Dấu hiệu nghi ngờ, phương pháp phát hiện và cách xử lý bị nhau tiền đạo

Thứ năm - 12/12/2013 02:02
Nhau tiền đạo là bất thường trong thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì vậy cần được phát hiện và xử lý sớm. Các mẹ nên chú ý các dấu hiệu bất thường gặp phải trong thai quá trình mang thai và thăm khám bác sĩ theo định kỳ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ của hiện tượng này.Các dấu hiệu nghi ngờ nhau tiền đạo?Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đột ngột thai phụ bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại, không kèm theo đau bụng.Triệu chứng ra huyết âm đạo có thể lập lại nhiều lần và lần...

Nhau tiền đạo là bất thường trong thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì vậy cần được phát hiện và xử lý sớm. Các mẹ nên chú ý các dấu hiệu bất thường gặp phải trong thai quá trình mang thai và thăm khám bác sĩ theo định kỳ để có thể hạn chế tối đa nguy cơ của hiện tượng này.


Các dấu hiệu nghi ngờ nhau tiền đạo?


Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đột ngột thai phụ bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại, không kèm theo đau bụng.
Triệu chứng ra huyết âm đạo có thể lập lại nhiều lần và lần sau thường ra huyết nhiều hơn lần trước.
Nếu thai phụ đi lại nhiều, làm việc nặng, giao hợp…thì dễ bị ra huyết hơn.


Có thể phát hiện nhau tiền đạo khi nào?


Hiện nay phương pháp an toàn và được dùng nhiều nhất tại Việt Nam là siêu âm.
Có thể phát hiện nhau tiền đạo sớm từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ nhờ vào siêu âm.
Qua siêu âm, ngoài việc khảo sát hình thái thai nhi, ước tính trọng lượng qua các số đo… bác sĩ có thể xác định vị trí bánh nhau bám vào tử cung: ở đáy, thân, mặt trước, mặt sau, bám thấp, tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm.


Phát hiện nhau tiền đạo nên làm gì?


Nếu các mẹ phát hiện ra nhau tiền đạo và bị ra huyết âm đạo thì cần phải vào bệnh viện có khoa sản gần nhất để được điều trị.
Tùy theo mức độ ra huyết và sự trưởng thành của thai nhi mà bác sĩ sẽ quyết định nên làm gì: chấm dứt thai kỳ hay dưỡng thai thêm.
Nếu được dưỡng thai thêm: thai phụ cần nằm nghỉ tuyệt đối tại giường, ăn uống bổ dưỡng.
Nếu không ra huyết âm đạo và thai nhi còn non tháng: nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh đi chơi xa, không làm việc nặng, kiêng giao hợp.


Không ra huyết âm đạo và thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần: vào bệnh viện có khoa sản để được theo dõi và tư vấn của bác sĩ.


Nhau tiền đạo có sinh thường được không?


Không phải mổ lấy thai cho tất cả các trường hợp nhau tiền đạo. Chỉ cần mổ lấy thai cho những trường hợp:


- Nhau tiền đạo ra huyết nhiều bất kể tuổi thai.
- Nhau tiền đạo trung tâm và thai đủ trưởng thành (có khả năng sống được khi ra khỏi buồng tử cung).
- Nhau tiền đạo bám trung tâm.


Còn những trường hợp nhau bám thấp hay bám mép có thể sanh ngã âm đạo được nếu không kèm một bất thường nào khác.
Có những trường hợp ở tuần 27 của thai kỳ là nhau tiền đạo trung tâm nhưng đến khi thai đủ trưởng thành nhau lại chỉ bám thấp và vẫn có thể sanh ngã âm đạo được. Do đó, bác sĩ sẽ cho thai phụ siêu âm kiểm tra lại vị trí bánh nhau trước khi quyết định cách sinh.


Làm gì để phòng tránh nhau tiền đạo?


- Không nên sanh đẻ khi đã lớn tuổi (sau tuổi 35) và không nên sinh nhiều.
- Không nạo phá thai nhiều lần.
- Tránh môi trường ô nhiễm bởi khói thuốc.