Sinh con khi đã lớn tuổi có nguy hiểm gì, những điều phụ nữ lớn tuổi mang thai cần biết

Thứ ba - 19/11/2013 03:11
Trong đa số trường hợp bố mẹ thường chủ động độ tuổi sinh con đảm bảo về mặt thể chất và tinh thần tốt nhất cho con yêu của mình. Tuy nhiên ngày nay sinh con khi đã lớn tuổi ngày càng tăng lên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi, thêm vào đó phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.Thạc sĩ Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Phú Yên, cho biết, phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi( trên 35 tuổi), con sinh ra rất dễ gặp “vấn đề”, trong đó hay gặp nhất là...

Trong đa số trường hợp bố mẹ thường chủ động độ tuổi sinh con đảm bảo về mặt thể chất và tinh thần tốt nhất cho con yêu của mình. Tuy nhiên ngày nay sinh con khi đã lớn tuổi ngày càng tăng lên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi, thêm vào đó phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.


Thạc sĩ Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Phú Yên, cho biết, phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi( trên 35 tuổi), con sinh ra rất dễ gặp “vấn đề”, trong đó hay gặp nhất là hội chứng Down. Nguyên nhân là do tuổi tác làm cho các nhiễm sắc thể ở trứng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng Down. Ngoài ra còn có thể gặp một số bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa. Trẻ bị Down thường có các biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng như: Mũi nhỏ, sống mũi thấp. Đôi tai nhỏ, dị thường, kém mềm mại. Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón thứ hai rộng, lưỡi thường quá to so với miệng vv...


Ngoài những đặc điểm trên, một nửa số trẻ bị Down có những khuyết tật tim bẩm sinh. Trẻ cũng dễ mắc bệnh hô hấp, tắc nghẽn đường tiêu hóa sớm và ung thư máu ở tuổi ấu thơ. Trẻ bị hội chứng Down thường dễ bị thừa cân, dù đã theo một chế độ ăn có kiểm soát, có thể tập luyện thường xuyên để giảm cân. Trẻ trong tình trạng chậm phát triển tâm thần từ thể nhẹ đến thể vừa. Trẻ cũng dễ còi cọc, kém phát triển hơn trẻ bình thường. Trẻ bị Down dễ nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn.


Theo các nhà chuyên môn, ngoài việc để lại dị tật ở trẻ, những phụ nữ sinh con khi lớn tuổi còn mắc nhiều nguy cơ: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó, tiểu đường thai kì, huyết áp cao, nhau tiền đạo (trũng nhau thai), nhau bong no... gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỉ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỉ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm. Người mẹ bị tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu hay co giật khi chuyển dạ. Bệnh cũng khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai bị chết lưu.


Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Phú Yên, để hạn chế việc sinh ra những trẻ bị bệnh Down, các cặp vợ chồng cần cân nhắc khi mang thai sau tuổi 35. Nếu mang thai khi lớn tuổi, nên đi chẩn đoán trước sinh để xem trẻ sắp chào đời có bị bệnh Down không. Đặc biệt, phụ nữ lớn tuổi mang thai (ở tuổi ngoài 35) cần hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường, tránh sử dụng các chất độc hại trong sinh hoạt. Với những cặp vợ chồng đã có con bị bệnh Down, nếu vẫn có nguyện vọng sinh con thì khi mang thai lần sau, người mẹ cần được chẩn đoán trước sinh về bệnh Down. Các phương pháp chọc ối, chỉ điểm huyết thanh hoàn toàn không gây hại cho người mẹ và thai nhi. Khi phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ và gia đình có nên giữ thai hay không.


Bà Mai cho biết thêm, người phụ nữ sinh trước tuổi 20 hay sau 35 tuổi, đều không thuận lợi về tâm, sinh lý cho cả sản phụ và thai nhi. Với những phụ nữ sinh nở lần thứ nhất khi đã trên 30 tuổi cần lưu ý thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện dị tật và những biến chứng có thể gặp phải. Việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước và trong thời gian mang thai, sẽ giúp giảm được phần nào những nguy cơ nêu trên.


Nguy cơ này càng tăng khi tuổi mang thai càng cao. Do đó, các chuyên gia luôn khuyên cáo chị em phụ nữ nên mang thai và sinh con ở độ tuổi từ 20 -30.


