Ăn dặm kiểu Nhật: Cách cho ăn và thực đơn cho bé 6 tháng tuổi

Thứ ba - 13/08/2013 23:18
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa Nhật Bản, các mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật cho bé lúc bé vừa tròn 5 tháng tuổi. Cho bé ngồi ghế ăn và đeo yếm để bé có thói quen là mỗi khi đeo yếm đặt bé vào ghế, bé hiểu là mình sắp được ăn.Thực đơn chi tiết ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 thángSố lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày cho bé 5 tháng, 2 bữa/ ngày cho bé 6 thángLượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặmĐộ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nướcĐạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara,...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa Nhật Bản, các mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật cho bé lúc bé vừa tròn 5 tháng tuổi. Cho bé ngồi ghế ăn và đeo yếm để bé có thói quen là mỗi khi đeo yếm đặt bé vào ghế, bé hiểu là mình sắp được ăn.

Thực đơn chi tiết ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng



Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày cho bé 5 tháng, 2 bữa/ ngày cho bé 6 tháng

Lượng sữa: tùy theo nhu cầu, ưu tiên hơn ăn dặm

Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo: 10 nước

Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)

Cháo : 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)

Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)

CÀ RỐT NGHIỀN

Nguyên liệu:

Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê;
Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nghiền cháo, đổ vào bát.
Xong nghiền cà rốt, cho lên trên.
Khi ăn có thể xúc 1 thìa cháo trắng ăn trước, sau đó xúc 1 thìa cà rốt nghiền. Hoặc trộn chung 2 thứ và cho ăn cùng lúc.

Chú ý:

Luộc cà rốt tươi để giữ được hương vị và vitamin tốt nhất.

ăn dặm cho bé 6 tháng 1

CHÁO BẮP/ CHÁO NGÔ NGỌT

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê,
Ngô/bắp nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Nấu cháo cùng với hạt ngô cho tới khi mềm, sau đó nghiền nhuyễn, bỏ bã.

Chú ý:

Có thể nình hạt ngô riêng, sau đó dùng máy xay cho nhanh. Nhớ lọc hết bã ngô. [5p]

SÚP BÁNH MỲ SỮA

Nguyên liệu:

Sữa: 1/2 cup (60ml);
Bánh mỳ gối: 1/4 lát

Cách làm:

Nếu là sữa bột thì cần pha theo đúng tỷ lệ để có được lượng trên.
Bánh mỳ bỏ phần riềm cứng, xé nhỏ và cho vào sữa.
Đun ở lửa nhỏ cho tới khi thấy súp sôi thì tắt bếp

Chú ý:

Chỉ đun cho tới khi hỗn hợp sôi, sau đó đậy vung kín để bánh mỳ mềm bằng hơi là được. [5p]

CHÁO ĐẬU CÔ VE

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê,
Đậu cô ve nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

(1) Đậu rửa sạch, trần qua cho bớt mùi nồng, sau đó luộc chín mềm, nghiền nhỏ.
(2) Cho đậu nghiền vào giữa bát cháo trắng. [10p]

CHÁO RAU CHÂN VỊT

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê;
Rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ.
Sau đó trộn với cháo trắng.

Chú ý:

Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. [2p]

SÚP KHOAI TÂY SỮA

Nguyên liệu:

1/8 củ khoai tây,
1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín.
Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ.
Cuối cùng là nghiền thành súp.

Chú ý:

Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình. [10p]

MỲ (Udon) NẤU NƯỚC RAU CỦ

Nguyên liệu:

20g mỳ,
1/2 cup nước súp rau củ (60ml),
Bột gạo (để tạo độ sánh) vừa đủ.

Cách làm:

(1), Cho mỳ vào nước súp rau củ, sau đó đun ở lửa nhỏ cho mỳ chín mềm trong 5p
(2) Cho bột gạo vào, đun thêm trong 5p nữa là ok.

Chú ý:

Có thể mua mỳ làm sẵn thay vì tự làm. [10p]

SÚP SỮA BÍ ĐỎ

Nguyên liệu:

20g bí đỏ,
1/2 cup sữa (60ml)

Cách làm:

(1), Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín tới trong 5p
(2) sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ.
Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.

Chú ý:

Bí đỏ màu sậm sẽ nhiều vitamin A hơn bí đỏ màu tươi. [10p]

THẠCH TÁO TƯƠI

Nguyên liệu:

1/4 quả táo,
1/4 thìa cà phê gelatine (bột làm đông) hoặc ½ thìa cà phê bột thạch,
1 thìa súp nước lạnh.

Cách làm:

(1) Táo gọt vỏ, bỏ lõi, cắt nhỏ rồi hấp chín mềm.
(2) Nghiền nhỏ táo, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào LVS trong 30s để làm nóng.
Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch là dùng đc.

Chú ý:

Có thể thay táo bằng lê nghiền cũng rất ngon. [5p]

NƯỚC ĐÀO VỚI CHANH

Nguyên liệu:

1/4 quả đào,
nước chanh vừa đủ.

Cách làm:

Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng mỏng rồi hấp chín (có thể bọc trong giấy wrap rồi cho vào LVS trong 2p).
Sau đó lấy ra nghiền nhuyễn, trộn với nc chanh là ok.

