Những dấu hiệu mang thai phụ nữ cần biết

Thứ ba - 12/11/2013 07:59
Làm sao biết được tôi đã có dấu hiệu có thai? Phụ nữ có mang sẽ có những triệu chứng như thế nào? Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết có thai là gì? Những kiến thức cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết được bạn đã có thai hay không kể từ sau ngày rụng trứng đầu tiên của tuần thứ nhất.Dấu hiệu có thai sớm nhất sau ngày rụng trứng– Xuất hiện những đốm màu nhạt trên da.– Người mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.– Đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của...

Làm sao biết được tôi đã có dấu hiệu có thai? Phụ nữ có mang sẽ có những triệu chứng như thế nào? Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết có thai là gì? Những kiến thức cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết được bạn đã có thai hay không kể từ sau ngày rụng trứng đầu tiên của tuần thứ nhất.

 

Dấu hiệu có thai sớm nhất sau ngày rụng trứng
– Xuất hiện những đốm màu nhạt trên da.

 

– Người mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.

 

– Đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của việc mang thai. Nhiều phụ nữ nghiệm thấy họ đi tiểu thường hơn nhiều ngay cả trước khi mất kinh, thường là từ 7 – 12 ngày sau khi nhiệt độ tăng khi trứng rụng. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn tiết niệu xảy ra trong tháng đầu do tử cung trong hố chậu đè lên bàng quang, cần phân biệt với nhiễm trùng tiểu.

 

– Ốm nghén: ói mửa xuất hiện khoảng cuối tháng đầu tiên, kéo dài 6 – 12 tuần, đi kèm với mệt mỏi, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, dễ buồn ngủ hoặc mất ngủ, ngán ăn hoặc kém ăn…

 

– Thân nhiệt tăng lên sẽ là bình thường khi thân nhiệt tăng vào lúc rụng trứng. Thân nhiệt căn bản vẫn tăng sau khi sự rụng trứng hoàn tất và tiếp tục duy trì tình trạng tăng thân nhiệt cho tới gần ngày kinh của chị em có thể là một trong những dấu hiệu rất sớm của sự thụ thai.
mang thai som
– Mất kinh, chậm kinh là một dấu hiệu hiển nhiên cho biết chị em phụ nữ đã thụ thai. Tuy nhiên, nhiều người có thể mất một kỳ kinh vì những lý do khác như bị bệnh, căng thẳng, mất cân bằng hoóc môn và những phản ứng với thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Nếu chu kỳ kinh bình thường của bạn xảy ra rất đều, thì mất kinh là một dấu hiệu.

 

– Nôn cũng là một dấu hiệu của người phụ nữ mang thai, nhưng chỉ chừng một nửa số phụ nữ có thai có cảm giác buồn nôn, và sự buồn nôn này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ban ngày hay ban đêm.

 

– Ngực căng, đau nhức. Vú và núm vú cảm giác mềm hơn bình thường. Quầng và núm vú sẫm hơn, quầng vú trở nên sẫm màu hơn chỉ sau một tuần thụ thai.

 

– Táo bón là dấu hiệu chị em có thể lưu ý về sự thay đổi nơi đường ruột trong thời kỳ đầu thụ thai. Chức năng ruột có thể bị suy giảm do sự thay đổi hoóc môn và là một trong mười dấu hiệu thụ thai.

 

 101 dấu hiệu nhận biết bạn đã có mang thai

 

Chậm kinh chưa phải là dấu hiệu sớm nhất cho biết bạn đã mang thai, nhưng có thể là dấu hiệu gần như chắc chắn nhất, nó là hằng số không đổi khi được kết hợp với các dấu hiệu mang thai khác (biến số – dễ thay đổi – người này có – người kia không có).

 

Nguyên nhân của chậm kinh – có thể bạn đã mang thai. Bào thai sẽ tiết ra nội tiết tố hCG vào trong máu của mẹ. HCG sẽ báo cho cơ thể bạn ngừng chu kỳ kinh nguyệt và cảnh báo với bạn rằng bạn đã là một thai phụ. Còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chậm kinh. Nhưng nếu như chậm kinh kèm theo những dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đã có bầu rồi đấy icon smile Dấu Hiệu Có Thai Sớm Nhất
Chảy máu âm đạo
Sớm nhất: ngày thứ 5 sau khi quan hệ – Muộn nhất: 15 ngày sau khi quan hệ. Có người xuất hiện triệu trứng này trong cả vài tháng.

 

Hiện tượng chảy chút máu ở âm đạo là một trong những dấu hiệu có thai phổ biến trong những tuần đầu của thai kỳ. Có tới 75% các bà mẹ có thể xuất hiện triệu trứng này. Nó được gọi là máu báo thai. Hiện tượng chảy máu trong những ngày đầu mang thai, báo hiệu trứng đã vào làm tổ trong tử cung, và máu là do lớp niêm mạc tử cung bong ra. Máu có thể màu hồng nhạt, kéo dài vài ngày. Đi kèm với ra máu có thể là những cơn đau bụng dưới lâm râm, đau tức ngực, chán ăn …
Ra máu khi mang bầu nên làm gì?

