Dịch sốt ebola là gì

Thứ tư - 30/10/2013 02:00
Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola là gì?Bệnh do vi rút Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là bệnh do vi rút Ebola gây ra ở người. Các triệu chứng thường khởi phát sau khi bị nhiễm vi rút 2 ngày đến 3 tuần, với sốt, đau họng, đau bắp cơ, và nhức đầu. Sau đó thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, và tiêu chảy, kèm theo chức năng gan và thận cũng bị suy giảm. Ở giai đoạn này, một số người bắt đầu có các triệu chứng xuất huyết.Con người có thể nhiễm vi rút Ebola do tiếp xúc với...

Bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola là gì?


Bệnh do vi rút Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là bệnh do vi rút Ebola gây ra ở người. Các triệu chứng thường khởi phát sau khi bị nhiễm vi rút 2 ngày đến 3 tuần, với sốt, đau họng, đau bắp cơ, và nhức đầu. Sau đó thường xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, và tiêu chảy, kèm theo chức năng gan và thận cũng bị suy giảm. Ở giai đoạn này, một số người bắt đầu có các triệu chứng xuất huyết.


Con người có thể nhiễm vi rút Ebola do tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm (thường là khỉ hoặc loài dơi ăn trái). Sự lây truyền qua không khí trong môi trường tự nhiên vẫn chưa được chứng minh. Loài dơi ăn trái được cho là mang truyền vi rút Ebola mà không hề bị bệnh. Một khi con người bị nhiễm bệnh, thì bệnh cũng có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nam giới sống sót sau khi nhiễm bệnh Ebola có thể truyền bệnh qua tinh dịch trong gần 2 tháng. Để chẩn đoán bệnh, trước tiên cần phân biệt loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự chẳng hạn sốt rét, dịch tả và các bệnh sốt xuất huyết do vi rút khác. Để xác định bệnh, mẫu máu được xét nghiệm để tìm kháng thể vi rút, ARN của vi rút, hoặc chính con vi rút Ebola.
Phòng bệnh bao gồm làm giảm sự lây lan bệnh từ heo và khỉ bị nhiễm sang con người. Việc này được thực hiện bằng cách kiểm tra bệnh các loài động vật này và bằng cách giết chết và tiêu hủy đúng cách xác động vật chết nếu phát hiện chúng bị bệnh. Thịt được nấu chín kỹ và mặc quần áo bảo hộ khi xử lý thịt cũng giúp phòng bệnh, cũng như mặc quần áo bảo hộ và rửa tay khi ở gần người mắc bệnh để phòng bệnh. Các mẫu mô và chất dịch cơ thể của người mắc bệnh cần được xử lý đặc biệt thận trọng.


Không có phác đồ điều trị đặc hiệu; các nỗ lực nhằm giúp người bệnh bao gồm hoặc là cho điều trị mất nước bằng đường uống (nước uống hơi ngọt hơi mặn) hoặc là cho dịch truyền bằng đường tĩnh mạch. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao: thường từ 50% đến 90% số người nhiễm vi rút Ebola bị tử vong. EVD được phát hiện đầu tiên ở Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Bệnh thường bộc phát thành dịch ở những vùng nhiệt đới của châu Phi cận Sahara. Từ 1976 (khi lần đầu được phát hiện) cho đến 2013, chưa tới 1000 người bị nhiễm bệnh mỗi năm. Dịch bệnh lớn nhất cho đến nay là dịch Ebola Tây Phi 2014 đang hoành hành ở Guinea, Sierra Leone, Liberia và có thể Nigeria. Tính tới ngày 3 tháng 10 năm 2014, 7.497 trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh trong số đó đã có 3.439 người đã chết.
Hiện người ta đang nỗ lực chế tạo vắc xin; tuy nhiên, vẫn chưa có vắc xin nào.



Tình hình diễn tiến dịch bệnh Ebola tại Việt Nam


Nina Phạm đeo khẩu trang, găng tay, mặc áo choàng và đeo tấm chắn khi chăm sóc cho bệnh nhân Ebola. Cô bị xác định dương tính với virus này mà giới chức không thể hình dung được điều đó đã xảy ra bằng cách nào.
“Một sai lầm gì đó đã xảy ra và chúng ta cần phải tìm ra đó là gì và tại sao”, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, nói.
Nina, 26 tuổi, đã tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản khi tham gia đội ngũ gồm 50 y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan, người Liberia tại bệnh viện Dallas, bang Texas. Ducan qua đời vào tuần trước và chỉ một ngày sau đó, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) cho hay Nina dương tính với virus Ebola. Cô trở thành người đầu tiên bị nhiễm virus chết người này trên đất Mỹ.


Theo CNN, Nina tốt nghiệp chương trình y tá của đại học Thiên chúa giáo Texas năm 2010. Cô chỉ mới nhận chứng chỉ y tá chăm sóc đặc biệt vào 1/8, chưa đến hai tháng trước khi tham gia điều trị cho Duncan.


Hôm qua, Nina đã được truyền máu từ bệnh nhân sống sót sau nhiễm Ebola, Kent Brantly. Brantly bị nhiễm virus khi đang làm việc ở Liberia.


Bác sĩ Tom Frieden, giám đốc CDC, cho biết hiện chưa rõ Nina đã bị nhiễm Ebola như thế nào và có thể một “sai phạm trong giao thức” chăm sóc bệnh nhân đã xảy ra.


Giới chức liên bang đang kiểm tra lại các giao thức này, trong đó có việc gỡ bỏ các thiết bị bảo hộ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Ebola, và liệu việc phun thuốc diệt virus lên các nhân viên y tế khi họ rời phòng cách ly có thực sự hiệu quả.


Virus đã lây nhiễm như thế nào?