Chú ý:

Nước chanh cho vào để giúp món nước đào ko bị thâm, vì thế ko nên lạm dụng. Có thể bỏ nước chanh nếu ko cần thiết. [3p]

THẠCH CÀ CHUA

Nguyên liệu:

1 quả cà chua nhỏ,
1 thìa cà phê gelatin,
1/2 thìa súp nước lạnh

Cách làm:

(1) Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín và nghiền nhuyễn
(2) Gelatine trộn với nước, cho vào LVS trong 1p.
Trộn 1 và 2 với nhau, sau đó cho vào tủ lạnh trong 20p cho đông.

Chú ý:

Nếu cà chua ko chín để có vị ngọt tự nhiên, thì có thể cho thêm ¼ thìa đường. [30p]

SỮA CHUA DƯA LƯỚI

Nguyên liệu:

1/2 thìa dưa lưới (hoặc 1 miếng cỡ 10g),
2 thìa cà phê sữa chua trắng.

Cách làm:

Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua.

Chú ý:

Có thể dùng sữa bột của bé/ sữa mẹ để làm sữa chua. [3p]

TÀO PHỚ VỊ CAM

Nguyên liệu:

1 thìa cà phê nước cam,
2 thìa cà phê đậu phụ tươi.

Cách làm:

Đậu phụ nghiền nhỏ mịn, sau đó cho nước cam vào.
Để lạnh cho đậu phụ đông lại là ăn được.

Chú ý:

Nên làm đậu phụ nóng lên 1 chút thì sẽ dễ nghiền nhỏ mịn hơn. [3p]

TÁO NGHIỀN

Nguyên liệu:

1/4 quả táo

Cách làm:

Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong LVS trong 1,5p cho mềm.
Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.

Chú ý:

Nếu táo chua, có thể cho thêm ¼ thìa đường, và rim táo trước khi nghiền. [3p]

SỮA ĐẬU NÀNH TRỘN CHUỐI

Nguyên liệu:

1/8 quả chuối,
1 thìa súp sữa đậu nành

Cách làm:

Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộnchung với sữa đậu nành.

Chú ý:

Nên dùng chuối chín nục để tránh vị chát. [2p]

SÚP SŨA CHUA DÂU TÂY

Nguyên liệu:

2 quả dâu tây,
2 thìa sữa chua trắng.

Cách làm:

Dâu tây xay nhuyễn, trộn với sữa chua là xong.

Chú ý:

Dâu tây là loại quả giàu vitamin C nhất, do đó dùng để giải nhiệt trong mùa nóng là rất hợp lý.

ăn dặm cho bé 6 tháng 2

Một vài lưu ý khi cho bé 5-6 tháng bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật



Cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 ( 1 gạo, 10 nước). Cháo nấu chín kỹ, sau đó rây qua lưới thật nhuyễn cho bé ăn. Nhớ là rây chứ không cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.

Với thịt cá, nên chọn loại thịt nạc, cá trắng ( ưu tiên cá trước thịt vì cá mềm hơn, dễ rây mịn). Luộc thịt cá lên, giữ nước dùng lại. Rây cá qua lưới, sau đó hoà loãng bằng nước luộc. Thêm một ít bột năng đã hoà tan vào một chúc nước, rồi hoà vào chén cá. Đun hỗn hợp lên làm sánh lại. Với thịt, bạn có thể giã thịt nhuyễn bằng cối rồi rây, sau đó thực hiện tương tự như cá.

Tất nhiên, cách làm này sẽ khiến bạn thấy thịt cá lợn cợn chứ không “mịn đông” như kiểu truyền thống cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Nhưng bạn nên kiên nhẫn thực hiện chứ đừng dùng máy xay. Vì đây chính là bước quan trọng để bé quen với độ thô của thức ăn. Những tuần đầu tiên, nếu lo lắng, bạn có thể cho tỷ lệ nước dùng nhiều, cá thịt ít để giúp bé dễ nuốt. Nhưng sau đó, nên làm đặc dần.

Bạn lưu ý, bé ở độ tuổi 5 – 6 tháng tuổi chưa nên ăn cho ăn trứng vì bé rất dễ bị dị ứng. Trong trường hợp muốn cho bé thử, bạn phải hết sức thận trọng, luộc trứng chín thật kỹ, tách lấy lòng đỏ ( chỉ một chút xíu), pha loãng, nghiền mịn với nước rau cho bé ăn thăm dò. Bé không bị dị ứng mới tăng lên thêm chút ít và không được qua một muỗng cà phê trứng / bữa.

Bé ở giai đoạn này đã ăn được đậu hũ mịn. Bạn có thể mua loại đậu hũ non mịn của Nhật, sau đó luộc kỹ rồi rây qua lưới. Có thể tăng dần độ thô của đậu hũ lên. Bé ở giai đoạn 5 -6 tháng cũng đã có thể ăn bánh ăn dặm loại tan trong miệng. Nên cho bé tự bốc, tự cầm trên tay để ăn. Tuy nhiên, cần cẩn thận không để bé cho vào miệng quá nhiều sẽ dễ gây nghẹn cho bé.

Những món nên cho bé làm quen giai đoạn này:

Khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt bí đỏ, chuối, táo… Những món này đều cần nghiền nhuyễn qua rây. Không trộn lẫn để bé có thể quen với từng vị riêng biệt. Có thể tăng dần độ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần lại để cho bé phản xạ nhai tốt.