 

– Dùng ngay băng vệ sinh để biết lượng máu và máu màu gì. Nhiều bà bầu bị ra máu mầu nâu và kéo dài vài tuần. Đi khám bác sĩ có kê thuốc ổn định nội tiết.

 

– Thử beta HGC của máu. Nếu > 5 thì là bạn đã mang thai

 

– Không đi siêu âm đặc biệt là siêu âm dầu dò khi thấy máu và nghi ngờ có thai. Vì lúc này có thể thai còn quá bé và việc siêu âm ảnh hưởng đến thai. Nếu có đi thì cũng nên dùng cách siêu âm ổ bụng.

 

– Tĩnh dưỡng, tránh vận động mạnh như đi xe đạp, leo cầu thang, làm việc nặng, tránh đi lại nhiều…

 

– Thực tế nhiều bà mẹ có bầu 3 tháng đầu vẫn có kinh nguyệt vì lượng hormon cơ thể tiết ra ngăn chặn rụng trứng chưa ổn định. Và vẫn sinh em bé khỏe mạnh bình thường. Nên cho dù có ra máu nhiều và rơi đúng kỳ kinh nguyệt, đi khám không có vấn đề gì thì mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé.
Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở khi có thai
Sớm nhất: tuần đầu tiên sau khi trứng được thu tinh – Muộn nhất: 3 tháng đầu

 

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất đó là mệt mỏi, chóng mặt, khó thở. Mẹ bầu có thể gặp triệu trứng này khi thai 1 tuần tuổi hoặc muộn hơn là sau khi đã trễ kinh. Đó là do sự gia tăng hooc môn progesterone trong cơ thể. Ngoài ra do cơ thể phải tạo ra nhiều máu hơn để đem chất dinh dưỡng đến cho thai. Hệ thống tim mạch cũng có những thay đổi lớn làm cho nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu của tim tăng làm tim đập nhanh và lượng máu của cơ thể cũng tăng 40-45%. Do vậy, hệ thống tim mạch và thần kinh phải có những điều chỉnh liên tục để phù hợp với những thay đổi này, một khi sự điều chỉnh không diễn ra kịp thời sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt kèm mệt mỏi, khó thở khi mang thai tuần đầu. Tuy nhiên, có một số ít người hoàn toàn cảm thấy không mệt mỏi.

 

Tình trạng ngày có thể kéo dài đến hết tam các nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), giảm dần trong tam cá nguyệt thứ hai và lại tăng lên ở tam cá nguyệt thứ 3.
Mệt mỏi, chóng mặt khi có thai làm thế nào?

 

Cách đối phó với những dấu hiệu bầu bí đáng ghét này nằm ở chế độ ăn uống của chính bà bầu. Hãy chú ý thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều rau và hoa quả giàu vitamin c, tăng cường các thức ăn giàu sắt, vì thiếu sắt trong máu làm lượng oxi tới não và cơ quan khác bị giảm, gây mệt mỏi. Lương calo trung bình 300 – 500/ ngày. Hạn chế dùng cafein và đường.

 

Kết hợp ăn uống với thể dục điều độ, nhẹ nhàng vì nó giúp lưu thông máu. Bên cạnh đó, hãy nuông chiều bản thân một chút, nhờ chồng làm giúp công việc, matxa thư giãn. Hãy đi ngủ sớm hơn, thức dậy muộn hơn và ngủ ngắn khi có thể. Nếu bạn phải làm việc cả ngày, hãy dành 15 phút ngủ ngắn tại bàn làm việc của mình.
Ngực đau, căng, tức khi mang thai
Sớm nhất: 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai – Muộn nhất: 3 tháng đầu. Giảm ở 3 tháng giữa. Và lại tăng ở 3 tháng cuối.

 

Khi có thai bạn sẽ có cảm giác căng hai đầu vú, vú nhạy cảm hơn, dễ đau khi đụng chạm. 2 tuần sau khi thụ tinh, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu này là do sự gia tăng các hormon, sự phát triển của tuyến sữa trong các tuần lễ đầu tiên khi cơ thể bạn chuẩn bị nuôi dưỡng thai nhi.

 

Ngực to và đau do nhiều nguyên nhân nên để chắc chắn mẹ bầu cần kết hợp với các trệu trứng khác như chaỷ máu âm đạo, mệt mỏi chóng mặt buồn nôn, trễ kinh…

 

Để khắc phục tình trạng căng tức ngực, đau ngực, bà bầu cần bổ sung vitamin E và D mỗi ngày, sử dụng áo ngực phù hợp.
Đau bụng dưới khi có thai
Sớm nhất: 2 tuần sau khi trứng được thụ tinh – Muộn nhất: 3 tháng đầu

 

Hiện tượng đau bụng dưới lâm râm thường được hiểu lầm với dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt. Dấu hiệu này có thể kéo dài vài phút hoặc vài tiếng trong 1 ngày, có nhiều người đau quặn lên rồi lại thôi. Để biết chính xác đau bụng dưới có phải đã có thai hay không, mẹ bầu cần kết hơp với các dấu hiệu có thai khác như chậm kinh, đau tức ngực, chảy máu âm đạo…

 

Nguyên nhân của đau bụng dưới khi mang thai đó là phôi làm tổ tại tử cung, sự dãn nở của tử cung chèn ép lên các bộ phận khác gây ra các cơn đau từng cơn ở vị trí dưới rốn.

