Chia sẻ kinh nghiệm: Chuẩn bị đồ đạc cần dùng sau khi sinh của 1 mẹ vừa sinh con

Thứ sáu - 09/08/2013 12:10
Trước khi sắm đồ cho bé, các mẹ bầu cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết...Khoảnh khắc thực sự khiến mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ nhất là đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình. Tuy nhiên, trước khi sắm đồ cho bé, mẹ cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, nên ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết.Băng vệ sinh. Kem chống rạn da...
Trước khi sắm đồ cho bé, các mẹ bầu cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết...

Khoảnh khắc thực sự khiến mẹ bầu nào cũng háo hức, mong chờ nhất là đi mua sắm đồ để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình. Tuy nhiên, trước khi sắm đồ cho bé, mẹ cần nên danh sách những đồ cần mua quan trọng, nên ưu tiên mua sắm trước để chia nhỏ các khoản chi, tránh lãng phí không cần thiết.Băng vệ sinh. Kem chống rạn da sau sinh. Khăn mặt, khăn tắm.

Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ

Quần lót cotton mỏng (loại dùng 1 lần): 5 đến 10 chiếc.

Nịt bụng. Miếng lót thấm sữa. Mũ đội đầu của mẹ. Nước súc miệng. Tất mỏng: tất giấy khoảng 5 đôi

Nghệ tươi: dùng khi mẹ về nhà bôi mặt và toàn thân.

Rổ kích cỡ vừa phải, để đầu giường: để mẹ có thể sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày và thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường, hoặc khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: bao gồm áo, tả vải, miếng lót, tất tay chân, nón, kem chống hăm…

Bộ dụng cụ nặn sữa: mẹ cũng cần chuẩn bị vì khi sữa quá nhiều, cần phải nặn sữa thừa, nếu sữa ít, việc nặn sữa trong thời gian giữa các lần bé bú sẽ kích thích tuyến vú tiết ra sữa.

Vật dụng cần thiết đối với bé yêu

đồ dùng cho mẹ và bé 1

Mũ thóp. Gối nằm. Nôi. Băng rốn. Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.

Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương… Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.

Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.

Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.

Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.

Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm.

Khăn xô, khăn tắm cho bé và khăn ủ sau khi tắm

Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới và đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé. Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 và ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)

Màn cho bé.

Các loại tã: tã giấy, tã vải, tã xô, tã chéo. Mẹ hãy chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Các mẹ thường cho con mặc tã chéo 1 tuần, 1 tháng lâu nhất là 2 tháng. Tã 2 lớp, tã dán.

Bỉm. Mẹ mua bỉm nên làm bé thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.

Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé yêu bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.

Quần áo cho trẻ sơ sinh: chất liệu quần áo cho bé nên là vải cotton và mẹ cũng nên chú ý phần dây chun ở cánh tay và cạp quần không được chặt quá.

Mẹ đừng mua quần áo quá rộng và khi mua quần phải tính tới khoảng đũng rộng của quần để còn đóng bỉm cho con nữa. Đặc biệt hãy kiểm tra cẩn thận những đường may, đường khóa kéo hay khuy móc trên quần áo tránh việc chúng sẽ làm da bé yêu bị xước.

Chia sẻ kinh nghiệm của 1 mẹ sinh con tại bệnh viện Hùng Vương về việc Chuẩn bị đồ đạc trước khi sinh



Nhớ lại ngày nào mới có thai, mình cũng như bao mẹ khác, lon ton lên mạng và mò mẫm từng chút một để tìm hiểu thêm những kinh nghiệm như: nên ăn gì khi mang thai, rồi ăn gì để con nhanh lên cân, cần chuẩn bị những gì trước khi sinh con và mang vào bệnh viện, sinh có đau không, khâu tầng sinh môn thế nào nhỉ, và em bé của mình sẽ chào đời khi nào đây? ...

Rất rất nhiều câu hỏi của 1 bà mẹ sinh con đầu lòng như mình đây, chắc hẳn các mẹ khác cũng cùng tâm trạng đó. Giờ mình sinh em bé xong rồi, bé cũng được 7 ngày tuổi, trộm vía bé chịu uống sữa ngoan , tè ị đều đặn và chịu tắm nữa chứ, không khóc ré nghoe nghoe mà chỉ khóc e .. e.. nghe thương lắm cả nhà à! Mình quyết tâm truyền hết lửa và những gì mình đã biết - đã trải qua để giúp cho các mẹ có 1 tinh thần tốt và chuẩn bị làm sao đầy đủ nhất cho con yêu của mình nhé!

