Các cha mẹ thường sai lầm khi không để ý đến chỉ số cảm xúc EQ của trẻ

Thứ tư - 07/08/2013 09:09
Nhiều bậc cha mẹ thường tin rằng với chỉ số IQ cao, con mình sẽ thành đạt trong học đường và cả trong tương lai. Thực ra, đó là suy nghĩ sai lầm nặng nề, vì chỉ số cảm xúc (EQ) mới là yếu tố quan trọng trong sự phát triển, thiếu nó, các năng khiếu của trẻ có thể bị thui chột.Chỉ số EQ là gì?EQ là viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" - chỉ số cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer vào năm 1996. Nhưng trước...
Nhiều bậc cha mẹ thường tin rằng với chỉ số IQ cao, con mình sẽ thành đạt trong học đường và cả trong tương lai. Thực ra, đó là suy nghĩ sai lầm nặng nề, vì chỉ số cảm xúc (EQ) mới là yếu tố quan trọng trong sự phát triển, thiếu nó, các năng khiếu của trẻ có thể bị thui chột.

Chỉ số EQ là gì?



EQ là viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" - chỉ số cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer vào năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995), trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional intelligence), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc, còn gọi là “sự thông minh của tâm hồn” hoặc “thông minh trong cảm xúc”.

EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. EQ cao giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa đồng với bạn bè và các kỹ năng xã hội khác như ứng xử, lãnh đạo nhóm …EQ là nền tảng cho sự thành đạt của bé sau này.

chỉ số cảm xúc EQ của trẻ

Chỉ số cảm xúc gồm 4 cấp độ:

Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh.

Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.

Tạo ra cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.

Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể.

Tầm quan trọng của EQ đối với việc giáo dục con cái

Chỉ số EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để giúp trẻ có thể thành công vững chắc trong tương lai.

EQ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của con bạn. Ví dụ, với trẻ có chỉ số EQ thấp, cháu sẽ thiếu bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc học kém. Trong tương lai, những trẻ EQ thấp cũng khó tạo ra các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm còn có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành hạ người khác hay giết người hàng loạt là dẫn chứng của sự vô cảm.

Tình trạng không thấu cảm này cũng gặp ở nhiều đứa trẻ có hòan cảnh bất hạnh như mồ côi, gia đình đổ vỡ, bị bỏ rơi...

Hãy để trẻ trải nghiệm tối đa để tăng chỉ số cảm xúc EQ



Các bạn học vật lý cũng biết rồi đó là nếu không thí nghiệm thì chúng ta không thể trải nghiệm được và lý thuyết vẫn là lý thuyết suông không thể trở thành kinh nghiệm của bản thân được. Vậy thì tại sao chúng ta lại cấm trẻ trải nghiệm mọi thứ xung quanh chúng.

Theo chuyên gia giáo dục sớm Glenn Doman thời kỳ từ 1 tuổi tới 1 tuổi 8 tháng ở trẻ nhỏ gọi là thời kỳ thích làm thử. Trong thời kỳ này, mọi hành động của trẻ đều thể hiện sự thích làm thử đó. Trẻ thích được thử trải nghiệm với trọng lượng, quĩ đạo, quán tính, độ nảy… những phương pháp trắc nghiệm vật lý.

Phải cho trẻ được trải nghiệm tối đa cái thú thích làm thử này.

Trẻ có cầm cái khăn trải bàn mà kéo, cốc chén trên bàn rơi loảng xoảng, đổ vỡ cũng tuyệt nhiên không được mắng. Vì đó là trẻ đang tìm ra “phát minh” mới của mình.

Đó là việc hiểu ra với vật ở xa, có thể kéo lại cho gần được; đó là hiện tượng đồ vật rơi từ trên cao xuống, có cái vỡ tan, có cái nguyên lành… Không được vì trẻ làm rơi vỡ món đồ quí giá mà mắng trẻ gay gắt. Vì hành động của trẻ không phải là ác ý, hành động đó cũng không phải thể hiện tính cách đổ đốn, nên tuyệt nhiên không được mắng trẻ khi đó. Mà việc đáng làm là phải tìm chỗ nào đó cất cẩn thận những món đồ quí giá đó thì hơn!

Hôm trước, có một người mẹ dẫn đứa con 1 tuổi rưỡi tới hỏi về cách dạy trẻ.

Trong khi tôi và người mẹ nói chuyện, tôi đã đưa sẵn cho đứa trẻ món đồ chơi là time-shock. Cũng có trẻ độ tuổi này, chơi mê mải hết công suất món đồ chơi đó. Nhưng với đứa trẻ này, có vẻ như khó chơi với món đồ chơi đó.

Một lúc sau, đứa bé cầm cái đồ chơi đó, bắt đầu ném văng hết các thanh gỗ của đồ chơi trên bàn đi. Thấy thế người mẹ cuống quít hét lớn “Không được thế!”. Tôi nói với người mẹ “Không làm gì phải nói không được với con thế. Trẻ con thời kỳ này đều thế, là thời kì thích làm thử. Trẻ hành động vậy là vì nó có mục đích gì đó, đừng có cấm nó, hoặc nói “không được thế” ngay! Mà hãy xem xem con làm gì đã!”.

Đứa bé ném hết sạch các thanh gỗ trên bàn xuống đất rồi, nó tụt xuống khỏi ghế, nhặt nhạnh cho bằng hết các thanh gỗ trên sàn nhà, để lên bàn, rồi lại trèo trở lại ghế ngồi, bắt đầu ném từ trên bàn xuống đất.

Đứa bé rõ ràng đang hành động một cách có mục đích. Có thể là một thực nghiệm về trọng lực, cũng có thể là một phát minh ra một kiểu chơi mới. Tùy theo lực ném là mạnh hay yếu mà thanh gỗ bay xa hay gần, đó là những điều trẻ trải nghiệm thấy, thấy vui với trò đó.

Với kiểu chơi như vậy, trẻ học được rất nhiều điều. Vì vậy, hãy quan sát kỹ hành động của trẻ thì hơn!

Hãy quan sát xem, hướng ném của trẻ thế nào, trẻ cầm tay nào để ném, tay phải hay tay trái? tư thế ném của trẻ có thay đổi qua từng lần ném không? độ mạnh yếu của mỗi lần ném có khác nhau không?

Qua những cách chơi như vậy, trẻ không chỉ có thêm trí tuệ, mà còn được thỏa mãn lòng thích tìm hiểu của mình, nảy sinh sự tích cực khi được tiếp xúc với sự vật bên ngoài.