 

Khi thấy đau bụng cần nằm nghỉ, theo dõi, nếu đau quá 4h/ngày, quá 3 ngày/tuần hoặc kèm các dấu hiệu lạ khác thì cần đi khám bác sĩ.

 

Sợ thức ăn khi mang thai
Sớm nhất: vài ngày đến 2 tuần sau khi thụ tinh – Muộn nhất: 3 tháng đầu

 

Cảm giác sợ thức ăn, thấy vị tanh trong miệng, sở thích ăn uống gần như thay đổi hoàn toàn là một trong những dấu hiệu mang thai khá phổ biến của chị em phụ nữ. Ban đầu chỉ là cảm giác sợ thức ăn, ngửi thấy mùi gì cũng khó chiu, nặng hơn nữa là buồn nôn, uống nước cũng nôn… Nguyên nhân của việc này là do sự tăng lên của Estrogen là loại hormon chịu trách nhiệm về cảm giác mẫn cảm với mùi, và lượng estrogen tăng cao khi mang thai khiến bạn có cái mũi cực thính nhạy.
Làm gì khi ốm nghén, sợ thức ăn

 

Triệu trứng này sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu đòi hỏi mẹ cần có cách thích nghi đặc biệt

 

Một chút trà gừng buổi sáng sớm, một chút mật ong với chanh tươi hay một thìa giấm táo mật ong sẽ làm bạn quên đi cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.

 

Trứng gà một quả, đường trắng 30g, giấm 60ml. Sau đó cho giấm vào nồi nấu sôi, nêm đường trắng vào nấu tan tiếp đó đập trứng nấu chín ăn ngày một thang, dùng liền 3 ngày. Đây là kinh nghiệm chữa nghén, sợ mùi thức ăn của các mẹ đi trước.

 

Hãy giữ bụng lưng lửng bằng cách ăn những thứ mẹ bầu không có cảm giác sợ, không được để bụng trống rỗng hoàn toàn vì khi đó axit trong dạ dày trống sẽ tăng cảm giác buồn nôn.
Đi tiểu nhiều khi mang mang thai
Sớm nhất: 1 tuần sau khi thụ thai – Muộn nhất: 3 tháng đầu. Có thể xuất hiện ở 3 tháng cuối

 

Đi tiểu nhiều, đi tiểu rất nhiều, sau khi tiểu xong vẫn còn cảm giác buồn tiểu, nhất là về ban đêm… là một trong những hiện tượng thường gặp của các thai phụ trong ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối. Thực tế, có thể bạn sẽ gặp hiện tượng này ngay trước khi biết mình mang thai, vì thế đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ.

 

Ngay cả khi bạn chưa thấy bụng, tử cung bạn vẫn đang “bành trướng” và gây chèn ép lên bàng quang vốn không bao giờ rỗng hoàn toàn. Thêm vào đó, thận cũng làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể bạn. Kết quả là: nhu cầu tiểu tiện trở nên thường xuyên hơn, suốt cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên uống ít nước hơn, và cũng không được nhịn tiểu – vì như thế sẽ có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Để hạn chế số lần phải trở dậy tiểu tiện vào ban đêm, đừng uống nước trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, loại trừ thức uống chứa cafein vào buổi tối (do cafein gây kích thích bàng quang) và nhớ đi tiểu trước khi tắt đèn đi ngủ
Đau đầu khi mang thai

 

Đau đầu khi mang thai là triệu trứng có thai phổ biến của chị em phụ nữ. Nó xuất hiện và hoành hành trong suốt 3 tháng đầu, một số mẹ bầu nhạy cảm hơn có thể gặp dấu hiệu này trong những ngày thai đầu tiên.

 

Nguyên nhân của hiện tượng đau đầu khi mang thai đó là do sự thay đổi của cơ thể mẹ thích nghi với điều kiện mới – mang thai. Sự thay đổi của hormone trong cơ thể, mệt mỏi căng thẳng, mất ngủ khi có thai cũng là những thủ phạm gây nên tình trạng trên.
Đau đầu khi có mang thai cần làm gì?

 

Khi bị đau đầu, các mẹ không được tùy tiện dùng kháng sinh, uống thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Thay vì uống thuốc, hãy tham khảo một số bài thuốc dân gian trị đau đầu khi có thai trên mạng hoặc các diễn đàn lớn. Để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ đau đầu khi có thai 1 tháng, mẹ cần chú trọng đến chế độ ăn uống, uống đủ 2 lit nước mỗi ngày, chia nhỏ bữa ăn. Đặc biệt là chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ đau đầu.
Nguồn: Dấu hiệu có thai sớm nhất sau ngày rụng trứng 1 tuần đầu tiên