Phụ nữ đến "ngày đèn đỏ" có nên đi lễ chùa lễ Phật?

Thứ hai - 08/02/2016 01:00
Từ lâu trong dân gian vẫn có quan niệm phụ nữ vào ngày đèn đỏ thì không được đi lễ chùa.

Dân gian quan niệm rằng: phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt không vào đền, miếu, điện thờ. Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷthần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục. Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.

Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.

Phu nu den ky kinh nguyet co duoc di chua le Phat khong
Dân gian quan niệm rằng: phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt không vào đền, miếu, điện thờ. 

Xin thưa ngay là không có gì trở ngại cả. Trong Luật Phật không có ngăn cấm điều này. Bởi lẽ, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Điều đó, không ai muốn như thế. Đó là một định lý tự nhiên mà không người phụ nữ nào tránh khỏi. Đã thế, thì tại sao Phật tử lại lo sợ? Phật tử đừng có ái ngại lo sợ gì cả. Chỉ lo sợ là Phật tử giải đãi rồi viện cớ lý do mà bỏ ngang sự tu hành, thì đó mới là điều đáng trách và đáng nói. Ngoài ra, không có gì phải bận tâm lo lắng.

Nếu bảo rằng, đó là những bài tiết dơ dáy, thì thử hỏi trong cơ thể con người, tất cả những chỗ bài tiết khác có chỗ nào sạch sẽ hết đâu? Phật dạy, thân nầy vốn là bất tịnh kia mà! Không lẽ vì sự bất tịnh mà chúng ta lại bỏ phế việc tu hành sao?

Tóm lại, Phật tử cứ yên tâm không có gì phải lo ngại. Phật tử cứ sinh hoạt tụng kinh bái sám như thường lệ. Không có gì là tội lỗi cả. Chỉ lưu ý một điều trước khi cúng bái, niệm Phật nên rửa tay, súc miệng, giữ vệ sinh thân thể thân thể sạch sẽ, y phục nghiêm trang để thể hiện nhất tâm thành kính.

"Ngày đèn đỏ" đến chùa cũng có hai khả năng gây nhân quả"

Chuyên gia Hoàng Dương Bình cho biết: "Ngày đèn đỏ" đến chùa cũng có hai khả năng gây nhân quả"
 
- Trường hợp vô tâm vô tứ: Người nữ không có ý gì nhưng trong vô thức cũng không tin, không muốn hiểu, cho rằng chùa cũng như nhà nên coi nhẹ việc “đèn xanh đèn đỏ”. Lần đến chùa trong tình trạng “đèn đỏ”, lần thì đến chùa bày lễ hoa quả vẫn đầy đất bẩn không rửa. Các rung chấn nặng nề ấy cản trở việc hành pháp của người khác, là ảnh hưởng đến chân khí. Trường hợp thế này nhiều lắm và có thể gây nghiệp nên để đề phòng, ông bà ta khuyên tốt nhất cứ “đỏ” là ở nhà. Có kiêng có lành, có nhà còn cấm tiệt.
 
- Trường hợp biết nhưng cố tình: Cố tình ở đây ý nói thái độ ngạo mạn. Đôi khi mình hay dựa vào quan điểm nào đó mà mình cho là đúng, bác lại quan điểm “đèn đỏ” không được đến chùa và cứ thế mang “cái bẩn” đến  để “xem có làm sao không?”.
 
Theo tôi biết khi ấy nhân quả rất nặng và không những kiếp này và trong nhiều kiếp vẫn bị phạt. Nhân quả xảy ra mạnh mẽ ngay từ khi khởi ý chứ chưa nói đến chùa. Tẩy rửa nghiệp lực này rất vất vả và mất thời gian.
 
Vậy nên phụ nữ đèn đỏ không phải là vấn đề, cái cần quan tâm là ý thức. Ngày đèn đỏ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và tâm trạng thanh thản là hoàn toàn yên tâm đến chùa.

Tin Cùng Chuyên Mục

Loading...