Cách dạy trẻ 3 tuổi học đếm hiệu quả

Thứ ba - 29/10/2013 14:16
Cha mẹ có thể dạy trẻ cách vẽ chiếc ấm đơn giản qua bài thơ “Đầu tiên vẽ trái cam/ Có thể không tròn lắm/ Thế là xong cái thân/ Rồi vẽ thêm cái vung/ Nối cái vòi cho khéo/ Vung có núm dễ cầm/ Quai ấm vờn thật dẻo”…1. Dạy bé học đếm ngay từ khi còn nhỏ.Đếm chính là nền tảng của toán học, và học đếm chính là kĩ năng đầu tiên giành cho tất cả các bé. Bạn có thể dạy con mình học đếm ngay từ lúc bé 2 tuổi thông qua các trò chơi, hình khối hoặc bất cứ đối tượng nào. Hãy đếm chậm rãi, tập trung vào sự...

Cha mẹ có thể dạy trẻ cách vẽ chiếc ấm đơn giản qua bài thơ “Đầu tiên vẽ trái cam/ Có thể không tròn lắm/ Thế là xong cái thân/ Rồi vẽ thêm cái vung/ Nối cái vòi cho khéo/ Vung có núm dễ cầm/ Quai ấm vờn thật dẻo”…
1. Dạy bé học đếm ngay từ khi còn nhỏ.
Đếm chính là nền tảng của toán học, và học đếm chính là kĩ năng đầu tiên giành cho tất cả các bé. Bạn có thể dạy con mình học đếm ngay từ lúc bé 2 tuổi thông qua các trò chơi, hình khối hoặc bất cứ đối tượng nào. Hãy đếm chậm rãi, tập trung vào sự lặp đi lặp lại để gây sự chú ý. Những bài hát về con số có giai điệu lặp đi lặp lại cũng là một gợi ý hữu ích. Ngoài ra theo Glenn Doman, bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc thường xuyên với sách báo trẻ em, các đĩa DVD, chương trình truyền hình về toán học để bé làm quen với những con số.


2. Sử dụng Toán học để giải quyết các vấn đề.
Bảng cửu chương và các khái niệm toán cơ bản vẫn được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay, toán học được giảng dạy chủ yếu tập trung vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, sử dụng để giải quyết vấn đề. Bằng cách này, trẻ em sẽ linh động hơn, nhận thức sát hơn những vấn đề cụ thể. Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Nếu mẹ có 5 cái bánh, chia cho 3 bạn, mỗi bạn 1 cái thì mẹ còn lại được bao nhiêu cái bánh?” Đưa ra những tình huống và đặt câu hỏi phù hợp với mỗi lứa tuổi, bạn sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của con em mình.


3. Sử dụng tiền bạc .
Hầu hết các bé đều thích thú với tiền bạc, bởi thế tiền bạc là công cụ giảng dạy tốt khi dạy bé các kĩ năng toán học. Dùng tiền để dạy bé những điều cơ bản về phép cộng trừ. Chơi trò chơi đồ hàng ờ nhà với bé, sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng. Ví dụ bạn có thể hỏi bé “Đồ vật này 5$, đồ này 3$, tôi muốn mua cả hai, tôi phải trả bạn bao nhiêu tiền?” Sau đó, áp dụng những việc này vào thực tế khi bạn dẫn bé đi siêu thị hay mua sắm. Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng với nhau. Bỏ ra một vài thứ để bé học phép trừ. Tích cực khen ngợi khi bé trả lời đúng, còn nếu bé không trả lời đúng thì bạn đừng vội chê bai hay trả lời ngay cho bé biết, hãy phân tích, gợi ý để giúp bé tìm ra câu trả lời.



Dạy trẻ đếm xuôi và ngược




Dạy trẻ học đếm qua bài thơ


Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, học vẽ đúng cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng như quan sát đối tượng một cách trình tự, kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng. Bé có thể phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy, tính tích cực và năng lực sáng tạo…




Bên cạnh phương pháp dạy hội họa phổ thông, người lớn có thể dạy trẻ cách vẽ tranh đơn giản bằng thơ, câu đố vừa tạo được hứng thú, vừa giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng.


Ví dụ bài thơ dạy vẽ chiếc ấm như sau:


Vẽ cái ấm không khó:
Đầu tiên vẽ trái cam
Có thể không tròn lắm
Thế là xong cái thân


Rồi vẽ thêm cái vung
Nối cái vòi cho khéo
Vung có núm dễ cầm
Quai ấm vờn thật dẻo


Thân ấm vẽ hoa lá
Hoặc thêm cá thêm chim
Khéo tay thì đánh bóng
Tô màu gì tùy em…


Anh chỉ nhắc đừng quên
Cái lỗ con trên nắp
Để khi bố pha trà
Rót nước ra khỏi tắc.


Đây là bài thơ “Dắt mùa thu vào phố” của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn. Sau khi trẻ hoàn tất tác phẩm, hoặc đọc thuộc bài thơ, cha mẹ có thể thưởng cho bé một hộp bút chì màu hay món đồ chơi bé thích.
Một bài thơ khác về “con số 0″ giúp các em phát huy trí tưởng tượng như số 0 thêm đuôi thành 9, số 0 chồng lên nhau thành số 8; hoặc chống gậy thăm bạn thành số 10… Qua đó bé vừa học thơ, vừa vẽ tranh và làm quen với con số.


Trong dãy số tự nhiên
Số 0 vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì…
Thêm đuôi bỗng phát “phì”
Số không thành số chín
Treo ngược lên mà đếm
Số chín rơi mất ba,
Chơi “chồng nụ chồng hoa”
Hai số không thành tám
Chống gậy đi thăm bạn
Số không hóa số mười.