Dạy chữ sớm cho con – Nên hay không?

Chủ nhật - 07/07/2013 20:42
Khi nhắc đến học chữ là trong đầu người lớn chúng mình luôn có cảm giác nặng nề và bị bắt buộc có phải không nhỉ? Thế nên các mẹ luôn sợ con mình phải chịu áp lực sớm. Có mẹ nào đã từng nghĩ xem tại sao có những trẻ rất thích chơi với chữ và học chữ, các bé quý chữ còn hơn các trò chơi khác và coi đó là niềm vui của mình, thậm chí còn bỏ ăn để đọc sách (bé Đỗ Nhật Nam) và khóc thét lên nếu con dang chơi chữ mà bố mẹ lấy đi.Thực tế, theo GS. Phùng Đức Toàn – nhà nghiên cứu về phương án 0 tuổi cho...
Khi nhắc đến học chữ là trong đầu người lớn chúng mình luôn có cảm giác nặng nề và bị bắt buộc có phải không nhỉ? Thế nên các mẹ luôn sợ con mình phải chịu áp lực sớm. Có mẹ nào đã từng nghĩ xem tại sao có những trẻ rất thích chơi với chữ và học chữ, các bé quý chữ còn hơn các trò chơi khác và coi đó là niềm vui của mình, thậm chí còn bỏ ăn để đọc sách (bé Đỗ Nhật Nam) và khóc thét lên nếu con dang chơi chữ mà bố mẹ lấy đi.

Thực tế, theo GS. Phùng Đức Toàn – nhà nghiên cứu về phương án 0 tuổi cho rằng nếu dùng đúng phương pháp và đúng thời điểm, trẻ sẽ có niềm đam mê và thích thú với các con chữ cũng như việc đọc sách sau này.

Khi mới chào đời các con chưa biết thế nào là yêu và ghét, khó hay dễ. Trong độ tuổi 0 đến 3 tuổi – độ tuổi nhạy cảm nhất, các con luôn hứng thú với mọi thứ xung quanh mình, không bao giờ có khái niệm là bắt buộc hay áp lực với các con, các con sẽ tìm tòi cho đến khi nào hết hứng thú thì chuyển sang cái khác. Đó cũng là giai đoạn mẫm cảm nhất với chữ, vì vậy thay vì chỉ chơi các đồ chơi như siêu nhân hay búp bê hoặc mặc cho bé chơi tự do, mẹ và bố cho bé chơi thêm với các con chữ có chủ đích, nhưng bé không hề hay biết mà chỉ nghĩ đó cũng là một “vật lạ” dang cần mình khám phá, cộng thêm với sự khích lệ của ba mẹ, từ đó dần dần trẻ sẽ hình thành nên tình yêu với các con chữ.

dạy chữ sớm



Trong giai đoạn này, các con học chữ không cần hiểu nghĩa hay học cách viết.

Ví dụ, để cho bé biết chữ “Bà”, ba mẹ chỉ cần viết chữ “Bà” ra giấy thật to và rõ sau đó khi nào nói đến bà hoặc chơi với bà thì để trong tầm mắt của bé, thế là vô hình chung bé nhìn thấy bà, nghe tiếng “bà” và nhìn thấ chữ “bà”. từ đó, đã hình thành mối liên kết ngôn ngữ trong đầu bé giữa âm thanh, hình ảnh và chữ cái. Lâu dần, khi nhìn thấy chữ bà hoặc nhìn thấy bà, bé sẽ nói “Bà”. Nhưng bản chất chỉ laà nhận diện và phản xạ, không hề có khái niệm học hay hiểu ở đây. Bé không hề nỗ lực để học thuộc mặt chữ bà, cũng không hề hiểu bà là người sinh ra mẹ hoặc bố, mà nhớ một cách rất tự nhiên và thích thú. Sau này khi lớn lên, được trải nghiệm trong môi trường và xã hội bé sẽ dần hiểu ra bà là ai. Điều nay có thể áp dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các mẹ có thể dán chữ vào đồ chơi hay bất kỳ vật dụng nào trong nhà, đặc biết là những gì bé thích thú.

Dựa vào “Ghi nhớ ấn tượng” nên trẻ có thể nhận biết được tất cả các loại mặt chữ.

Đối với các bé thì con chữ cũng chỉ là những hình ảnh mà thôi. Vì thế các mẹ có thể tận dụng điều này để cho trẻ tiếp cận với những câu dài, nhưng phải hấp dẫn, nhiều mầu sắc, ví dụ như trong các tờ lịch hoặc quảng cáo thì bé sẽ nhớ lâu. Ngoài ra đặc điểm này có thể giúp bé tiếp cận với mặt chữ tiếng anh hay bất cứ ngôn ngữ nào khác. Lưu ý rằng các bé chỉ nghĩ đó là một mình ảnh lạ và chụp lại vào trong não.

Các ba má biết không, nhận biết chữ sớm và biết đọc biết viết sớm sẽ là bệ phóng vững chắc trên con đường dẫn đến thành công của các con, nó giúp các con đạt được “sự nhạy cảm về chữ”. Từ đó trẻ đã được hình thành nên tính cách tự giác và tự động trong việc học sau này. Khi lớn lên các con sẽ rất đọc lập và tự giác trong việc học, có nguồn cảm hứng và nhạy cảm với ngôn từ, kích thích trí não tư duy và phát triển rất mạnh.

Tuy nhiên, các ba mẹ chú ý là phương pháp này hoàn toàn khác với việc dạy chữ ở trường tiểu học hay theo phương pháp truyền thống nhé. Không phải là dạy trẻ đánh vần, tập viết, hay giải thích ý nghĩa mà đơn giản là cho trẻ làm quen với mặt chữ, câu chữ đi kèm với cảm xúc hình ảnh, âm thanh một cách rất tự nhiên, từ đó hình thành cho trẻ niềm yêu thích ở các con chữ và tạo cho trẻ một lượng vốn từ trong đầu. Sau này, khi đã được trải nghiệm trong xã hội, cuộc sống hàng ngày và trong trường học, trẻ sẽ dần hiểu hơn những vốn từ mà mình đã có. Đó chính là nền móng vững chắc cho bé để bước vào lớp một với tâm lý thích thú và niềm yêu với việc học.

Chúc các mẹ có những đứa con đáng yêu, ngoan ngoãn và tài năng!

-------

Nguồn: Theo Mẹ Kobayashy. Cám ơn Mẹ Kobayashy đã chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm của mình.