Cách đặt tên con năm Quý Tỵ 2013 theo Phong Thủy Ngũ Hành

Thứ hai - 29/07/2013 18:11
Trong 12 con giáp, mỗi con giáp có đặc tính riêng. Vì vậy, khi đặt tên cho bé, nên kết hợp với đặc tính của tuổi để lựa chọn cho phù hợp.Tên nào nên đặt cho con tuổi Quý Tỵ 2013?Tên có chữ “Dậu” và ”Sửu”Địa chi Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp, nên những tên có chữ “Dậu”, “Sửu” sẽ tăng cường sức mạnh cho bé, giúp vận thế của trẻ tốt hơn.Những tên có chữ “Dậu”, “Sửu” nên đặt: Dậu, Tửu, Phối, Chước, Tô, Lễ, Nhưỡng, Thuần, Túy, Thuyên, Tỉnh, Trịnh, Hồng, Tường Nam, Dương,Sinh, Mục…Tên có chữ “Ngưu” và...
Trong 12 con giáp, mỗi con giáp có đặc tính riêng. Vì vậy, khi đặt tên cho bé, nên kết hợp với đặc tính của tuổi để lựa chọn cho phù hợp.
 

Tên nào nên đặt cho con tuổi Quý Tỵ 2013?



Tên có chữ “Dậu” và ”Sửu”
Địa chi Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp, nên những tên có chữ “Dậu”, “Sửu” sẽ tăng cường sức mạnh cho bé, giúp vận thế của trẻ tốt hơn.
Những tên có chữ “Dậu”, “Sửu” nên đặt: Dậu, Tửu, Phối, Chước, Tô, Lễ, Nhưỡng, Thuần, Túy, Thuyên, Tỉnh, Trịnh, Hồng, Tường Nam, Dương,Sinh, Mục…

Tên có chữ “Ngưu” và “Phượng”
Ngưu đối ứng với địa chi Sửu, Kê tức gà đối ứng với địa chi Dậu, mà gà thường được xưng tụng là Phượng hoàng, nên những tên có chữ “Ngưu” và ”Phượng” cũng có tác dụng tương tự như tên có chữ “Dậu” và ”Sửu”, tăng cường sức mạnh và vận thế cho bé.
Những tên có chữ “Ngưu”, “Phượng” nên đặt: Ngưu, Mưu, Mục, Mẫu, Lê, Sinh, Hy, Kiền, Phượng, Hoàng, Phong…

Tên có chữ “Ngọ” và “Mùi”
Địa chi Tỵ, Ngọ, Mùi là tam hội, nên những tên có chữ “Ngọ”, “Mùi” sẽ phò giúp sức mạnh cho bé tuổi Tỵ.
Những tên có chữ “Ngọ”, “Mùi” nên đặt: Hứa, Chử, Ngỗ, Muội, Chu, Mỹ, Thiện, Linh…

Tên có chữ “Mã” và “Dương”
Địa chi Ngọ ứng với Mã, Mùi ứng với Dương, nên những tên có bộ “Mã”,“Dương” cũng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho trẻ tuổi Tỵ.
Những tên có bộ “Mã”, “Dương”: Kỳ, Mã, Đằng, Dịch, Khiên, Ly, Nghĩa, Trì, Dương, Quần, Linh, Tường…

Tên có chữ “Huyệt”, “Khẩu”, “Điền”
Rắn chủ yếu sống trong hang nên những chữ mang ý nghĩa hang ổ, tổ, đất đai như chữ có bộ “Huyệt”, “Khẩu”, "Điền"… khá phù hợp để đặt tên cho bé.
Tên tham khảo: Diệp, Hữu, Chiếm, Hiệu, Đinh, Khả, Chỉ, Đài, Tư, Chiếu, Cát, Lữ hoặc Lã, Đồng, Hợp, Hướng, Hậu, Các, Danh, Ngô, Trình, Hạnh, Viên, Hàm, Cốc, Khởi, Quân, Tri, Hòa, Xuyên, Song, Liêm, Dao, Giao, Diệu, Bình, Nguyên, Điền, Môn, Phủ, Thất, Huệ, Phan…

Tên có chữ “Nhục”
“Nhục” có nghĩa là thịt. Rắn là động vật ăn thịt, chúng có khả năng săn mồi và ăn thịt siêu phàm. Điều đó cho thấy, bé tuổi Tỵ sẽ rất giỏi trong khoản ăn uống. Chữ “Nhục” thường liên quan đến thịt, nên lựa chọn những tên có chữ “Nhục” để đặt cho trẻ sinh năm này. Vì vậy, bạn có thể tham khảo những tên có bộ "Nhục", gồm: Bằng, Minh, Thắng, Bàng, Cách, Bác, Phục, Cơ, Hồ, Giao…

