Mẹ có nên cho muối vào thức ăn dặm cho trẻ hay không?

Thứ năm - 11/12/2014 19:31
Rất nhiều câu hỏi của các bậc cha mẹ gửi đến cho các chuyên gia dinh dưỡng: có bổ sung muối vào thức ăn dặm cho trẻ không. Cùng tham khảo tư vấn của các chuyên gia các mẹ nhé.Con người ai cũng cần ăn muối, kể cả các em bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, lượng muối trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đã có trong thức ăn dặm, do đó tuyệt đối không bổ sung muối vào đồ ăn của trẻ, nếu dư thừa muối trẻ sẽ bị suy thận.Thừa hay thiếu muối đều bệnhNồng độ muối cũng như nhiều nguyên...
Rất nhiều câu hỏi của các bậc cha mẹ gửi đến cho các chuyên gia dinh dưỡng: có bổ sung muối vào thức ăn dặm cho trẻ không. Cùng tham khảo tư vấn của các chuyên gia các mẹ nhé.

Con người ai cũng cần ăn muối, kể cả các em bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, lượng muối trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đã có trong thức ăn dặm, do đó tuyệt đối không bổ sung muối vào đồ ăn của trẻ, nếu dư thừa muối trẻ sẽ bị suy thận.

Thừa hay thiếu muối đều bệnh

Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa. Vì thế, nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể. Thiếu muối nặng (thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý) thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê và tử vong.

Ngược lại, thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, can-xi và nhiều khoáng chất khác và gây “mệt mỏi” cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Bên cạnh đó là các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương…

Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Thêm muối vào thức ăn dặm – Hại thận!


Chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận. Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ.

Nêm muối/mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.

trẻ ăn dặm

Bé dưới 1 tuổi không thực sự cần muối?

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối, là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Điều này có nghĩa rằng dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối.

Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà lượng muối khác nhau. Cụ thể:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần ít hơn 1g muối/ngày

– Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.

– Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g.

Trong khi đó, ở các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi đều có 1 lượng muối nhất định. Với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối trong các thực phẩm này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể trẻ.

Còn với các thực phẩm chế biễn sẵn dành cho bé tuổi ăn dặm, bạn nên xem kỹ thành phần muối ghi trên nhãn hàng. Với các công ty lớn và các nhãn hàng có uy tín, hàm lượng muối trong các loại bột ngũ cốc ăn dặm thường được tính toán phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Với các loại rau đông lạnh, phô mai, nước sốt, khoai tây chiên, thịt nguội… đa phần đều bổ sung muối, nếu không nói là có hàm lượng muối cao, thì không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn và nên hạn chế với trẻ trên 1 tuổi.

Việc tuân thủ những nguyên tắc này sẽ giúp bé tránh được thói quen ăn mặn sau này cũng như phòng ngừa được các bệnh về tim mạch trong tương lai.

Không ăn muối liệu có nhạt nhẽo vô vị?

Mẹ nếm thử thức ăn của bé sẽ cảm thấy “vô vị” bởi vị giác của chúng ta đã quen với việc phải có muối. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con chỉ như “tờ giấy trắng” không hề biết rằng thức ăn sẽ “có thể” ngon hơn nếu có muối. Từ đó, khó có khả năng trẻ đòi ăn muối nếu chính người lớn chúng ta không tự tạo thói quen cho trẻ. Trên thực tế, người lớn và các bà mẹ đang cố nêm muối cho con theo khẩu vị của mình thì đúng hơn là theo khẩu vị của trẻ.

Không ăn muối có thiếu iod?

Khoa học đã chứng minh, ngoài DHA, thiếu Iod cũng “góp phần” khiến trẻ kém thông minh. Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu iod. Đó là nguyên nhân chúng ta hay nghe bọn trẻ trêu chọc những bạn học kém là “Bị thiếu iod à”.

Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi không ăn muối cũng chẳng lo thiếu iod. Lý do đơn giản: Trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần 50 mcg iod mỗi ngày. Các bé vẫn còn uống sữa và sữa mẹ, sữa bò, sữa công thức lại là một trong những hàng đầu về hàm lượng iod. Trong 237ml sữa bò đã có tới 56 mcg iod.

Ngoài ra, trong các món ăn bé ăn hàng ngày cũng đã đủ lượng iod cần thiết cho não trẻ như: Tảo biển: 1.800mcg, Rau chân vịt: 164mcgrau dền: 50mcg, rau cải xoong: 45mcg, cá thu: 45mcg, nấm mỡ: 18mcg, cá trích: 52mcg, khoai tây: 4,5mcg, bầu dục: 36,7mcg, súp lơ: 12mcg…

Đối với bé trên 1 tuổi, nhu cầu iod và muối nhiều hơn, mẹ mới cần cho thêm một chút muối, mắm vào bữa ăn cho bé. Lúc này, nên ưu tiên chọn loại muối đã được bổ sung iod.

Lời khuyên dành cho các bà mẹ khi nấu đồ ăn dặm cho bé



Có thể thêm gia vị nhưng không phải muối

Thay vì nêm muối vào thức ăn dặm, bạn có thể thêm những loại rau gia vị như hành tây, hành lá, tỏi tây… Những hương liệu tự nhiên này thực sự có lợi cho sức khỏe của bé vì chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một số cha mẹ sử dụng một chút xíu hạt tiêu đen hoặc tỏi để làm tăng hương vị cho món ăn của bé và đồng thời, nó cũng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.

Có thể hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về việc nêm gia vị cho bé.

Kiểm tra những nguồn thực phẩm nhiều muối

Không sử dụng nước thịt dành cho gia đình để nấu đồ ăn dặm cho bé vì chúng chứa lượng muối cao. Thay vào đó, cần nấu riêng đồ ăn cho con hoặc nấu chung nhưng cần tách riêng trước khi nêm gia vị.

Nếu dùng thịt, rau quả đóng hộp dành cho bé, cần kiểm tra nhãn để chắc chắn không có muối được thêm vào. Tốt nhất, hãy mua đồ hộp theo đúng độ tuổi của bé vì đồ ăn dành cho bé biết đi chứa lượng muối nhiều hơn một chút so với bé chưa đến tuổi chập chững.

Nên tìm mua loại phômai có hàm lượng natri thấp và kiểm tra bao bì cẩn thận vì bạn có thể ngạc nhiên vì lượng muối trong một loại phômai nào đó.

Tránh những loại nước sốt đã làm sẵn vì độ muối có trong những thực phẩm này là quá cao với bé.

Nguồn: có nên cho muối vào thức ăn dặm cho trẻ