Chữa khỏi sổ mũi cho trẻ bằng các bài thuốc tây y và phương pháp dân gian

Thứ hai - 28/10/2013 22:26
Trẻ em dễ bị sổ mũi do sức đề kháng yếu khi thay đổi thời tiết. Khi trẻ bị sổ mũi, viêm mũi kéo dài, ngoài thuốc tây y còn có các bài thuốc dân gian hay giúp chữa trị rất hiệu quả. Mời bạn tham khảo các kinh nghiệm của các mẹ trong việc điều trị sổ mũi cho bé nhé. Viêm sổ mũi là bệnh hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (chiếm 75 – 80% số trẻ độ tuổi này), đặc biệt khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, trời đang nóng chuyển sang lạnh đột ngột…Viêm sổ mũi được chia làm hai loại...

Trẻ em dễ bị sổ mũi do sức đề kháng yếu khi thay đổi thời tiết. Khi trẻ bị sổ mũi, viêm mũi kéo dài, ngoài thuốc tây y còn có các bài thuốc dân gian hay giúp chữa trị rất hiệu quả. Mời bạn tham khảo các kinh nghiệm của các mẹ trong việc điều trị sổ mũi cho bé nhé.


Viêm sổ mũi là bệnh hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (chiếm 75 – 80% số trẻ độ tuổi này), đặc biệt khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, trời đang nóng chuyển sang lạnh đột ngột…


Viêm sổ mũi được chia làm hai loại chính là viêm sổ mũi xuất tiết và viêm sổ mũi do vi khuẩn (viêm mũi mủ). Viêm sổ mũi có thể biểu hiện cấp hay mạn tính. Việc điều trị sổ mũi tùy thuộc vào thể viêm sổ mũi mắc phải của trẻ cũng như giai đoạn bệnh.


trẻ bị sổ mũi uống thuốc gì 1


Trẻ bị sổ mũi cấp xuất tiết


Nguyên nhân chính là do virut. Viêm sổ mũi cấp cũng có thể gây thành dịch. Biểu hiện bằng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi nên trẻ nhỏ khó bú. Những trường hợp này được xử trí theo phác đồ sau:


Toàn thân:


Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu sốt trên 38,5oC (nhóm chứa paracetamol hiện vẫn được coi là nhóm hạ sốt an toàn nhất).


Thuốc chống xuất tiết: Do virut được coi là một kháng nguyên tác động lên mũi gây viêm nên người ta dùng kháng histamin H1 (có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào), với các thế hệ khác nhau như chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin… Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần mỗi đợt điều trị.


Thuốc tăng cường chức năng miễn dịch hiện rất hay được sử dụng đi kèm là thuốc chứa thymomodulin, làm tăng cường miễn dịch do kích thích sự phát triển của tế bào Lympho T và Lympho B, đồng thời kích thích đại thực bào tấn công tác nhân gây bệnh, tăng hoạt động tổng hợp kháng thể từ tế bào B và hoạt hóa bạch cầu T làm tan rã các tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào của cơ thể.


Tại chỗ:


Thuốc chống xung huyết, giảm phù nề niêm mạc mũi: Thuốc thông dụng hiện nay là xylomethazolin 0,05%, thuốc dùng được cho cả trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn có adrénaline 0,01%, ephedrine 0,1-0,3%…


Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol. Thuốc này dễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.


Viêm sổ mũi mạn tính


Thường là viêm mũi mủ hoặc viêm mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính thường đi kèm với viêm xoang. Thuốc sử dụng với những viêm mũi mạn tính thường là:


Toàn thân:


Kháng sinh: Có thể nuôi cấy dịch mũi làm kháng sinh đồ được coi là biện pháp tối ưu khi điều trị. Kháng sinh thường dùng trong viêm mũi mạn tính phải có phổ rộng để có thể diệt được cả vi khuẩn gram âm, gram dương và vi khuẩn kỵ khí nên hay dùng nhóm cepholosporin thế hệ III.


