Bệnh mẩn ngứa ở trẻ và cách chăm sóc bé khi bị mẩn ngứa

Thứ hai - 21/10/2013 20:18
Khi bé bị mẫn ngứa, nổi đỏ khắp người, cha mẹ đừng nên hốt hoảng lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân dị ứng mẫn ngứa cho bé, có thể do thời tiết, do bé dị ứng bụi trong chăn đệm, do bé dị ứng sữa.Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên trong đó phải kể đến thời tiết. Biểu hiện ban đầu của hiện tượng này là hai má bị ngứa, khi đó trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi.Đối tượng chính là trẻ sơ sinhNgười ta đã nhận thấy...
Khi bé bị mẫn ngứa, nổi đỏ khắp người, cha mẹ đừng nên hốt hoảng lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân dị ứng mẫn ngứa cho bé, có thể do thời tiết, do bé dị ứng bụi trong chăn đệm, do bé dị ứng sữa.

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên trong đó phải kể đến thời tiết. Biểu hiện ban đầu của hiện tượng này là hai má bị ngứa, khi đó trẻ thường lắc, cọ đầu hoặc dùng 2 tay để gãi.

Đối tượng chính là trẻ sơ sinh

Người ta đã nhận thấy rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da.

Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (khoảng 2 tuổi trở lên). Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.

Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn ngủ được ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực.

trẻ bị mẫn ngứa 1

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị mẫn ngứa?

Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau:

Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ;
Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.
Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Món ăn cải thiện tình trạng mẩn ngứa cho trẻ

Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước;
Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống;
Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn;
Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn;
Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh;
Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn;
Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo;
Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên;
Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.

Thói quen cần tránh cho trẻ

Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm.
Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da;
Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len;
Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống.

Chăm sóc bé khi bị mẩn ngứa



Trẻ em ở tháng thứ 3 trở đi thường xuất hiện mụn nhọt mẩn ngứa, di ứng hay tấy đỏ da. Bên cạnh việc chữa bệnh cho bé bạn cần chú ý chế độ chăm sóc cho bé trong thời kỳ trị bệnh.

Cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây ngứa

Trước tiên bạn phải cách lỳ bé khỏi các tác nhân gây dị ứng như thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm. Không nên cho bé ra ngoài trời gió hay nơi có nhiều phấn hoa có thể trẻ sẽ bị dị ứng phấn hoa.
Hạn chế tiếp xúc các con vật nuôi dễ gây dị ứng hay lây bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ như chó mèo. Có thể một số ký sinh trùng, hay bệnh tật từ mèo sẽ lây sang trẻ nhỏ.

Tắm cho bé

Nên tắm cho bé hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da không chứa sút. Không tắm cho trẻ với xà phòng thông thường.

Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33oC.
Tắm rửa vệ sinh hằng ngày cho da trẻ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị ngứa, dị ứng. Điều này giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.
Hằng ngày dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.
Khi bé đã khỏi bệnh dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/ lần, trên cơ thể bé và mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn.
Quần áo làm từ vải coton, vải lụa cho bé. Những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len. Vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.

Trẻ bị mẩn ngứa – Chữa trị thế nào?



Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, trong đó có thời tiết. Gần đây, người ta nhận thấy những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da… là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Thường thì những trẻ 1-2 tháng tuổi đã bắt đầu có biểu hiện mẩn ngứa. Một số trẻ sẽ tự “thải loại” căn bệnh này khi dần lớn lên, khoảng 2 tuổi trở lên. Thường thì bộ phận “giở chứng” đầu tiên là hai má: Trẻ bị ngứa ở vùng da này, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực. Sau một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng, và đóng vảy. Suốt quá trình này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn không ngủ được, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể lực.

Tập những thói quen có lợi cho trẻ

Theo Đông y, mẩn ngứa là tình trạng xảy ra do hiện tượng bị nóng từ bên trong cơ thể; cũng có thể do ngoại cảnh tác động như hít phải gió độc, ẩm, từ đó bệnh tật xâm nhập vào cơ da mà thành (trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu). Ở một số trẻ, bệnh diễn biến trở thành mãn tính thường do không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nóng ẩm lưu đậu trong cơ thể, dẫn tới huyết hư thương tổn âm, hóa khô sinh phong, gió khô nóng ẩm uất kết, da mất nuôi dưỡng. Sự phát sinh của mẩn ướt có liên quan đến ăn uống, cho nên bệnh kéo dài, cần điều dưỡng dài ngày. Vì thế, phương pháp chữa trị mẩn ngứa bằng ăn uống là rất quan trọng.

Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.

Những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, và những người mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn này cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ ngứa khắp người



trẻ bị mẫn ngứa 2

Trẻ sơ sinh thường có làn da non nớt và nhạy cảm, chính vì vậy da trẻ thường dễ gặp các loại mẩn đỏ (phát ban) ở bất cứ nơi nào như mặt, da chân, tay… hoặc toàn bộ cơ thể.

Tuy nhiên, may mắn rằng mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh hầu hết là những phát ban vô hại và có thể tự biến mất sau một thời gian tùy vào cơ địa của trẻ. Một số loại phát ban chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh như:

Nổi mụn màu hồng xuất hiện là do trẻ tiếp xúc trong tử cung của mẹ trước khi ra đời. Mụn hồng thường kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí là hàng tháng trên da của bé và sau đó tự biến mất, mụn không còn xuất hiện trên da bé nữa

Ban đỏ là một trong những loại phát ban thông thường ở trẻ sơ sinh. Trên da trẻ có những vệt đỏ và có một chấm trắng hoặc vàng ở trung tâm những vệt đỏ đó. Nguyên nhân của phát ban đỏ chưa được xác định, ban đỏ tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị

Da nứt nẻ, bong vảy, khô, đỏ rát: Hầu hết những bé sơ sinh bình thường cũng xảy ra hiện tượng này, những trẻ sinh muộn hơn thì có biểu hiện này rõ ràng hơn. Da trẻ sơ sinh cơ bản thường mềm và ẩm hơn.

Mụn nước nhỏ màu trắng trên mũi và khuôn mặt (Milia) được gây ra bởi sự không lưu thông các tuyến dầu. Khi tuyến dầu của bé mở rộng trong một vài ngày hoặc vài tuần, mụn nước màu trắng sẽ biến mất.

Mẩn đỏ to ở gáy hoặc giữa hai mắt đơn giản, đó là nơi tích tụ các mạch máu. Mẩn này thường ví như vết chàm nổi trên da bé, có trường hợp vết mẩn của bé có thể biến mất sau vài ngày hoặc tháng, nhưng có trường hợp mẩn đỏ này không bao giờ mất đi.

Vết chàm trông như vết tím bầm là rất phổ biến trong bất kỳ phần nào của cơ thể của em bé có màu da tối. Nó thường có màu xám xanh màu (gần như trông như một vết bầm tím), và có thể là lớn hay nhỏ. Chúng được gây ra bởi một số sắc tố hình thành trên da của bé. vết chàm này vô hại và thường biến mất dần theo độ tuổi đi học.
Lời khuyên dành cho phụ huynh

Trong vài tháng đầu tiên khi bắt đầu nuôi một em bé, bất kỳ phát ban liên quan đến các triệu chứng khác (như sốt, kém ăn, thờ ơ, hoặc ho) cần được kiểm tra và chuẩn đoán bởi bác sĩ. Trong khi hầu hết các phát ban là không nghiêm trọng, một số ít chú ý đặc biệt cần nhớ

Nổi mụn chứa đầy chất lỏng (đặc biệt là những chất lỏng màu vàng nhạt, mờ đục) có thể là do nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm vi khuẩn hoặc herpes.

Dấu chấm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên cơ thể (” chấm xuất huyết “) có thể được gây ra do nhiễm trùng bởi virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn. Bất kỳ trẻ sơ sinh với chấm xuất huyết cần được khám bác sĩ ngay lập tức.

Dùng thuốc mỡ nhẹ để sử dụng trên trẻ sơ sinh một hoặc hai lần mỗi ngày. Bạn có thể đã có thuốc mỡ hoặc lanolin. Các thành phần trong các loại sản phẩm được nhẹ nhàng, dưỡng ẩm và nhẹ đủ cho làn da của bé.

