Từ ngày 15/1 ngân hàng ĐƯỢC PHÉP PHÁ SẢN, Ai đang gửi tiền nhất định phải biết điều này để không bị MẤT TRẮNG

Thứ năm - 12/04/2018 10:06
Cả năm lao động, chắc hẳn mọi người đều mong muốn tìm được 1 địa chỉ uy tín nhất để “giữ hộ” những đồng tiền “mồ hôi xương máu” của mình.
nganhang2
Những tưởng ngân hàng sẽ là nơi an toàn nhất để chọn mặt gửi vàng, tuy nhiên theo Luật các Tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực thi hành kể từ 15/1 thì các ngân hàng YẾU KÉM sẽ được phép phá sản.

 

Như vậy, kể từ thời điểm 15/1/2018, các Tổ chức tín dụng, trong đó có ngân hàng, nếu làm ăn không hiệu quả sẽ được phép cho phá sản. Tuy nhiên câu chuyện – tiền của người gửi sẽ như thế nào thì vẫn chưa được đề cập đến.

Là 1 người dân gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng em vô cùng hoang mang bởi không biết nếu ngân hàng phá sản thì tiền gốc và lãi của mình sẽ đi về đâu?

Em tìm hiểu thì thấy nói thế này:

Tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi quy định: Đối tượng áp dụng của luật này bao gồm những người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Quy định này nêu rõ, kể từ ngày 5/8, số tiền bảo hiểm được thanh toán cho các khoản tiền gửi (được bảo hiểm) bao gồm cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng.

==> Như vậy, nếu một tổ chức tín dụng tuyên bố phá sản, người dân có khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đó sẽ nhận được tối đa 75 triệu đồng từ khoản bảo hiểm tiền gửi. Nói cách khác, dù số tiền người dân gửi vào tổ chức tín dụng là 100 triệu đồng, 500 triệu đồng hay nhiều hơn thì số tiền bảo hiểm tiền gửi chi trả cho người dân sẽ chỉ không quá 75 triệu đồng.

Niềm tin của người gửi tiền sẽ ra sao khi hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng gửi vào ngân hàng chỉ được đổi lại bằng khoản bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng?

Lợi ích và quyền lợi của người gửi tiền cần phải được cam kết và bảo vệ thông qua những chính sách và giải pháp cụ thể. Trong tình huống này, việc chính thức áp dụng Luật TCTD mới bắt đầu từ 15/1 không đề cập đến các chính sách cho những người gửi tiền đã khiến người dân không khỏi hoang mang.

Làm sao để giảm thiểu rủi ro mất tiền

Trong khi luật còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng thì mình cứ nên tự cứu mình trước đã. Khi gửi tiền tiết kiệm các mẹ nên lưu ý 1 số điều sau để an toàn nhất:

– Chọn ngân hàng uy tín: Đầu tiên để gửi tiết kiệm phải lựa chọn cho mình ngân hàng để “chọn mặt gửi vàng”, tốt nhất là mình nên chọn những ngân hàng mạnh nhất hiện nay mà gửi các mẹ ạ. Có 15 ngân hàng thương mại của Việt Nam được lọt vào danh sách 500 ngân hàng thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo đánh giá của tổ chức này.

 

nganhang

– Thêm nữa mọi người cần lưu ý rằng dù gửi tiền ở ngân hàng nào hãy mang sổ tiết kiệm về vì đó là tài sản của mình, nếu gửi lại ngân hàng thì phải có giấy tờ biên nhận rõ ràng hoặc tìm đến dịch vụ thuê tủ an toàn của ngân hàng để cất giữ tài sản.

– Chọn kỳ hạn gửi tiền: loại tiết kiệm được các ngân hàng thiết kế rất nhiều kỳ hạn để người dân linh hoạt lựa chọn. Kỳ ngắn từ một đến dưới 12 tháng; dài trên 12 tháng. Có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần.

Do đó, tuỳ vào tình hình thực tế, trước khi gửi, mọi người nên cân nhắc kỹ sẽ gửi kỳ hạn nào là phù hợp nhất. Nếu chưa thu xếp ổn thoả kế hoạch tài chính, hoặc cảm thấy không đủ tin tưởng thì chỉ nên gửi kỳ hạn ngắn.

Ai đang gửi tiết kiệm dưới 100 triệu gọi ngay đến ngân hàng để kiểm tra kẻo hối hận đã muộn

Đa phần mình biết các mẹ đang gửi cục tiền ở Ngân hàng nhưng chủ yếu là gửi khoản nhỏ dưới 100 triệu nên em đưa ra 1 lời khuyên hết sức chân thành cho các mẹ là ai đang gửi kỳ hạn ngắn hạn như 3 tháng, 6 tháng thì nên gọi hoặc đến ngân hàng kiểm tra lại ngay.