Thuốc chống dị ứng: Nên dùng loại có chứa micocrystalline, cellulose… chỉ định cho trẻ trên 6 tháng.


Tại chỗ:


Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa.. dùng dưới 7 ngày. Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dạng phun sương có thể dùng kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái của bệnh. Thuốc coricoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon làm teo vỏ thượng thận, gây hội chứng biến dưỡng do tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… tình trạng quen thuốc do điều trị dở dang.


Thuốc corticoid dùng tại mũi với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều không có tác dụng toàn thân. Trẻ em từ 3-11 tuổi, sử dụng điều trị dự phòng bằng nasonex được khuyên dùng 2 – 4 tuần trước thời gian dự kiến sẽ xuất hiện viêm mũi.


Không được dùng khi có các tổn thương khu trú ở mũi vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid. Đối với bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid đường mũi cho tới khi lành. Khi dùng kéo dài phải được kiểm tra định kỳ về các thay đổi có thể ở niêm mạc mũi. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở niêm mạc mũi họng cần ngưng điều trị. Kích ứng họng dai dẳng cũng là một chỉ định để ngưng thuốc.


Viêm mũi tuy không nguy hiểm nhưng lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh – khí – phế quản… Chính vì thế cần chẩn đoán và điều trị viêm mũi sớm và triệt để.


Virut là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi.



Các mẹ dùng thuốc gì chữa sổ mũi cho con?


(Mẹ My Ngọc) Nhà em có 2 nhóc. Nhóc của em và nhóc của chị chồng đều hay bị sổ mũi, cứ trở trời là cả hai đều bị còn mùa lạnh thì bị thường Xuyên luôn. Hai chị em chẳng làm ăn được gì vì 2 đứa nhóc.


Nhà em đã sử dụng rất nhiều loại thuốc nhưng đều chỉ có tác dụng tạm thời mà bệnh thì cũng không hẳn là nặng mang đi bệnh viện vừa tốn kém mà người ta cũng chẳng chịu nhận cơ. Một số loại thuốc dùng có hiệu quả nhanh nhưng em lại nghe nói là nó hại như mấy cái thể loại kháng sinh hoặc liều lượng cao ý ạ. Có nhiều người khuyên dùng thuốc nam dạng như cảm xuyên hương cho lành nhưng em nghe nói dùng cái loại này phải kiên trì và lâu lắm mới khỏi. Như thế 2 đứa nhà em thuộc dạng cũng bất trị thì có ăn thua không nhỉ?


Sắp mùa đông rồi, em lo lắm. Mẹ đã không làm được gì là một chuyện, quan trọng là xót con ạ.
Các mẹ chia sẻ cho em kinh nghiệm của các mẹ với ạ, nhà em con nhỏ lần đầu nên chẳng rõ mô tệ gì, khổ quá ý


(Mẹ Gấu Con) Mình không biết cụ thể tình trạng bé nhà bạn, không biết sau khi sổ mũi bé có sốt hay viêm họng không. Nếu bé chỉ bị hắt xì hơi nhiều, ra nước mũi trong thì bạn có thể cho bé uống các thuốc có chứa clopheniramin maleat (là hoạt chất chống dị ứng) như ameflu, decolgen, tiffy...ngày 3 lần (2 lần liên tiếp cách nhau từ 4-6 tiếng). Còn nếu nước mũi của bé đặc và kèm theo viêm họng, sốt thì buộc phải dùng kháng sinh thôi bạn ạ.