Sử dụng một tăm bông giúp ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm cũng như da. Đặt một lớp mỏng thuốc mỡ trên khuôn mặt của em bé phát ban là hiện tại. Chỉ sử dụng một lớp mỏng để em bé của bạn không chà thuốc mỡ vào mắt hoặc miệng.

Giám sát tiến trình của bé. Nếu da bị tổn hại, bạn có thể cần phải sử dụng kèm kháng sinh để giúp điều trị các vấn đề. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để xác nhận phương pháp điều trị này Nếu phát ban lan rộng hoặc em bé có bất kỳ triệu chứng khác như lên mặt sốt quá mức, hoặc những dấu hiệu khác của bệnh cần phải được tư vấn điều trị kịp thời

Hạn chế tiếp xúc với các khu vực bị ảnh hưởng. Tiếp xúc với không khí có thể giúp chữa lành phát ban.

Hỏi đáp bác sỹ về trẻ bị mẫn ngứa



Cứ 1h đêm bé lại bị mẩn ngứa, phải làm sao?

Hỏi: Con em 2,5 tuổi bị dị ứng mẩn đỏ. Em đi khám BS cho uống thuốc Pheniramin 4mg nhưng cứ 1h đêm lại bị mẩn ngứa. BS cho em hỏi phải điều trị như thế nào?

Trả lời của bác sỹ nhi khoa:

Theo như em mô tả có thể bé bị viêm da dị ứng (cứ 1h đêm lại bị mẩn ngứa).

Còn nguyên nhân nào làm bé dị ứng thì chưa rõ. Nếu biết được nguyên nhân mới chữa dứt được tình trạng dị ứng này. Thuốc em cho bé dùng là thuốc chống dị ứng, giúp bé đỡ ngứa thôi, không điều trị dứt hẳn được bệnh này.

Vì cơ địa bé bị dị ứng nên em cần tránh: không dùng phấn hoặc nước hoa cho bé, không tắm xà phòng, không dùng tả giấy. Trong nhà không nuôi súc vật hoặc thú nhồi bông. Phòng ốc của bé cần thông thoáng, mùng mền, chiếu gối của bé không để ẩm ướt.

Ngoài ra, viêm da dị ứng này cũng thường xảy ra khi thời tiết lạnh và cũng ảnh hưởng đến yếu tố gia đình có người bị hen hoặc viêm mũi dị ứng.

Hiện tại, em cho bé dùng thuốc theo toa BS và tránh các yếu tố dị ứng như BS đã trình bày ở trên. Trong thời điểm này thời tiết lạnh cũng là yếu tố thuận lợi làm cho da bé nổi mẩn ngứa.

Bé bị mẩn ngứa như rôm



Bé nhà mình liên tục bị mẩn những nốt như rôm từ lúc bé, ngứa ngáy khó chịu, mình tắm cho bé các loại lá mát nhưng ko đỡ, bôi hồ nước để làm mát nhưng cũng khỏi rất lâu. Không biết có phải bé bị chàm ko vì có lúc thì những nốt ấy nó nổi lên to hơn nốt rôm, mẹ nào có kinh nghiệm chữa chỉ cho mình với.

dautramhue

Nghe nói có phấn rôm mà các mẹ sao không mua về dùng thử xem sao.

Ngứa dùng Dầu Tràm được tại sao cái nốt đó không dùng thử với Dầu này nhỉ. Cái này là tinh chất tự nhiên không có tác dụng phụ. Dầu gió bôi vào nóng và rát nhưng mà Dầu tràm bôi vào nóng lại mát rượi. Mình không tranh thủ quảng cáo nhưng mà mình thấy người ta bày kinh nghiệm thế nên tư vấn

Chút chít

Y hệt thằng cu nhà mình rồi. Bác sĩ bảo chàm do cơ địa đấy không khỏi nhanh được đâu. Toàn tắm mướp đắng rồi kê...mà vẫn mẩn. Bà ngoại phải đến chợ Châu Long mua ở hàng lá cái lá chàm í, về đun lên tắm, bôi thuốc nữa. Bây giờ trông trắng trẻo ra rồi. Bạn thử dùng cách này xem. Hỏi bà gì í hàng lá ở chợ Châu Long.