Tên có chữ “Tâm” và bộ Tâm đứng
Tâm, tức tim là bộ phận quý giá nhất trong cơ thể, không có tim thì sinh mệnh cũng không còn, vì thế, thời cổ đại, người ta thường lấy tim làm vật tế lễ. Chọn tên có chữ “Tâm” cũng là một trong những lựa chọn tối ưu cho bé sinh năm Quý Tỵ.
Tên có chữ “Tâm” và bộ Tâm đứng nên đặt: Tâm, Chí, Niệm, Tư, Ân, Huệ, Tuệ, Trung, Nguyện, Thái, Như, Ý, Từ, Hằng, Tình, Hoài, Ức, Khôi…

Tên theo thuyết “Rắn hóa Rồng”
Rắn leo lên cây, mang nghĩa bay cao nên mới có thuyết “Tiểu long hóa đại long”. “Tiểu long” tức rồng nhỏ, dùng chỉ rắn, “đại long” ý chỉ rồng lớn. Vì vậy, khi đặt tên cho trẻ tuổi Tỵ, bạn có thể tham khảo thêm những tên có chữ “Thần”, “Tiểu”, “Sỹ”…như: Thìn, Long, Lộc, Ngôn, Kinh, Bối, Vân, Vũ, Quân, Dân, Thọ, Tráng…

Tên theo Ngũ hành
Xét theo Ngũ hành, bé sinh năm Quý Tỵ thuộc mệnh Hỏa. Nếu căn cứ vào quan hệ tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, khi đặt tên, cha mẹ nên chọn những tên thuộc hành Mộc, Thổ, tránh tên thuộc hành Kim, Thủy.
 

Tên nào nên tránh cho con tuổi Quý Tỵ 2013?



Khi đặt tên cho bé sinh năm 2013, bạn cần tránh đặt tên mang nghĩa tương xung, tương khắc, tương hại với tuổi.

Tránh chữ “Dần”, “Hổ”
Địa chi Dần, Tỵ tương hình, có nghĩa là trái ngược, đối lập nhau, không ai nhường ai. Ngoài ra, Dần, Tỵ tương hại, nghĩa là “hãm hại”, chủ về bất hòa, bất hợp. Vì vậy, khi đặt tên cho bé sinh năm Quý Tỵ, bạn nên tránh những tên như: Dần, Diễn, Hổ, Bưu…

Tránh chữ “Hợi”, “Thỉ” và tất cả những chữ liên quan đến lợn (Trư)
Địa chi Tỵ, Hợi tương xung, nghĩa là “xung động, không ổn định”. Trong quan hệ địa chi tương xung, thì Tỵ Hợi là xung nhất. Do đó, khi chọn tên cho bé tuổi Tỵ, bạn cần tránh chọn những tên có chữ “Hợi”, “Thỉ” và những chữ liên quan tới Trư.
Những tên kiêng đặt: Hợi, Hài, Khắc, Hạt, Cái, Cai, Khái, Tượng, Hào, Dự, Gia, Nghị, Tụ, Duyên…

Cẩn thận với tên có chữ “Thân” và những chữ liên quan đến khỉ (Hầu)
Quan hệ giữa tuổi Tỵ và tuổi Thân có hai mặt tốt xấu khá phức tạp. Do đó, khi đặt tên cho bé tuổi Tỵ, bạn cần chú ý tới mối quan hệ này cũng như xét kỹ mệnh lý bát tự của trẻ để lựa chọn. Phải hết sức cẩn thận khi sử dụng chữ “Thân” hoặc những chữ có liên quan đến khỉ (Hầu) như: Thân, Thần, Khôn, Viên, Hầu…

Ngoài ra, cần tránh đặt tên như Đậu, Mễ, Mạch, Lương, Thu, Tịch, Phấn, Thụ…là những tên mang nghĩa ngũ cốc lương thực, không phải là nguồn thức ăn ưa thích của rắn.

Trên đây là những thông tin tham khảo dưới góc nhìn phong thủy, giúp bạn có thêm lựa chọn khi đặt tên cho trẻ sinh năm “Rắn vàng”.

đặt tên con theo ngũ hành
 

Đặt tên cho con theo Phong Thủy Ngũ Hành



Phong Thủy – Ngũ Hành đã có từ hàng nghìn năm nay trong xã hội phương Đông và trở thành yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sự kiện trọng đại. Đặt tên cho con theo Phong Thủy – Ngũ Hành vì thế cũng trở nên rất quan trọng đối với nhiều bậc cha mẹ bởi cái tên đẹp và thuận khí không chỉ đem lại tâm lý may mắn mà còn ẩn chứa trong đó rất nhiều niềm hi vọng và gửi gắm của cha mẹ.

Phong Thủy, Ngũ Hành là gì?

