 10 ngày thì hết ra máu (sản dịch) nhưng đến ngày thứ 12 lại thấy ra máu màu đỏ tươi. Cho đến bây giờ vẫn ra nhưng ít hơn. Các chị cho em hỏi như vậy là sau? Có phải tại em đi lại nhiều quá không? (Hai cụ bên nội ngoại bảo thế ạ). Em cảm ơn các chị”.

Cùng cùng tâm trạng với chị Hoàng Anh là chị Thu Hà (Hải Dương): “Em sinh em bé đã được 6 tuần rồi mà vẫn chưa hết sản dịch nên thấy lo quá các mẹ ạ. Tự nhiên hai hôm nay lại thấy ra máu đỏ và tươi hơn mấy hôm trước (mấy bữa trước thì thấy nhạt màu rồi, tưởng là sắp hết nên em chỉ dùng băng vệ sinh hàng ngày thôi). Em không biết có vấn đề gì không? Em có phải đi khám ngay không? Mẹ nào biết trả lời giúp em nhé”.

sản dịch sau sinh

Bí kíp của chị em về vấn đề sản dịch sau sinh

Chia sẻ kinh nghiệm của mình với bà mẹ trẻ đang lo sốt vó vì sản dịch chị Trâm Anh (Hà Nội) cho biết: “Cách của em đơn giản lắm. Em uống chè vằng hàng ngày. Mỗi ngày, em hãm khoảng 30g với nước để uống thay nước lọc. Vừa đẩy nhanh sản dịch lại lợi sữa, giảm cân, bổ máu, dễ tiêu hóa. Tốt cho sức khỏe lắm các chị ạ”.

Khác với chị Trâm Anh, chị Thu Hiền (Thái Bình) lại chọn cách ăn rau ngót hàng ngày: “Mình nhớ lần sinh con đầu, khoảng hai tuần là hết sạch và sang thứ hai thì bị kinh bình thường. Có thể cơ địa tùy từng người nhưng theo mình chị em nên rửa sạch lá rau ngót rồi cho thêm ít nước vào máy sinh tố, xay chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 cốc là ổn cả. Nếu không uống được, các mẹ có thể luộc hoặc nấu canh và ăn trong các bữa cơm. Rau ngót vừa trị sót nhau, đẩy sản dịch nhanh mà lại nhanh co bóp dạ con đấy”.

Trong khi đó, chị Thanh Hằng (Cao bằng) lại chọn cách sau: “Khi từ viện về nhà (hoặc uống ngay trong viện nếu tiện mang vào), các chị nhờ mẹ đun một bát nước gừng thật nóng, quấy vào đó 3 -5 lòng đỏ trứng gà cho sôi kỹ, rồi uống nước đó khi còn đang óng. Chỉ một lát sau sản dịch ra rất nhiều và trong 1,2 ngày là sạch hết. Em đã áp dụng rồi và thấy khá hiệu quả. Chúc các mẹ thành công”.

Lời khuyên của các bác sỹ sản khoa về vấn đề sản dịch sau sinh

Theo các chuyên gia, trước khi sinh, tử cung cần được mở rộng để cho em bé chui ra ngoài dễ dàng. Do vậy sau khi sinh chính là lúc tử cung hoàn thành sứ mệnh và bắt đầu quá trình hồi phục.Tại thời điểm này niêm mạc tử cung sẽ hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và chất nhầy tử cung thoát ra ngoài. Đó chính là máu sinh hay thường gọi là sản dịch.

Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh (kể cả đẻ mổ và sinh thường). Quá trình này thường kéo dài từ 2- 6 tuần. Trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều có màu đỏ tươi. Sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Tiếp theo từ 7- 10 ngày sau sinh, trong máu sinh có mang một lượng tế bào, niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn gọi là máu sinh trắng.

Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên một số ít sản phụ bị kéo dài đến 45 ngày. Sau thời gian này, trong vòng 1 tuần, chị em có thể thấy ra một ít máu đỏ tươi. Đó là kinh non – một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

Còn nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy dấu hiệu ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 -39 độ, bụng dưới căng tức, đau tràn thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch (sản dịch vẫn còn trong tử cung). Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm bởi vậy chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Theo các bác sĩ sản khoa, bế sản dịch hay xảy đến với những chị em nằm nhiều, ít đi lại, vận động vì sợ sa dạ con (theo quan niệm của dân gian). Do đó sau sinh các mẹ chú ý chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8 giờ sau đó đi lại, vận động nhẹ nhàng bởi điều này vừa giúp co dạ con lại đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.