Nếu bé nhà bạn hay bị sổ mũi thì hàng ngày bạn nên vệ sinh mũi cho con bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy (có thể dùng xylanh hoặc lọ nhỏ mũi 10ml nhỏ vào mũi cho con, mỗi lần nhỏ khoảng nửa lọ vào mỗi bên) hoặc xịt nước muối biển cũng rất ok và đặc biệt phải luôn giữ ấm chân tay cho bé. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe.


trẻ bị sổ mũi uống thuốc gì 2


(Mẹ bé Heo) Bé nhà mình bắt đầu có hiện tượng hắt hơi sổ mũi cái là mình cho uống trọn cây trầu không hấp với 1 chút muối trắng, ngày 2 lần sáng và tối. Tối trước khi đi ngủ thì nhỏ nước muối sinh lý cho con. Nếu con nghẹt mũi thì mẹ lấy hành lá vò cho lá nhăn lại rồi dán phần ướt bên trong lên 2 cánh mũi con. Còn nữa nếu con bị nặng mẹ có thể dùng cảm xuyên hương hoặc bạch địa căn giã nhỏ ra cho nước nóng vào cho vào cái lọ rồi xông mũi cho con ngày 2 -3 lần mỗi lần 2 -3 phút chúc con và cháu bạn mau hết bệnh. Đây là những gì mình đã áp dụng cho con mình. Nhất là dùng hành lá để giúp con bớt nghẹt mũi. Ngoài ra đêm con ngủ nếu trời lạnh mẹ có thể xức chút dầu tràm / khuynh diệp lên chăn đắp cho con. Chỗ mình ở quanh năm lạnh đêm, tối nào ngủ cũng đắp chăn nhiều hôm lạnh có 16, 17 độ mình toàn phải làm thế


Mẹ TiTi chia sẻ kinh nghiệm trị nghẹt mũi, sổ mũi cho con: Em bé nhà mình thì ngẹt mũi quanh năm, cứ sáng dậy là nghẹt gần như không thở được bằng đường mũi mà phải há miệng ra để thở. Nguyên nhân là do VA sưng to (hầu như các bạn bị sổ mũi hay ngẹt mũi mà không bị ho là do VA bị sưng, đặc biệt là các bạn hay bị ngáy to khi ngủ), đi khám bác sĩ đã chỉ định nạo nhưng mình vẫn chần chừ chưa quyết làm vì thương con khi nạo xong sẽ đau lắm.


Mình đã cho con dùng qua nhiều loại thuốc, ban đầu là Phenegan siro, loại này nếu bị nhẹ thì dùng cũng có tác dụng, tác dụng chủ yếu chữa viêm mũi dị ứng. Thuốc này không nên cho con uống ban ngày vì sẽ gây buồn ngủ, nếu bé nào bị nhẹ mà dùng vào buổi tối sẽ thấy tác dụng khá ổn, em bé sẽ ngủ say, dễ thở hơn. Con mình uống 1 thời gian dài đến khi không thấy tác dụng rõ rêt nữa thì chuyển sang delcogen, ameflu (loại ban đêm tác dụng tốt hơn ban ngày), tiffy... Những loại này cũng có tác dụng giúp bé thông mũi khi bị nghẹt hoặc đang sổ mũi thì cũng hết nhưng cũng chỉ đc 1 thời gian thôi, sau này cũng lờn thuốc, chẳng thấy đỡ hơn mấy.


Ngoài ra mình cũng cho con dùng các loại thuốc chống dị ứng clarityn, aerius, zirigin...nhiều lắm bây giờ chẳng nhớ hết nữa, lúc bắt đầu uống cũng có tác dụng, sau này càng ngày càng lờn, uống nhiều mà không thấy đỡ nữa. Uống kèm với những loại siro này là kháng viêm alphachoay, có cả tác dụng giảm phù nề cho mũi để dễ thở hơn, rồi nếu sổ mũi mà nước mũi có màu xanh nghĩa là bị viêm rồi, phải dùng cả kháng sinh nữa mới hết hẳn được.