Là một phương pháp khoa học đã có từ xa xưa, là tri thức sơ khai và có những yếu tố mà khoa học hiện đại không thể lý giải được. Phong thuỷ là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương tác của thiên nhiên, xuất phát từ Phong (gió) và Thủy (nước) gắn với 5 yếu tố cơ bản gọi là Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) để qua đó ứng dụng vào suy xét, giải đoán, đánh giá những tương tác đó với nhau và trong xã hội.

Phong Thủy đôi khi được hiểu sang việc xem hướng mồ mả, nhà cửa, hướng bàn làm việc… để thuận cho gia chủ, nhưng khoa học Phong Thủy gắn với Ngũ Hành có thể áp dụng để giải đoán, hỗ trợ rất nhiều việc.

Những yếu tố quan trọng cho việc đặt tên con theo Phong Thủy – Ngũ Hành

- Cái tên được đặt phải phù hợp với truyền thống của mỗi dòng họ. Con cháu phải kế thừa và phát huy được những truyền thống của tổ tiên gia tộc mình. Điều này thể hiện trong phả hệ, những người cùng một tổ, một chi thường mang một họ, đệm giống nhau với ý nghĩa mang tính kế thừa đặc trưng của mỗi chi, mỗi họ như họ Vũ Khắc, Nguyễn Đức,…

- Tên được đặt trên cơ sở tôn trọng cha, ông của mình, như tên kỵ đặt trùng với tên ông, bà, chú, bác…điều này rất quan trọng trong văn hoá truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam ta.

- Tên cần có ý nghĩa cao đẹp, gợi lên một ý chí, một biểu tượng, một khát vọng, một tính chất tốt đẹp trong đời sống. Như cha mẹ đặt tên con là Thành Đạt hy vọng người con sẽ làm nên sự nghiệp. Cha mẹ đặt tên con là Trung Hiếu hy vọng người con giữ trọn đạo với gia đình và tổ quốc.

- Bản thân tên cần có ý nghĩa tốt lành, đã được đúc kết và nghiệm lý theo thời gian như tên Bảo, Minh thường an lành hạnh phúc. Kỵ những tên xấu vì có ý nghĩa không tốt đẹp đã được kiểm chứng trong nhiều thế hệ.

- Tên bao gồm 3 phần là phần họ, đệm và tên. 3 phần này trong tên đại diện cho Thiên – Địa – Nhân tương hợp.

Phần họ đại diện cho Thiên, tức yếu tố gốc rễ truyền thừa từ dòng họ.
Phần đệm đại diện cho Địa tức yếu tố hậu thiên hỗ trợ cho bản mệnh.
Phần tên đại diện cho Nhân tức là yếu tố của chính bản thân cá nhân đó.

Thiên – Địa – Nhân phối hợp phải nằm trong thế tương sinh. Mỗi phần mang một ngũ hành khác nhau, việc phối hợp phải tạo thành thế tương sinh, kỵ tương khắc. Ví dụ như Thiên = Mộc, Địa = Hoả, Nhân = Thổ tạo thành thế Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim là rất tốt. Nếu Thiên = Mộc, Địa = Thổ, Nhân = Thuỷ tạo thành thế tương khắc là rất xấu. Yếu tố này cũng có thể nói gọn là tên phải cân bằng về Ngũ Hành.

- Tên nên cân bằng về mặt Âm Dương, những vần bằng (huyền, không) thuộc Âm, vần trắc (sắc, hỏi, ngã, nặng) thuộc Dương. Trong tên phải có vần bằng, trắc cân đối, kỵ thái quá hoặc bất cập. Ví dụ như Thái Phú Quốc quá nhiều vần trắc, Dương cường, Âm nhược nên luận là xấu. Tên Thái Phú Minh luận là Âm Dương cân bằng nên tốt hơn.

- Yếu tố rất quan trọng của tên ngoài việc cân bằng về Âm Dương, Ngũ Hành còn phải đảm bảo yếu tố hỗ trợ cho bản mệnh. Ví dụ, bản mệnh trong Tứ Trụ thiếu hành Thuỷ thì tên phải thuộc Thuỷ để bổ trợ cho mệnh, vì thế tên phải đặt là Thuỷ, Hà, Sương,…

- Tên còn cần phối hợp tạo thành quẻ trong Kinh Dịch, quẻ phải tốt lành như Thái, Gia Nhân, Càn, tránh những quẻ xấu nhiều tai hoạ rủi ro như quẻ Bĩ, Truân, Kiển,…Quẻ cũng cần phối hợp tốt với Âm Dương Bát Quái của bản mệnh.

- Tên cần hợp với bố mẹ theo thế tương sinh, tránh tương khắc. Ví dụ: Bố mệnh Thủy, mẹ mệnh Hỏa có thể chọn tên cho con mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc) hoặc Thổ (Hỏa sinh Thổ), những cái tên bị bản mệnh bố mẹ khắc thường vất vả hoặc không tốt.

Tin Cùng Chuyên Mục

Loading...