Đầu tiên là mình xin chúc các mẹ luôn lạc quan, vui khỏe, các bé cũng ngoan và mau lên cân cho các mẹ mừng nè. Xin chúc các bạn, các chị sắp sinh em bé sẽ "mẹ tròn con vo" nha, yêu cả nhà lắm!

Phần 1: Chuẩn bị đồ đạc cần thiết trước khi vào Bệnh Viện sinh con iu ( Đây là những món mà mình chuẩn bị nè, mình ở TP.HCM, thời tiết nắng ấm nên các mẹ ở khu vực khác soạn đồ cho con cũng ... tuy cơ ứng biến nha, hihi. )

+ Đồ cho mẹ :
. Băng vệ sinh Diana dùng cho bà mẹ sau khi sinh để thấm hút máu , sản dịch . (1/2 gói)
( Không dùng BVS thường vì nó quá ngắn và ko đủ "đô" để thấm hút 1 lượng dịch lớn và trào nhanh sau khi sinh.)

. Miếng thấm hút sữa (1/2 hộp chừng 10 miếng cho 2 đầu ti, phòng hờ mẹ nào nhiều sữa quá chảy ướt áo ti, ngại tèm lem thì nhớ dán miếng này vào áo là mọi việc xem như ổn nhé!)

. Khăn mặt + 1 ly nhựa + muỗng + dao để xắt đồ ăn hoặc trái cây + lược + thun cột tóc cho gọn gàng + 2 đôi vớ (mang trước khi sinh nhé các mẹ, phòng chờ sinh và phòng sinh lạnh lắm nha), 1 đôi dép ... cùi ( vì vào phòng chờ sinh là dép bỏ bên ngoài, mẹ nào mang dép xinh là mất ráng chịu đó nha, mang dép ko xinh cho người ta ko thèm dòm, hihi) + sữa cho mẹ sau sinh Enfamama.

. Bông gòn để nhét tai cho mẹ, và để lau ... đít cho bé khi bé tè ị ( Lưu ý : Bông gòn thấm chút nước ấm để lau cho con, vừa sạch da bé, vừa ko lạnh, ko làm rát da bé, mình kỹ lắm vì bộ phận sinh dục của con rất nhạy cảm mỏng mang, mình lau chùi thật nhẹ nhàng và sạch sẽ để con ko bị hăm rát).

. Mẹ nhớ cắt móng tay móng chân cho tươm tất gọn gàng.
. Chuẩn bị 1 bộ đồ để thay khi về , còn trong quá trình nằm ở BV thì mặc đồ của sản phụ riêng nha các mẹ, ở HV các mẹ sẽ dc mặc áo hồng và váy hồng rút dây ngang bụng, trông ko đẹp nhưng thôi xem như "1 phong cách mới, 1 phong cách trẻ trung" vậy.
. Quần lót giấy : 2 gói

+ Đồ cho bé iu, iu nhất trần đời :

đồ dùng cho mẹ và bé 2

. 2 bình ti ( 2 bình nhỏ, 1 bình chứa nước , 1 bình pha sữa cho con khi bé ko chịu bú mẹ)
. Sữa Nanpro1 hoặc Friso loại giành cho bé sơ sinh. ( Mình mua Nanpro trước, nhưng bé uống ko hợp, mình chuyển qua Friso, trộm vía Friso hợp với bé và tăng khả năng miễn dịch cho con mình, bé đi phân nhẹ nhàng ko gắt, ko vón, ko khó chịu, hehe.)

. Khăn xô để tắm cho con : 3 cái ( khăn xô rất mềm và thấm nước nhanh, màu trắng)

. Không cần mang sữa tắm vì các cô tắm cho bé hằng ngày tại BV.

Nhưng đối với trẻ sơ sinh thì mình khuyến khích các mẹ nên mua sữa tắm Lactacyd cho con iu, vì da trẻ rất mỏng manh và mẫn cảm, dễ nổi hột mụn nhỏ li ti khắp người sau khi sinh, và sau khi con mình tắm sữa này thì da mềm mịn và giảm nổi hột, đầu của bé cũng ko bị "kứt trâu" luôn, tóc mềm như dùng Sunsik nha, hehe, mình đùa đấy!

. Khăn mềm cho con : 10 cái (khi cho con bú sữa, khỏi dùng yếm vì bé còn nhỏ lắm luôn, nên dùng khăn mềm lót dưới cằm con, cho con ti thì đặt dưới cằm là ok. Khăn này cũng là khăn để các cô tắm bé mỗi ngày vào giấc 9-10h sáng , khi tắm bé dùng đến 2 khăn , 1 để gội đầu, 1 để tắm mình.)