Về khoản xịt rửa mũi thì con mình làm đều ngày 2 lần sáng tối, quen đến nỗi bây giờ bạn ý tự làm hết các công đoạn xịt nước muối biển vào mũi rồi xì ra, nước muối sinh lý 0,09% thì uống, súc miệng, nhỏ mũi đều đều. Các loại thuốc thảo dược thì hầu như có loại nào mình cũng cho con mình dùng thử, nhưng tác dụng không nhiều, thậm chí có những loại đã kiên trì dùng hàng tháng trời (vì thế mình không tín nhiệm các loại đông dược lắm). Và kết quả cuối cùng là bây giờ đây các hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi "vẫn y nguyên", cũng chỉ còn 1 cách duy nhất là nạo VA thôi, mình muốn kể ra đây quá trình tìm và cho con uống thuốc của mình để các bạn tham khảo và tự tìm ra cách riêng cho con mình vì mỗi bé có đặc điểm riêng, biết đâu đấy có thể 1 trong những loại thuốc trên lại thích hợp với con bạn.


Mẹ bé Misu chia sẻ thuốc hay chữa trị sổ mũi cho trẻ:


Chữa bệnh cho con luôn làm chúng ta lo lắng, vì dùng hết thuốc này đến thuốc kia. vậy nên chỉ có thể phòng bệnh cho con thôi. Tuy không thể ngăn hoàn toàn trẻ hết bệnh nhưng giảm thiểu được bao nhiêu mừng bấy nhiêu. Các mẹ hãy nghiên cứu sản phẩm Sarbokids xem sao, sản phẩm này gồm: húng chanh, kim ngân, đại thanh diệp, gừng, Lysin, C, Kẽm... nói chung là một sản phẩm đông y, thảo dược nên vô cùng an toàn và hiệu quả trên đường hô hấp cho bé.


Em chia sẻ với các mẹ phương pháp em phòng bệnh cho bé nhé.


1. Đang giao mùa và vào mùa lạnh rồi nên ngày nào em cũng dùng Sarbokids cho con để phòng ngừa. (trước em chỉ dùng theo đợt, cứ tháng em lại nghỉ 1 tháng, giờ vào mùa em lại dùng liên tục).


2. Nhỏ mũi cho bé thg xuyên, nếu bé bình thg thì nhỏ 2 lần/ngày. Nếu bé bị chảy mũi hay khụt khịt nhỏ 5-6 lần/ngày, lúc bé bị chảy mũi có thể dùng nc muối natri hoặc nước muối biển. Hoặc khi bị hắt hơi, sổ mũi em chỉ dùng cho bé Cotus F (con em cũng ít bị lắm)


3. Thường xuyên rửa sạch tay chân cho bé mỗi khi chơi xong, khi nghịch bẩn hay trước khi ăn, trước khi ngủ.


4. Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả, bé nhà em lại thích ăn trái cây nên em thường cho bé ăn trái cây tươi, cũng ít nghiền thành nước.


5. Cho bé ăn váng sữa và sữa chua, cách ngày ăn 1 thứ.


6. Còn đây là đơn thuốc em hay dùng cho bé nhà em mỗi khi bị ốm: Bé nếu ốm thì thường viêm họng, ho, sốt, sổ mũi. Khi đó em chỉ dùng kháng sinh nhẹ thôi, cho bé uống 3 ngày là dừng (nếu bé hết sốt và giảm viêm họng), cho bé dùng alphachymotrypsin để giảm viêm họng, sưng tấy cho bé, cho bé dùng cotus f nếu bé có kèm hắt hơi, thuốc hạ sốt vị cam (nếu bé trên 38oC), nước nhỏ mũi (em dùng loại của bs ở BV TMH khám cho con em và bán) và đương nhiên không thể thiếu Sarbokids chữa ho cho trẻ.


Hy vọng giúp ích được các mẹ. Chúc các con luôn khỏe mạnh để cha mẹ yên lòng!


trẻ bị sổ mũi uống thuốc gì 3



Chữa hắt hơi, sổ mũi cho bé bằng tỏi nướng


Các bạn cứ tin mình làm thử mà xem, sẽ tránh cho bé khỏi phải nhờ đến thuốc tây đó. Cái này đã kiểm chứng và có hiệu quả rồi đó.


Cứ mỗi lần bạn thấy bé bị hắt xì, chảy nước mũi - thì đó là dấu hiệu bé bị cảm. Nếu bạn không kịp thời chữa ngay thì bé sẽ bị cảm nặng hơn và sau đó là ho và có thể sốt nữa.