Sinh con khi Bố lớn tuổi cũng nguy hiểm không kém


Theo một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Não Queensland, Australia, trẻ em do người bố cao tuổi sinh ra dễ có đột biến di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ và trẻ em sinh ra từ các ông bố trên 40 tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 6 lần trẻ em sinh ra bởi các ông bố dưới 30 tuổi. Trẻ còn có thể bị suy yếu não nghiêm trọng và thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác.
Đồng thời, những ông bố cao tuổi không được chuẩn bị tốt về cả mặt tâm lý và sức khỏe cho việc sinh và nuôi con. Do tuổi tác, họ khó tính và có khuynh hướng ít tha thứ cho sự hiếu động, nghịch ngợm của trẻ. Các ông bố nhiều tuổi cũng ít thể hiện cảm xúc nồng ấm với đứa trẻ khiến con của họ dễ bị tự kỷ, có xu hướng sợ bố và có dấu hiệu lệch lạc giới tính vì chỉ gần gũi mẹ.


Còn các nhà khoa học tại Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Bristol (Anh) đã phân tích hồ sơ y khoa của 700.000 người được sinh ra trong thời gian từ năm 1973 đến 1980. Họ nhận thấy, những trẻ có bố lớn tuổi có nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao hơn hẳn những trẻ khác khi lớn lên. Khoảng 15,5% ca bệnh tâm thần phân liệt trong số đối tượng được nghiên cứu có bố trên 30 tuổi tại thời điểm ra đời. Theo phân tích này, đàn ông ở tuổi 50 trở lên có tỉ lệ sinh con bị tâm thần phân liệt cao gấp 3 lần đàn ông 25 tuổi. Họ cũng ước tính rằng khoảng 1/4 trường hợp bị tâm thần phân liệt là do được sinh ra bởi các ông bố cao tuổi.


Ngoài ra, đàn ông ở độ tuổi 50, 60 trở lên có khả năng sinh ra đứa trẻ mắc hội chứng Apert (hội chứng sọ mặt) cao hơn 10 lần so với đàn ông từ 30 tuổi trở xuống. Một nghiên cứu khác của Học viện Karolinska, Thụy Điển cũng cho thấy con cái của đàn ông từ 55 tuổi trở lên có khả năng bị rối loạn lưỡng cực cao hơn 1,37 lần các ông bố trẻ
Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ bị suy yếu não nghiêm trọng và thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác.
Một số thống kê cho thấy, khoảng 1/4 trường hợp bị tâm thần phân liệt là do được sinh ra bởi các ông bố cao tuổi. Đàn ông ở độ tuổi 50, 60 trở lên có khả năng sinh ra đứa trẻ mắc hội chứng Apert (hội chứng sọ mặt) cao hơn 10 lần so với đàn ông từ 30 tuổi trở xuống. Một nghiên cứu khác của Học viện Karolinska, Thụy Điển cũng cho thấy con cái của đàn ông từ 55 tuổi trở lên có khả năng bị rối loạn lưỡng cực cao hơn 1,37 lần các ông bố trẻ.


Những điều bố mẹ cần lưu ý nếu sinh con khi đã lớn tuổi


Với những trường hợp thực sự muốn có thêm con, các ông chồng và các bà vợ lớn tuổi cần khám tổng quát để có thể phát hiện kịp thời bệnh lý nếu có, nên lưu ý đặc biệt đến những vấn đề sau:
- Làm xét nghiệm máu để kiểm men gan, đường huyết, mỡ máu và phát hiện một vài bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV, viêm gan siêu vi B, gene, nhiễm sắc thể.
- Kiểm tra huyết áp và cholesterol để đánh giá tình trạng sức khoẻ nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng
- Làm tinh dịch đồ để kiểm tra số lượng tinh trùng và tình trạng của tinh trùng
- Kiểm tra nội tiết tố để biết chất lượng trứng.
- Chụp tử cung vòi trứng để xem có dấu hiệu bất thường ở vòi trứng không, tránh trường hợp mang thai ngoài tử cung, chửa trứng…
- Kiểm tra tính di truyền và xin ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm…) hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… nếu nghiêm trọng sẽ được thông báo về nguy cơ tiềm ẩn.
- Đặc biệt, vợ chồng bạn cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng (như thuốc trị cao huyết áp, thấp khớp, kháng sinh, động kinh…)


- Các bác sĩ còn nhấn mạnh rằng, nếu phụ nữ sinh con khi lớn tuổi, quan trọng nhất là phải bảo vệ được khả năng sinh sản. Người mẹ cần tiến hành tầm soát dị tật, hội chứng Down trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tốt nhất nên sinh ở độ tuổi sinh lý tưởng là 25. Và khoảng cách tốt nhất để sinh con thứ 2 là 5 năm, vì khi đó người mẹ mới đủ thời gian để phục hồi hoàn toàn cơ thể.


- Đối với nam không được hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia, cà phê, giữ cơ thể ở mức độ cân nặng vừa phải và phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.


- Cả bố và mẹ cần bổ sung dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C để tăng cường chất lượng tinh trùng.


