Dị tật bẩm sinh ở thai nhi - Nguyên nhân và cách phòng tránh trước và trong khi mang thai

Thứ hai - 18/11/2013 16:57
Thai nhi có khỏe mạnh hay không phần lớn phụ thuộc vào thể chất của người mẹ trước và trong thai kỳ. Đặc biệt dị tật bẩm sinh ở thai nhi là những trường hợp không may và thường để lại hậu quả nặng nề cho con yêu của bạn. Vì vậy để con yêu khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần biết cách phòng tránh thai nhi bị dị tật ngay trước và trong thời kỳ mang thai.Nguyên nhân dẫn đến các dị tật bẩm sinh:- Mẹ lớn tuổi trên 35 khi sinh con hoặc Bố trên 50 tuổi khi sinh con- Tiền sử cá nhân hay gia đình có khuyết tật...

Thai nhi có khỏe mạnh hay không phần lớn phụ thuộc vào thể chất của người mẹ trước và trong thai kỳ. Đặc biệt dị tật bẩm sinh ở thai nhi là những trường hợp không may và thường để lại hậu quả nặng nề cho con yêu của bạn. Vì vậy để con yêu khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần biết cách phòng tránh thai nhi bị dị tật ngay trước và trong thời kỳ mang thai.


Nguyên nhân dẫn đến các dị tật bẩm sinh:


- Mẹ lớn tuổi trên 35 khi sinh con hoặc Bố trên 50 tuổi khi sinh con


- Tiền sử cá nhân hay gia đình có khuyết tật bẩm sinh(di truyền)


- Sử dụng một số loại thuốc vào thời điểm mang thai


- Đái tháo đường khi mang thai


- Và một số nguyên nhân khác: bệnh của mẹ khi mang thai hay tiền sử tiếp xúc với một số hóa chất độc hại, mẹ thiếu axit folic trước và trong thai kỳ, mẹ bầu bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước nóng, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai...


cách phòng tránh thai nhi bị dị tật trước và trong khi mang thai


- Uống bổ sung acid folic sớm


Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần uống bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Thiếu hụt folate là nguyên nhân gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh (phổ biến nhất trong số này là dị tật nứt đốt sống) ở thai nhi. Những dị tật này xuất hiện rất sớm trong thai kỳ, thậm chí trước khi người mẹ có thể nhận biết mình mang thai để bổ sung folate kịp thời. Ngay cả lần khám thai đầu tiên (thường vào khoảng tuần thứ 10) cũng đã là quá trễ để cứu vãn tình hình.


- Khám bệnh, tư vấn sức khỏe trước khi muốn mang thai


Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ có bệnh mãn tính trước đó.


- Bảo vệ sức khỏe mẹ thật tốt trong thời kỳ mang thai


Bạn hãy có ý thức tự chăm sóc bản thân, có lối sống lành mạnh và vận động tập luyện thể dục thường xuyên để luôn khỏe mạnh, sức khỏe của bạn chính là yếu tố quyết định sức khỏe của con yêu.


- Không uống rượu trước và khi mang thai


Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.


- Tránh xa thuốc lá dù là chủ động hay thụ động


Theo tổ chức March and Dimes, nếu mọi phụ nữ mang thai đều được cách ly với thuốc lá (dù là hút thuốc chủ động hay thụ động), tỷ lệ sảy thai sẽ giảm đi 5%, tỷ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, tỷ lệ sinh non giảm 8%, tỷ lệ thai chết lưu giảm 11% và tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 5%


- Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường


Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.


- Ăn uống lành mạnh


Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.


- Kiểm soát virus HPV


Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV sinh dục ở một thời điểm nào đó trong đời.


- không tuỳ tiện dùng thuốc đặc biệt khi mang thai


Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp). Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi.


- Giám định di truyền


Khó có thể xác định nguyên nhân của hầu hết các dị tật bẩm sinh, nhưng nếu gia đình của vợ chồng bạn từng có lịch sử dị tật, xét nghiệm chẩn đoán di truyền giúp phân tích nguy cơ dị tật có thể là một xét nghiệm hữu ích cho bạn. Kết quả giám định di truyền có thể giúp các bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật cho vợ chồng bạn để đưa ra quyết định mang thai và sinh con.


- Nghỉ ngơi và Thư giãn


Nghiên cứu cho thấy người mẹ bị căng thẳng nghiêm trọng trong khi mang thai dễ sinh con bị dị tật hơn. Stress cũng liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và vô sinh. Có rất nhiều cách bạn giảm stress, chẳng hạn như tập thể dục và yoga thường xuyên.