Vậy thì mỗi khi bạn thấy bé có những dấu hiệu bị cảm nêu trên bạn nên cho bé uống nước tỏi nướng chín. Nước tỏi nướng không hề cay, không có mùi nồng và cực kỳ dễ uốn. Trong vòng 1-2 ngày là bé sẽ hết sổ mũi và hắt hơi


Mình làm nhiều lần và rút ra kinh nghiệm:


Số lượng tỏi: 2 - 3 tép nhỏ (loại tỏi bắc, mỗi tép chỉ bằng ngón út của bé) hoặc 1 - 1,5 tép lớn (loại tỏi sen, mỗi tép bằng giữa người lớn)


Lưu ý là bạn nên tùy theo trọng lượng của bé cũng như độ tuổi. Con mình 10.6 kg, mình cho uống nước của 1 tép tỏi loại lớn


Liều lượng: ngày 2-3 lần, tùy mức độ cảm nặng hay nhẹ của bé


Cách làm: bạn để nguyên vỏ, gói tép tỏi vào mấy lớp giấy bạc (nướng như vậy vỏ sẽ không bị cháy và đen) rồi bọc kín lại đem nướng đều các mặt trên lửa chỉ khoảng 10 - 15 giây thôi (khi mới nghe mùi tỏi thơm tỏa ra là đã được). Để 1 lúc cho dịu nóng, bạn bỏ vỏ giấy bạc ra, lấy tép tỏi ra bóc vỏ hết (nhớ cạo đi phần bị cháy), sau đó cho vào chén nhỏ, lấy thìa nghiền nát tỏi ra, cho chút nước vào (khoảng 1 - 2 thìa cà phê) ngoáy kỹ với tỏi để tỏi ra hết nước.
Sau đó cho bé uống nước, nếu cho bé ăn cả xác tỏi càng tốt.


Bài này em sưu tầm được trên mạng, của mẹ châu oanh thì pải. Em đã thử nghiệm với bé nhà em nhé. Hiệu quả ngay sau 1 ngày uống nước tỏi. Mọi khi toàn pải uống thuốc tây.


Có điều uống nước tỏi nóng nên các mẹ cho con uống thêm nước rau diếp cá hoặc bổ sung vitamin C nhe.



Chữa sổ mũi cho bé bằng các phương pháp bài thuốc dân gian hiệu quả


Hôm qua tự dưng Joe bị sổ mũi, phải chăng mẹ đã không giữ ấm cho con đúng cách, mẹ rất lo lắng. Mẹ đã nhỏ nước muối liên tục mà ko ăn thua. Mẹ tìm thấy nhiều bài viết cách chữa sổ mũi bằng phương pháp dân gian, không biết cách nào hiệu quả với Joe đây.


trẻ bị sổ mũi uống thuốc gì 4


1. Ăn cháo hành, tía tô: Cháo hành, tía tô thường là bài thuốc chưa cảm cúm quen thuộc cho người lớn. Bài thuốc này cũng tốt với trẻ. Mẹ lưu ý thái nhuyễn rau cho bé dễ nuốt.


2. Cho bé uống tinh dầu tỏi: Để tỏi bớt hăng, mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào bữa cháo của bé cũng có tác dụng.


3. Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides).


Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính.


Cách sử dụng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.


Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.


4. Kinh nghiệm của các mẹ:


Bơm nước muối


-Mua chai nước muối 9 phần nghìn (500ml) và một bơm tiêm( các mẹ bỏ kim tiêm đi nhé, dùng một vật nhọn chọc thủng phần nắp)


-dùng bơm tiêm hút nước muối ra cho vào một cốc sạch hâm nóng lên thì tốt hơn (Cho vào cốc nước nóng, hoặc vào lò viva nhé, các mẹ nhớ là chỉ hơi ám thôi cho khỏi lạnh mũi).