Bên cạnh đó trong quá trình hậu sản, chị em nên hạn chế dùng tampon để tránh viêm nhiễm. Thay vào đó, các mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Lưu ý thay băng mỗi giờ trong ngày đầu tiên sau sinh và từ 3-4 giờ trong những ngày tiếp theo. Trước và sau khi thay băng, chị em chú ý rửa tay sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.

Quan sát sản dịch bất thường như thế nào?



Sản dịch hay còn gọi là huyết hôi. Phụ nữ sau khi sinh nở, sẽ có các vật phân tiết dạng huyết chảy ra qua đường âm đạo trong một khoảng thời gian nhất định, đây là thứ mà y học gọi là sản dịch.

Trung y gọi sản dịch là chỉ loại dịch đục huyết thừa bài tiết từ trong tử cung của người phụ nữ sau sinh. Sản dịch bình thường có mùi huyết tanh, nhưng không hôi, lúc đầu là máu tươi hoặc màu đỏ đậm, chứa một lượng lớn huyết dịch, máu cục nhỏ và tổ chức màng bong hoại tử, gọi là sản dịch tính huyết. Sản dịch tính huyết sẽ ra liên tục trong 3-7 ngày. Sau 1 tuần thì sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng đậm, trong đó huyết dịch rất ít, chủ yếu là niêm dịch tử cung và âm đạo, có chứa cả vi khuẩn, loại sản dịch này gọi là sản dịch đậm đặc. Sau 2 tuần nữa, sản dịch từ màu vàng sẽ chuyển thành màu trắng. Thông thường sản dịch sẽ hết sạch trong khoảng 3 tuần. Tất nhiên thời gian ra 3 loại sản dịch với 3 màu nói trên chỉ có thể tính tương đối, vì với mỗi người lại khác nhau, có người thời gian ra sản dịch màu vàng kéo dài hơn có người thời gian ra sản dịch trắng lại dài hơn, nhưng đều là hiện tượng bình thường.

Sự xuất hiện của sản dịch là do sau khi sinh nở, nhau thai bị bong ra từ trong tử cung, thành tử cung và mặt trong của nhau thai tạo nên một diện mạo mới, bề mặt thô sần do các mạch máu bị đứt đoạn ứ huyết tạo thành. Khi tử cung co thắt để trở về nguyên trạng, đã khiến cho các tổ chức hoại tử bề mặt và huyết ứ đọng từ trong âm đạo bị đào thải ra ngoài, tạo nên một phần của sản dịch. Trong quá trình phục hồi nội mạc tử cung, các tổ chức màng bong hoại tử cũng được đưa ra ngoài cơ thể. Cổ tử cung sung huyết, phù, trong quá trình khôi phục cũng thải ra các vật phân tiết. Những huyết dịch, vật phân tiết và tế bào hoại tử này đã tạo nên sản dịch và bị đào thải ra khỏi cơ thể.

Nếu thời gian ra sản dịch kéo dài hơn 3 tuần, hoặc ngắn hơn, hoặc về khối lượng, màu sắc, tính chất, mùi của sản dịch có gì bất thường, thì gọi là sản dịch dị thường. Nếu điều này xảy ra, chứng tỏ là khung chậu và cơ quan sinh sản đã bị nhiễm trùng, cần phải được thăm khám kịp thời. Sản phụ nên học cách quan sát tình hình diễn biến của sản dịch, để kịp thời đến bệnh viện chữa trị.

Quan sát sản dịch cần chú ý đến sự thay đổi của khối lượng, màu sắc, tính chất, mùi và thời gian ra sản dịch. Nếu sản dịch tiết ra có mùi hôi thối, hoặc thối như mùi thịt rữa, cộng thêm đau bụng, sốt, thì có nghĩa tử cung và các phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng), âm đạo đã bị nhiễm trùng. Nếu lượng sản dịch ra ngày càng nhiều, màu sắc ngày càng đỏ, đậm hơn, hoặc có nhiều cục, đều là những hiện tượng dị thường, chứng tỏ một trong những bộ phận sau đã có vấn đề: tử cung xuất huyết, cổ tử cung đã bị tổn thương, âm đạo bị tổn thương hoặc đã phát sinh tình trạng nhiễm trùng. Nếu sản dịch ra hơn 1 tháng chưa sạch, thì có thể tử cung chưa phục hồi nguyên trạng được, hoặc cơ quan sinh sản bị tổn thương xuất huyết, hoặc nhiễm trùng. Nếu mới sinh chưa lâu mà sản dịch đã sạch, cơ thể không thấy gì khác thường, thì cũng có thể là hiện tượng bình thường, sản phụ không cần lo lắng. Nhưng nếu sản dịch hết quá nhanh mà lại đau bụng, trướng bụng đều là bệnh của tử cung, sản phụ cần đến ngay bệnh viện thăm khám.