Giới chức CDC đã phỏng vấn Nina vài lần và cho rằng có “những mâu thuẫn” trong thiết bị bảo hộ cá nhân mà cô sử dụng cũng như quá trình cô mặc và cởi bỏ nó.


Theo ông Frieden, có thể khi Nina cởi thiết bị bảo hộ ra, một chút dịch có chứa virus từ bệnh nhân đã tiếp xúc với cô bằng cách nào đó. Hoặc có thể điều đó xảy ra trong quá trình Duncan được thẩm tách thận và đặt ống nội khí quản.


“Bạn phải gỡ bỏ găng tay, mặt nạ hay những thứ khác đã bị nhiễm virus mà không được để các công cụ này tiếp xúc với tay bạn, sau đó là áo quần, mặt hay da bạn, làm được điều đó là không dễ dàng”, ông Frieden nói.


Thậm chí, việc thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa ngoài các khuyến cáo của CDC cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm. Y tá được phép mang hai găng tay trong một số trường hợp, nhưng mang ba lần găng tay là vi phạm quy định của CDC vì điều đó làm tăng các bước và kéo dài thời gian cởi bỏ thiết bị bảo hộ hơn mức cần thiết.


CDC thừa nhận rằng trường hợp của Nina là rất đáng lo ngại. “Có thể trong những ngày tới, chúng ta sẽ chứng kiến thêm các trường hợp Ebola”, Frieden nói.


Các y tá khác từng chăm sóc Duncan cũng đang được theo dõi bởi họ có thể  như Nina. Họ sẽ được kiểm tra hai lần mỗi ngày để xem có triệu chứng sốt hay không.


Khu vực công cộng quanh căn hộ chung cư mà Nina sinh sống cũng được khử trùng và hàng xóm của cô đã được thông báo tình hình. Tuy nhiên, giới chức cho rằng dân chúng không nên quá lo lắng về dịch bệnh.


Tom Ha, một người bạn của gia đình Nina, mô tả cô là một người luôn “đặt lợi ích của người khác lên trước bản thân mình”. “Đó là triết lý mà cô chia sẻ với gia đình mình”, anh kể. “Họ luôn giúp đỡ mọi người và tự hào được giúp đỡ người khác”.


Video: Cách mặc và cởi thiết bị bảo hộ của bác sĩ chữa Ebola


Bác sĩ Sanjay Gupta của CDC hướng dẫn cách mặc và cởi các thiết bị bảo hộ khi chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola, gồm khẩu trang, tấm chắn, găng tay, áo choàng. Một ít sốt chocolate được dùng để minh họa khả năng lây nhiễm virus.


Bên trong phòng bệnh của bệnh nhân Ebola
Một y tá ở Monrovia, thủ đô của Liberia, đeo chiếc camera khi đang chữa trị các bệnh nhân Ebola, để mọi người chứng kiến thực tế khắc nghiệt các nhân viên y tế phải đối mặt mỗi ngày.



70 đồng nghiệp của Nina Phạm có thể nhiễm Ebola


Cùng với Nina Phạm, có khoảng 70 nhân viên y tế khác chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại thành phố Dallas, Mỹ, và những người này cũng có khả năng lây nhiễm.


Ông Thomas Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho rằng “một lượng lớn” nhân viên y tế cùng làm việc với Nina Phạm có thể bị nhiễm Ebola nếu như họ cũng bị ảnh hưởng bởi “quy trình sai”, theo LA Times.


“Chúng ta cần xem xét khả năng có thể có thêm các ca nhiễm Ebola, đặc biệt là trong số các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân khi anh ta tiến triển xấu. Chúng tôi lo ngại và cũng không ngạc nhiên nếu có thêm các ca nhiễm trong số các đồng nghiệp của Nina Phạm”, ông Frieden nói.


Hôm qua, Nina Phạm, nữ y tá gốc Việt ở thành phố Dallas, bị xác định là người nhiễm virus Ebola đầu tiên trên đất Mỹ và hiện trong tình trạng “ổn định”.


Sổ sách theo dõi bệnh nhân cho thấy Nina Phạm là một trong số 70 nhân viên y tế của CDC chăm sóc cho Thomas Eric Duncan, người bị nhiễm Ebola và nhập viện hôm 28/9, CBC News cho hay. Duncan qua đời hôm 8/10. Tổng số 48 người có tiếp xúc với Duncan vẫn đang bị cách ly và sẽ được theo dõi đến ngày 19/10, là ngày kết thúc thời kỳ ủ bệnh. Hiện chưa có ai có dấu hiệu bị sốt.


“Chúng ta cần xem lại cách kiểm soát việc lây nhiễm Ebola, bởi vì một trường hợp nhiễm cũng không thể chấp nhận được”, ông Frieden nói trong cuộc họp báo.


Khi các điều tra viên đang xem xét vì sao Nina Phạm bị nhiễm bệnh, các quan chức ngành y tế của Mỹ cũng xem xét quy trình cần tăng cường ở các bệnh viện ở nước này. CDC cho biết sẽ kiểm tra từng khía cạnh trong việc xử lý các ca nhiễm hoặc nghi nhiễm Ebola để xác định “lỗ hổng” ở đâu.


Người dân Mỹ đang tăng cường kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama xem xét việc cấm những người từ châu Phi tới Mỹ nhằm ngăn chặn việc lây nhiễm Ebola.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê khoảng 4.000 người thiệt mạng do nhiễm và nghi nhiễm Ebola tại Tây Phi từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng ba. Hơn 370 nhân viên y tế ở khu vực bị ốm hoặc thiệt mạng.


Nguồn: Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola là gì – Tình hình diễn tiến dịch bệnh tại Việt Nam