-Cho con nằm nghiêng bơm đều hai bên, nước muối từ mũi này chảy sang bên kia.


Cách này hơi dã man một chút nhưng rất hiệu quả đấy các mẹ ạ ( Chỉ sợ thời gian đầu thôi, sau đó quen dần như vệ sinh răng miệng vậy)! Mỗi ngày hai lần, nếu bị viêm ngày 3-4 lần, bé nào biết hỉ mũi ra sau khi bơm là rất tốt đấy.
Bây giờ ngày nào mình cũng vệ sinh mũi cho các cháu bằng cách đấy khoảng 1 tháng nay không thấy các cháu bị hắt hơi sổ mũi nữa! Các mẹ hãy áp dụng thử nhé.


Nhỏ nước muối pha tinh dầu tỏi


Con nhà mình mà sổ mũi, mình hay pha nước tỏi loãng vào lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi 2 lần / ngày là khỏi.
Nhưng nhớ phải là cực kỳ loãng nhé. (ép sơ 1/4 tép tỏi nhỏ rồi đổ lọ nước muối sinh lý vào, sau đó lọc bỏ tỏi, đổ lại nước trong vào lọ, nhỏ).


Lần gần đây mình đổ vào cái máy xong mũi họng và xông. Thấy rất hiệu nghiệm.


Hút mũi


Viêc chữa cho Bé đòi hỏi phải thật kiên trì. Mình có vài kinh nghiệm chữa cho con trai như sau: - Quan trong nhất là hạn chế dùng kháng sinh và thuốc tây: những loại này ko điều trị tận gốc nên sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, càng ngày bé sẽ bị càng nặng. - Buổi sáng và tối (trước khi đi ngủ) bạn lấy hút mũi 2 vòi (1 vòi cho vào mũi cháu, 1 vòi vào miệng mẹ) vừa hút vừa bơm nươc muối sinh lý, tức là phải tạo ra dòng nước tử bên mũi nọ sang mũi kia để hút hết đờm mũi cho bé. Nhớ là nước muối phải ngâm ấm (nếu dùng nước lạnh muối bé càng ngạt thêm), bạn bơm khoảng 2-3 lọ nước muối con/lần cho đến khi hết cả đờm. Bạn có thể đến khám ở nhà bác sĩ PHẠM THẮNG (Phố Đoàn Như Hài) để tham khảo cách hút mũi, sau đó về tự làm. Bác sĩ Thắng học từ Mỹ về và rất ít khi dùng thuốc cho trẻ con, bạn cũng nên hỏi tư vấn thêm bác sĩ. - Buổi tối sau khi hút mũi xong, bạn mua nhiều cứt lợn hoa tím, rửa sạch, đun nước xông mũi cho bé. làm 1 cái phễu = bìa để bé hít hơi nóng (20-30 phút). việc này đặc biệt tốt trong thời tiết lạnh. - Không nên dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mũi nào khác ngoài nước muối sinh lý - Nếu bé bị ngạt mũi, bạn nên kê đầu cao cho bé khi ngủ, bôi 1 ít dầu gió vào ngực áo để bé hít cho dễ thở. - Nếu thời tiết nóng (mùa hè), nên cho bé chơi ngoài nắng, ánh nắng rất tốt để diệt vi khuẩn, vi rút - Dùng húng chanh+ mậtt ong, Phật thủ + mạch nha, ....kèm thêm để tránh viêm họng - Trong trường hợp bé ho nhiều, bạn có thể dùng thuốc nam (17 Trần Xuân Soạn) để tiêu đờm. - Giữ ấm tay, chân, mũi cho bé nhất là khi ra đường Sau 1 thời gian làm như trên, bé sẽ tăng sức đề kháng và sẽ bị ốm ít đi.


Nhỏ nước muối cho con thường xuyên


Kinh nghiệm chữa sổ mũi cho bé nhà mình là nhỏ khoảng 10 lần nước muối sinh lý 1 ngày vào mũi bé. Mỗi lần nhỏ xong (đặt bé nằm hơi dốc đầu để nước muối chưa chảy ngược vào họng), chờ vài phút rồi lấy ống hút dịch mũi cho bé thật sạch, sau đó nhỏ tiếp vài giọt.