Những điều phụ nữ lớn tuổi mang thai cần biết


- Việc thụ thai có thể mất nhiều thời gian
Không công bằng nhưng đây là sự thật: Khả năng sinh sản của phụ nữ thấp đi một chút ở đầu lứa tuổi 30, và sau tuổi 35, nó thấp hẳn xuống. Phụ nữ 30 tuổi có 20% cơ hội mang thai mỗi chu kỳ, nhưng lúc cô ấy bước vào tuổi 40, lợi thế mất đi 5% trên mỗi chu kỳ, Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ cho biết.
Nếu bạn đã sẵn sàng để có thai trong khoảng sáu tháng nhưng vẫn chưa gặp may, nên nhờ một chuyên gia về sinh sản kiểm tra, vì người này có khả năng chẩn đoán những rào cản bất lợi, Alyssa Dweck, bác sĩ sản phụ khoa kiêm đồng tác giả cuốn V Is for Vagina, tư vấn. Nhiều yếu tố gây khó khăn cho việc thụ thai của các bà mẹ lớn tuổi có thể được điều trị kịp thời, như u xơ tử cung hay kinh nguyệt không đều.
- Các khuyết tật về gien phổ biến hơn
Vẻ ngoài của bạn chắc chắn trông trẻ trung và khỏe mạnh, nhưng ở cuối tuổi 30, trứng của bạn đã thuộc loại thâm niên, và chúng không phân chia tốt trong lúc thụ thai. Theo nhiều chuyên gia, điều đó gia tăng tỷ lệ xuất hiện một phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể, do đó có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh con khuyết tật.


Theo các chuyên gia sản khoa, những thai phụ ngoài 35 tuổi có nhiều nguy cơ sinh con bị Down hơn những thai phụ còn trẻ tuổi. Ở người mẹ 25 tuổi, nguy cơ sinh con bị Down là 1/1.250; Trên 35 tuổi, cứ 350 ca thì có 1 ca mắc; Trên 40 tuổi: 1/106; 45 tuổi trở lên: 1/30.


Đến gặp bác sĩ sản khoa để làm xét nghiệm máu lúc thai 10 tuần tuổi và sau đó là siêu âm lần đầu ở tuần thứ 12 (cùng với siêu âm xương toàn diện ở tuần thứ 20) có thể giúp nhận ra phần lớn các bất thường về di truyền và cho bạn biết em bé có đang phát triển thích hợp hay không.


- Bạn có nguy cơ gặp các vấn đề nguy hiểm khi mang thai cao hơn


Bệnh tiểu đường và huyết áp cao chỉ là hai trong trong số những vấn đề y khoa có khả năng tấn công các bà mẹ mang thai trên 35 tuổi. Nếu không được chữa trị, chúng có thể gây ra những trở ngại bất ngờ nghiêm trọng về sức khỏe cho họ hoặc em bé.
Hãy đảm bảo rằng bác sĩ biết rõ mọi tiền sử bệnh của gia đình trong những trường hợp này hoặc các bệnh mãn tính khác của bạn; thời điểm đúng để thông báo cho bác sĩ là trong lần kiểm tra trước lúc thụ thai, khi bác sĩ sản phụ khoa đánh giá về sức khỏe trước khi bạn bắt đầu mang thai để phát hiện những trở ngại tiềm tàng.
Ngoài ra, bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh các cuộc hẹn kiểm tra đã lên lịch trước ngày sinh, để nếu một trong những trở ngại này xuất hiện, bác sĩ có thể nắm bắt sớm và giám sát bạn một cách chặt chẽ.


Bạn có thể sinh nở khó khăn hơn
Nhiều biến chứng có thể xuất hiện trong khoảng thời gian sắp sinh, chẳng hạn như nhau tiền đạo (khi nhau thai chặn cổ tử cung), phổ biến hơn ở các bà mẹ lớn tuổi. Phụ nữ trên 35 tuổi cũng có nhiều khả năng đau đẻ kéo dài hơn 20 giờ và chảy máu quá mức trong quá trình sinh con, và sau cùng họ cần một thời gian phục hồi sau khi sinh mổ nhiều hơn so với các bà mẹ trẻ tuổi. Có thể bạn cần nói chuyện với một chuyên gia trợ giúp sinh đẻ để biết cách chuẩn bị về mặt cảm xúc cho một sự kiện trọng đại như vậy trước ngày sinh.


Nhiều khả năng sinh đôi và sinh ba hơn


Khả năng mang thai đôi, thai ba tăng lên ở cuối tuổi 30, ngay cả khi bạn không sử dụng phương pháp điều trị khả năng sinh sản, theo một báo cáo của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ năm 2012.
Nhược điểm của việc sinh đôi, sinh ba là gì? Khi một phụ nữ mang thai càng nhiều em bé, cô ấy càng có nguy cơ sinh non và các trẻ thiếu cân nặng ra đời dễ gặp những vấn đề về sức khỏe kéo dài.