. Khăn quấn cho con loại lớn , ko quá dày, mềm mịn : 4 cái (Quấn ấm sau khi tắm, còn lại quấn người hoặc chèn ngang bụng con để bé ngủ say ko giật mình)

đồ dùng cho mẹ và bé 3

. 2 gối dài cho con để 2 bên ngủ ko giật mình. (Tùy các mẹ nha, có mẹ kèm 2 gối cho con, có mẹ dùng khăn mềm cuộn lại đặt sát 2 bên tay con)

. Muỗng nhỏ xíu cho bé, 1 ly nhỏ để khi bình sữa nguội thì đổ nước sôi vào mà trụng bình ti, hoặc trụng nấm ti cho con bằng cốc nhỏ.

. Hạn chế xoa bất cứ kem gì lên người trẻ sơ sinh, kể cả phấn và kem dưỡng ẩm, sau 3-5 ngày tùy theo sự định của BS mới dc thoa kèm, vì con yêu sẽ thay da sau khi lấy ra khỏi bụng mẹ rất nhanh nên da bé rất dễ dị ứng.

. 6 đôi vớ tay chân cho con.

. Tả chéo 15 cái

. Tả dán 5 cái

. Không xài bỉm cho con luôn, mình xài tả để ko hầm mông và "chim" của con, cứ cho con ị thẳng lên tả rồi lấy bông gòn nhúng nước ấm lau đít cho con

. Miếng lót chống thấm nước xuống giường : 10 miếng ( Miếng này hình vuông, có khả năng chống thấm nước, ko lan ra giường)

. Áo tay ngắn cho con iu : 6 cái

. Mình không mang quần vì thật ra bé sơ sinh nhỏ lắm, mặc áo xong chỉ cần mặc thêm tả dán, hoặc quấn tả chéo là ổn. Vì cái áo nó dài đến ... đâu gối con rồi, áo của trẻ sơ sinh size nhỏ nhất nhưng vẫn khá lớn so với cơ thể bé iu.

. Mình không dùng kim băng vì sợ đâm vào da thịt con, cứ quấn tả sao cho khéo là ok, còn tả dán thì có miếng dán rồi xài dễ lắm!

. Khăn giấy ướt + khăn giấy khô hình vuông : dùng cho cả mẹ và bé

. 1 khăn mềm có nón, để khi đưa con từ BV về trùm cho con.

. 2 nón nhỏ màu trắng cho con đội sau tắm, ấm đầu.

Phần 2:

. Chia sẻ về cách đăng ký thủ tục.

. Miêu tả kỹ cho các mẹ hình dung từng căn phòng theo qui trình "nộp hồ sơ làm thủ tục sinh dịch vụ - thay đồ của BV Hùng Vương - dạo chơi vi vu tại Phòng Chờ có cả ghế , có cả giường nằm, và có 1 chồng iu được túc trực bên cạnh - vào phòng khám trong xem nở được mấy phân - vào phòng đo tim thai và cơn gò - chuẩn bị chuyển vào phòng sanh - sau khi sanh chuyển ra phòng hồi sức (được 1 người thân vào chăm) - sau đó được vệ sinh bướm xinh tập thể tại chỗ luôn - cuối cùng là được chuyển về phòng đặt riêng với nhiều giá tiền khác nhau

Phần 3: Cảm xúc của mình theo từng giai đoạn
. Đau bụng , nhưng vẫn còn tung tăng chơi đùa suốt buổi sáng 7/3
. Chiều 7/3 nhập viện vì nở được 2 phân
. Tối , bắt đầu chịu ko nổi vì cơn đau kéo dài từ 10h ngày 7/3 đến 1h30 ngày 8/3
. Khuya, tiêm mũi gây tê màng cứng đến mũi tiêm thứ 5 mới chính xác vào tủy
(Và trước khi sinh đây là giai đoạn mà mình "hỉ nộ ái ố" nhất luôn, bực lắm cơ!)
. 5h35 sinh em bé, em bé đáng iu lắm luôn!
. 6h30 chuyển mình ra phòng hồi sức
. 7h mẹ và chồng iu vào, mà em bé của mình vẫn chưa được đưa ra? Lo lắng lắm cơ.
. 7h30 bé iu được mang ra đặt bên cạnh, ôi hạnh phúc nhất trần đời từ đây!
. 3 ngày nằm trong phòng riêng (Quan sát dc nhiều điều thú vị lắm luôn, từng gia đình của các sản phụ nè, rồi chồng iu của mình phải "chứng kiến" nhiều vụ tế nhị của mình lằm, sau đó chồng mới thương mình nhìu hơn vì thấy bướm xinh bị may mấy chỗ và mặt vợ thì tái mét vì mất máu)
. Xuất viện. Oh dze, được về nhà là nhẹ cả lòng, thích quá !