Bà bầu nên tắm như thế nào để tốt cho sức khỏe và thai nhi

Thứ năm - 05/09/2013 23:14
Bà bầu cần phải tắm rửa đúng cách để an toàn cho thai nhi và tốt cho sức khỏe. Không phải phụ nữ nào cũng biết tắm rửa đúng phương pháp khi mang thai. Nhiệt độ nước quá nóng hay quá lạnh sẽ gây hại cho thai nhi. Sau đây là hướng dẫn và lưu ý cần thiết đối với bà bầu khi tắm rửa, gội đầu.Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước tắm, thời điểm tắm và không được tắm khi ăn no… Các mẹ bầu thường nhắc nhau không được tắm nước nóng nhất là phòng tắm xông hơi vì nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe...

Bà bầu cần phải tắm rửa đúng cách để an toàn cho thai nhi và tốt cho sức khỏe. Không phải phụ nữ nào cũng biết tắm rửa đúng phương pháp khi mang thai. Nhiệt độ nước quá nóng hay quá lạnh sẽ gây hại cho thai nhi. Sau đây là hướng dẫn và lưu ý cần thiết đối với bà bầu khi tắm rửa, gội đầu.


Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước tắm, thời điểm tắm và không được tắm khi ăn no… Các mẹ bầu thường nhắc nhau không được tắm nước nóng nhất là phòng tắm xông hơi vì nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe bà bầu đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thực tế liệu có phải bà bầu phải kiêng hoàn toàn nước nóng? Chị em cần biết rằng nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không bị chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối thì ngâm mình trong bồn nước ấm là việc làm rất có lợi. Ngâm mình trong bồn nước ấm là cách tuyệt vời để thư giãn cơ thể, giúp chị em giảm mệt mỏi và rất có lợi cho chị em bị mất ngủ.


Không chỉ riêng việc tắm nước ấm hay không, xung quanh chuyện tắm rửa của mẹ bầu còn có rất nhiều điều chị em cần lưu ý:


Bà bầu nên chọn thời điểm để tắm thích hợp


Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày đặc biệt là khi vừa ngủ dậy hoặc đêm muộn. Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể sẵn sàng nhất cho việc tắm rửa như buổi chiếu tối sau khi đi làm về.


bà bầu nên tắm như thế nào 1


Khi mang bầu nên tăm bao lâu?


Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi.


Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.


Mẹ bầu nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.


Bà bầu gội đầu như thế nào?


Những bà mẹ mang thai được bác sỹ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống.


Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm.


Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.


Bà bầu nên tắm bằng vòi hoa sen


Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non.
Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.


Không tắm khi tụt huyết áp


Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.


Không tắm sau khi ăn no


Mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không tắm sau khi ăn no (lúc da bụng căng). Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, chị em cũng đừng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi để hạ nhiệt đã nhé.


Chú ý đến nhiệt độ nước tắm, không được tắm quá nóng hoặc quá lạnh


Chị em cần nhớ một quy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng.


Với nước nóng: Nếu nước quá nóng, nhiệt độ của cơ thế mẹ cũng sẽ tăng cao, kéo theo đó là nhiệt độ của nước ối cũng tăng khiến cho quá trính cung cấp oxy đến thai nhi bị hạn chế. Ngoài ra, việc thường xuyên tắm nước quá nóng cũng vừa khiến mẹ bị tăng huyết áp vừa không tốt cho sự phát triển của thai nhi như: dị dạng, vẹo cột sống, hệ thần kinh bị tổn thương, vẹo cột sống….


Với nước lạnh: cảm lạnh, huyết áp, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim… là nhưng nguy cơ có thể xảy ra nếu mẹ bầu tắm nước quá lạnh. Đặc biệt, các mẹ có sức đề kháng yếu khi gặp lạnh đột ngột còn có nguy cơ các mạch máu bị co lại, cản trở sự lưu thông máu gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.


Gợi ý: Các mẹ nên tắm với nước ấm, thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.


Uống nước trong khi tắm


Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước.


Tắm cùng chồng


Thông thường các cặp đôi gặp rất nhiều trở ngại trong chuyện chăn gối vợ chồng khi mang thai đặc biệt những tháng cuối. Vì vậy tắm cùng nhau không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với nhau. Khi tắm cùng chồng, chị em có thể nhờ anh xã massage lưng, chân, tay – giúp giảm bớt mệt mỏi.


Cách tắm an toàn dành cho bà bầu


Vệ sinh vùng ngực: Lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những cơn đau, có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.


Vệ sinh vùng rốn: Đây là phần mẹ bầu cần chăm sóc kỹ nhất khi tắm bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Cũng như vùng ngực, các mẹ tuyệt đối không chà mạnh mà có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa.


Vệ sinh vùng nách: Dùng nước ấm và xà phòng làm sạch một cách nhẹ nhàng.


Vệ sinh vùng kín: Dùng nước sạch để rửa, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh, hoặc sữa tắm.


