Ra nhiều huyết trắng khi mang thai

Thứ hai - 25/11/2013 12:07
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường đối với các mẹ và không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu đó là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm thì các mẹ cần lưu ý khắc phục sớm tránh ảnh hưởng tới sưc khỏe của mẹ và thai nhi.Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi...

Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường đối với các mẹ và không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu đó là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm thì các mẹ cần lưu ý khắc phục sớm tránh ảnh hưởng tới sưc khỏe của mẹ và thai nhi.


Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.
Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi nhiều mầm bệnh tấn công vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này dẫn đến viêm nhiễm.


Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm khi nào?


Hiện tượng huyết trắng có 2 tình trạng:


- Huyết trắng sinh lý: có tính chất thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường có vào ngày rụng trứng hoặc kích thích tình dụng. Đặc điểm của huyết trắng sinh lý là không mùi, màu trắng trong và không có những triệu chứng khó chịu. Với loại huyết trắng này không cần phải điều trị, chỉ cần vệ sinh tắm rửa bằng nước sạch, thay đồ lót hàng ngày, giữ “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng.


- Huyết trắng trở thành bệnh lý khi xuất hiện nhiều, đổi màu (vàng hoặc xanh, trắng đục, đóng thành váng…), có mùi hôi, kèm theo những triệu chứng khó chịu như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, tiểu gắt, giao hợp đau…


Nguyên nhân gây ra bệnh lý huyết trắng thường là do nhiễm nấm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giag mai,…) hoặc cũng có thể do việc giữ gìn vệ sinh không đúng cách, thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo làm thay đổi môi trường âm đạo dễ dẫn đến viêm nhiễm…Tuy bệnh không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Bệnh huyết trắng còn là bệnh lý gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với người phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi.


Ra nhiều huyết trăng khi mang thai có sao không?


- Đối với phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố, giảm sức đề kháng, thân nhiệt tăng nên rất dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh huyết trắng. Nếu chữa khỏi, bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm để kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.


Bà bầu ra nhiều huyết trắng nên lưu ý gì


Các mẹ nên phòng ngừa viêm nhiễm huyết trắng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé.


- Thường xuyên vệ sinh “ vùng kín” đúng cách ( mỗi ngày hai lần, rủa nhẹ nhàng từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào bên trong…).


- Mặc đồ lót rộng khi đi ngủ: Vi khuẩn gây nên bệnh viêm nhiễm âm đạo (trong đó có huyết trắng) sinh sản rất nhanh trong điều kiện chật chội và ẩm ướt. Vì vậy, việc bạn mặc đồ lót có size lớn hơn bình thường khi đi ngủ sẽ khiến âm đạo được thông thoáng. Kể cả ban ngày, bạn cũng nên chọn những loại quần chip thoải mái, vừa không bó sát vào bụng bầu, vừa ngăn ngừa được viêm nhiễm âm đạo. Tránh những loại quần áo ôm chặt cơ thể, tốt nhất, bạn nên sử dụng váy bầu.


+ Khử trùng đồ lót: Đồ lót nên được giặt sạch, phơi nắng cho thật khô (có thể là cho khô hơn) trước khi sử dụng.


- Cẩn thận khi dùng sữa tắm (các dung dịch vệ sinh phụ nữ): Sữa tắm hoặc các sản phẩm vệ sinh phụ nữ an toàn thì không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng huyết trắng, âm đạo sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy, bạn nên cẩn thận với những sản phẩm này để chúng không kích ứng âm đạo.


- Sử dụng giấy, băng vệ sinh: Trường hợp âm đạo tiết dịch nhiều, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh mỏng (loại hàng ngày). Không nên dùng băng vệ sinh có mùi thơm vì loại này thường được ngâm (tẩm) hương liệu, không tốt cho âm đạo. Khi dùng giấy vệ sinh, nên lau từ trước ra sau. Việc lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.


- Mặc đồ thoáng mát, tránh mặc quần áo quá chật sẽ gây ra tình trạng nóng, ẩm nơi “vùng kín” và đó là môi trường rất dễ để nấm phát triển. Quần áo, đồ lót nên giặt sạch, phơi ngoài nắng.


- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi giao hợp đặc biệt khi mang bầu.


- Hạn chế ăn đường: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, việc thai phụ ăn nhiều đường (đồ ngọt) có khả năng mắc chứng huyết trắng cao hơn. Điều này cũng giải thích lý do vì sao nhóm thai phụ mắc tiểu đường thường phải đối mặt với chứng bệnh này.


- Ngoài ra, việc uống nhiều nước (nước ép quả việt quất) cũng có tác dụng giảm thiểu sự lên men của vi khuẩn gây hại cho vùng âm đạo.


Khi mắc phải bệnh huyết trắng bệnh lý nặng, các mẹ cần nên đi khám bác sĩ để được xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là do nấm hay vi khuẩn, trùng roi, lậu cầu…để có hướng điều trị hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chuẩn đoán chính xác và tuỳ thuộc vào nguyên nhân sẽ có hướng điều trị đặc hiệu, kịp thời và cần nên lưu ý sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.