Thoitrang

Ngày trước con nhà em mới sinh (chừng 3 tháng) nổi mẩn khắp người. Mẹ cháu được mách ra cổng chợ Ngọc Hà mua thuốc mỡ bôi và lá tắm.sạch hết mẩn ngứa ạ. Bây giờ cu nhà em 3 tuổi rồi, mùa hè vẫn dùng thuốc mỡ ở đây để trị rôm, hiệu quả phết. Họ bán thuốc mỡ đựng trong cái hộp nhỏ đựng nhẫn vàng ý ạ, em cũng mách các mẹ sống cùng ngõ thấy bảo hiệu quả. Mẹ nó thử xem sao nhé.

mebesu2011

Con em cũng là dạng cơ địa dị ứng đây, bé hay bị nổi mụn lấm tấm, mẩn đỏ như rôm ở mặt và tay chân mà lại là con gái nữa chứ. Em nghe nói yến sào tốt mua cho con ăn để chữa ho, nhưng thật bất ngờ là táo bón cũng hết, hết mẩn đỏ, tăng được cân, ăn khỏe, ngủ khỏe.

Hơn tháng rồi nhưng con em ko hề bị nổi lại dù vừa rồi thời tiết thay đổi ghê quá. Nhưng khi mua món này các chị phải mua ở nơi đáng tin nhé, mua phải hàng giả ăn vào hại sức khỏe của con đấy.

Bopbi_07

Ngày trước con nhà em mới sinh (chừng 3 tháng) nổi mẩn khắp người. Mẹ cháu được mách ra cổng chợ Ngọc Hà mua thuốc mỡ bôi và lá tắm.sạch hết mẩn ngứa ạ.

Bây giờ cu nhà em 3 tuổi rồi, mùa hè vẫn dùng thuốc mỡ ở đây để trị rôm, hiệu quả phết. Họ bán thuốc mỡ đựng trong cái hộp nhỏ đựng nhẫn vàng ý ạ, em cũng mách các mẹ sống cùng ngõ thấy bảo hiệu quả, mẹ nó thử xem sao nhé.

Mẹ nó ơi, mua thuốc mỡ+ lá tắm ấy thì mua ở hàng nào vậy mẹ nó có địa chỉ không cho mình với. Cảm ơn mẹ nó nhiều nhiều.

cutit2006

Bạn thử tắm cho bé bằng lactacid xem sao, mình toàn tắm cho thằng cu nha mình lúc bé bằng lactacid nên không bao giờ bị rôm xảy cả. Bây giờ lớn hơn (gần 2 tuổi) mình định thôi, tắm bằng dầu tắm thông thường cho rẻ nhưng vừa rồi bị dị ứng nóng, nổi như mề đay vậy, phải tắm lại cái đó cũng đỡ lắm. Lactacid bán nhiều ở hiệu thuốc lắm nhé

heocon_thongminh

Lactacid cũng rất tốt đấy các mẹ ạ, giúp da bé mát mẻ hơn.

Thoitrang

Mẹ nó ra cổng chợ Ngọc Hà, vào hiệu thuốc lá có tên " Phương Thị Oanh" . Cứ vào đấy hỏi ai cũng biết đấy ạ,
Ở chợ Ngọc Hà có 2 hàng thuốc lá nên mẹ nó hỏi hàng thuốc P.T Oanh nhé
Chúc bé nhà mẹ nó mau hết rôm, sảy mẩn ngứa

Tít tồ

Me Boppi ra chợ Ngọc Hà, hỏi hàng lá người ta sẽ chỉ cho ngay. Có 2 hang lá nhưng bạn đi đến hàng thứ 2, (ở ngách thứ 2) tính từ đầu chợ Ngọc Hà. Cu Tít nhà mình bị chàm hay muỗi đốt, bị ngứa...(còn mình thì bị trứng cá) minh đều bôi thuốc mỡ của bà hàng lá đó. Tốt lắm í. Chỉ ghét mụ í cứ tăng giá vù vù. Hồi trước có 5000, rồi cứ tăng suốt, bgio 50000 mới đc 1 hộp bé xíu( đựng trong hộp đựng nhẫn vàng). Chúc bé nhà bạn mau khỏi.