Lưu ý khác đối với bà bầu khi tắm rửa


Nếu huyết áp xuống thấp các mẹ hãy ngừng ngay việc tắm rửa


Hạn chế tuyệt đối việc tắm sau khi ăn no


Cẩn thận khi đi tắm biến bởi nó có thể khiến mẹ bị cảm, hoặc nếu chẳng may các mẹ uống phải nước biển sẽ làm tăng nồng độ muối trong máu, dẫn tới việc hồng cầu bị vỡ hoặc co lại khiến lưu lượng máu giảm, không cung cấp đủ máu và oxi cho thai nhi


bà bầu nên tắm như thế nào 2



Mẹ bầu tắm nước nóng không có hại như vẫn tưởng


Thời tiết trở lạnh, nhiều chị em lo lắng không biết phải giải quyết vấn đề tắm nước nóng như thế nào khi nghe nói thông tin bà bầu không nên tắm nước nóng.


Lo lắng với thông tin "Tắm nước nóng có hại cho bà bầu"


Nhiều chị em còn phá lên cười hóm hỉnh bảo nhau: “Tắm nước nóng không được mà nước lạnh cũng không xong, kiểu này chắc thôi khỏi tắm nữa vậy hoặc đợi hết đông tắm một thể”.


Chị Thu Huyền (Long Biên, Hà Nội) lo lắng chia sẻ: “Dù trời lạnh hay trời nóng, trước đây mình vẫn tắm nước nóng. Có lẽ đó là thói quen mất rồi bởi tắm nước nhiệt độ cao mình thấy sảng khoái vô cùng, đặc biệt là mùa lạnh. Nhưng giờ đang mang bầu, mình nghe thông tin là bà bầu nói không với nước nóng vì điều này sẽ khiến bé bị dị tật. Nghe tới đó mà mình nổi hết cả da gà. Không biết tin đó có đúng hay chỉ là thất thiệt? Nếu không được tắm nước nóng thì nên làm thế nào nhỉ?”.


Có bầu được 2 tháng, chị Thùy Chi (Trần Hưng Đạo, TP HCM) luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, phần vì có bầu, phần vì công việc ngồn ngộn. Một hôm, sau khi đi làm về, bạn rủ đi xông hơi cho thoải mái, Chi đồng ý đi cho "thay đổi không khí". Xong xuôi đâu đấy, chị thấy rất thoải mái, các lỗ chân lông được mở rộng, cơ thể thấy nhẹ nhàng hơn, dường như cơn mệt mỏi trước đó đã bị đánh tan.


Tung tăng đi về nhà vui hơn hớn, mẹ chồng chị thấy con gái tươi hơn mọi ngày mới hỏi thăm, bà hét ầm nhà khi biết con dâu vừa đi xông hơi. Bà bảo: “Con không hiểu gì rồi, tắm nước nóng người ta còn kiêng chứ nói gì đến xông hơi hả con. Giờ con thấy trong người thế nào? Có buồn nôn hay chóng mặt không?”...


Thấy mẹ chồng lo lắng ra mặt rồi giục chị lên nhà nghỉ, chị chỉ nghĩ có lẽ do mẹ lo lắng thái quá. Tối đó, anh xã nhà chị phải trực, rảnh rỗi Chi lên mạng tìm hiểu, chị hoảng hốt lo lắng khôn nguôi khi biết mẹ chồng không nói sai chút nào, đúng là xông hơi có hại cho em bé.


Mang thai, tắm nước ấm là an toàn hơn cả


Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trưởng khoa Sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà) chia sẻ tắm nước nóng kể cả tắm bồn cũng không hề ảnh hưởng tới bà bầu. Trái lại, chuyện tắm nóng còn giúp chị em thấy thư giãn thoải mái hơn rất nhiều.


Đúng là hiện giờ có nhiều thông tin cho rằng tắm bồn nước nóng hay thậm chí tắm nước nóng bằng vòi sen không hề tốt cho em bé và quá trình mang bầu bởi nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh về sau của thai nhi và làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.


Tuy nhiên, chúng ta cần xác định “nước nóng” là cụ thể bao nhiêu độ. Bởi cơ thể con người cũng chỉ chịu được một khung nhiệt độ nhất định.


Việc bà bầu tắm nước nóng không ảnh hưởng tới em bé bởi vì để “tới” được em bé, sức lan tỏa của nước nóng phải đi qua rất nhiều hàng rào bảo vệ: tử cung, nước ối… Để xảy ra điều đó là rất khó.


Bên cạnh đó, bác sĩ Dung cũng khuyến cáo chị em không nên lạm dụng tắm nước nóng bằng vòi sen và tắm trong bồn vì nó có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp, bị cảm.


Vậy tắm khi mang bầu như thế nào là an toàn nhất?


Bác sĩ cho rằng, cách bảo vệ cả mẹ và bé trong những ngày đông lạnh giá là chị em nên sử dụng nước ấm vừa đủ từ 35-37 độ để tắm.


Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn và chăm sóc cho các bà bầu rất tốt. Lưu ý thời gian tắm chỉ nên dưới 20 phút mỗi lần tránh cảm cúm.