Nước muối có tác dụng vệ sinh sạch hốc mũi, có thể nhỏ trực tiếp vào miệng để bé uống theo đường họng cũng OK, vì nếu bạn để dịch mũi đặc lại, bé phải thở bằng miệng là dẫn đến viêm họng ngay. Mình toàn dùng pp này để tránh bé phải uống KS, cứ hơi hắt hơi, chảy nước mũi là mình áp dụng luôn, sau vài ngày là mũi bé bình thường.
Mua lọ nước muối nhỏ NaCl dùng cho bé trong mùa này khá tốn, vì thế mình mua chai nước muối to (dịch truyền), chưa đầy chục nghìn mà dùng thoải mái luôn. Nếu bạn dùng thì nhớ mua 1 ống tiêm nhé, để hút nước muối từ chai to sang lọ nhỏ dùng cho tiện.


Các mẹ ơi, mình thấy thuốc nhỏ mũi 9% của Pháp rất hiểu quả đối với các bé bị sổ mũi lâu ngày. Em bé nhà mình bị sổ mũi hơn một tháng, đi khám bác sĩ hai lần, bác sĩ cho uống ba bốn loại thuốc tuy nhiên chưa uống kháng sinh thì bé vẫn không khỏi được. Mình mua thuốc nhỏ mũi 9% của Pháp nhỏ cho em bé thì hiệu quả tức thời, giảm sổ mũi trông thấy, khoảng 2 ngày thì khỏi hắn. Các mẹ thử xem sao nhé.


Mình vừa được người bạn mách cho dùng cây hoa cứt lợn để chữa viêm mũi trẻ em, rất hiệu quả các mẹ nhé. Mua cây hoa ở chợ Ngọc Hà, cây có hoa tím hiệu quả hơn hoa trắng, giã nhỏ + 1 chút nước muối nhỏ mũi 0.09% rồi cho vào lọ thuỷ tinh để trong tủ lạnh. Khi nào bé bị chảy mũi, lấy ra lọ nước muối sinh lý rồi nhỏ cho bé (nhớ để hết lạnh). Thông thường nhóc nhà tớ hay nhà bạn tớ đều giống nhau ở khâu: sổ mũi -> viêm họng-> kháng sinh, nếu đáp ứng thuốc thì dừng còn không tiếp viêm phế quản. Hầu như tháng nào cũng thế, có tháng 2-3 lần, kháng sinh liên tục, liên tục. Bạn tớ dùng cây hoa cứt lợn hiệu quả nên tớ đang học tập tiếp đấy. Lưu ý là khi nhỏ mũi cho bé thì hơi sót nhé.


Mua hút mũi cho con


Ngày trước bé đầu nhà mình mới 12 ngày tuổi đã bị sổ mũi, đi Nhi đồng 1 khám, bác sĩ cho kháng sinh uống rồi hẹn 3 ngày sau tái khám, rồi tái khám rồi lại cho thuốc, ....Lần cuối sau 9 ngày mình hoảng quá hỏi bác sĩ tại sao uống thuốc hoài mà bé không hết, vì ngồi chờ khám ở bv, thấy có nhiều bé ban đầu chỉ bị sổ mũi đơn thuần lâu quá không khỏi mà gây ra viêm phổi, Viem PQ. Chị bác sĩ mới nói nếu em cho uống thuốc mà không chịu hút mũi cho bé thì sao mà khỏi...Thế là đi mua ngay cái hút mũi, lần sau bé mới vừa chớm sổ mũi, mình cho bé uống thuốc, nhỏ nứoc muối rồi "đè" mũi con ra mà hút...kết quả thấy bé nhanh khỏi lắm, vài dòng chia sẽ với các mẹ, chúc các mẹ vui, các bé mau khỏe nhé...