Em biết là các mẹ nhà ta cực kỳ thông minh và hiện đại.Ai cũng biết dành 1 khoản tiền riêng để gửi tiết kiệm ở Ngân hàng. Mẹ nào cũng có tiền gửi tiết kiệm bất kể là giàu hay trung bình. Nghèo nghèo thì cũng biết gửi NH để sinh lãi đồng nào hay đồng đó. Giàu giàu thì gửi 1 cục an toàn, số còn lại đem đi đầu tư kinh doanh. Túm lại ai cũng có tiền gửi, tuy nhiên em biết có 1 điều là không phải ai cũng biết vấn đề kiểm tra tiền gửi tiết kiệm của mình thường xuyên.

Vì sao phải kiểm tra? Để kể cho các mẹ nghe điều này. Hồi lâu rồi, có 1 anh phóng viên một tờ báo lớn đem đi gửi cho mẹ khoản tiền và bị…hố.

gui tiet kiem
Ảnh minh họa.

Theo lời anh T. cách đây gần 2 năm, anh gửi 96 triệu đồng tại phòng giao dịch một ngân hàng trên phố Lê Ngọc Hân (Hà Nội). Khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng nhưng do chủ quan, không cần đến vẫn được đáo hạn nên để “ngâm” tới hơn 20 tháng, anh T. mới đến tất toán.

Tại đây, anh T. tá hỏa khi số lãi thực lĩnh chỉ duy nhất 3 tháng đầu tiên theo đúng lãi suất, còn lại toàn bộ là lãi không kỳ hạn. Tính ra, anh T. đã thiệt khoảng 13 triệu đồng tiền lãi. Khi hai bên căng thẳng, nhân viên ngân hàng nhất mực nói không sai, vì sao kê cho thấy anh đã ký vào tờ giấy trong đó có tích ô mục không hoàn tục (đáo hạn).

Lưu ý khi làm thủ tục nha các mẹ. Nhớ check kỹ thông tin. Khi anh T. bức xúc vì suốt ngần ấy thời gian ngân hàng không gọi điện thông báo, chỉ nhận được câu trả lời lạnh lùng: “Vì sổ của anh có 96 triệu, phải là khách gửi 100 triệu đồng trở lên bên em mới gọi”. Anh T. cho biết, bất cứ ai gửi tiền cũng nên kiểm tra kỹ các thông tin, đặc biệt về các điều khoản với ngân hàng.

Bài học dành cho các mẹ là gì?

– Thứ nhất: Đừng tin người khi gửi tiết kiệm. Bản thân chúng ta cứ nghĩ rằng mình gửi gần 100 triệu là nhiều nhưng đối với phía NH họ không coi đó là khoản tiền lớn đâu. Khách hàng của họ chủ yếu họ quan tâm là DN kìa, người ta gửi cả tỷ. Còn mình ít ít thì cũng quan tâm chăm sóc nhưng chỉ là khi bạn ra đó làm việc với họ thôi. Đừng bao giờ mong họ gọi đến chăm sóc, và tư vấn bạn thường xuyên ha. Cho nên tốt nhất là khi có gửi tiền nên lâu lâu đến hoặc gọi điện thoại kiểm tra, hoặc dùng internet banking gì đó để check thông tin tài khoản của mình. Mình phải luôn là ở thế chủ động, không ai lo tiền cho mình bằng mình đâu. Tự thân vận động đi ha.

– Thứ hai: Khi đăng ký gửi tiền thì các mẹ nên chú ý từng chữ từng mệnh đề và hỏi kỹ rồi hẳn ký. Trường hợp anh T mất số tiền lãi vô cớ cũng do 1 phần ở anh ta nữa. Tại sao lại check vào ô không hoàn tục làm chi. Ngược lại nếu có hoàn tục thì tiền lãi nhận được ít nhất cũng gấp 6 lần hiện tại rồi. Các mẹ ơi, giao dich viên hay ai đó cũng chỉ có nhiệm vụ làm thủ tục giùm mình thôi không phải ai cũng có cái T M mà hướng dẫn từng li từng tí cho mình đâu.

Bởi vậy mà mình phải coi kỹ từng chữ trong hợp đồng, cái nào không hiểu thì hỏi họ rồi hẳn ký nha. Và quan trọng lúc nào cũng nên xin 1 bản mang về nghiên cứu (nhiều khi tại đó mình không phát hiện, về nhà bình tâm mới phát hiện) thì mình còn biết đường cứu vãn. Trường hợp biết rồi thì mình ra đó xin hủy hợp đồng ký lại chẳng hạn.Trường hợp gửi càng ngắn hạn thì càng nên check nhé.

– Thứ ba: Có 1 câu rất hay thế này tặng các mẹ cho vui và bản thân nó cũng mang 1 hàm ý rất sâu sắc:

  • Khi bạn gửi vài tỷ, họ coi bạn là chủ nhân và phục tùng bất cứ mệnh lệnh nào. Khi bạn gửi tiền 100 triệu, họ coi bạn là kẻ ăn mày ngửa tay xin tiền lãi.
  • Khi bạn vay vài trăm triệu bạn sợ NH. Khi bạn vay vài tỷ NH sợ bạn.

Nhớ kỹ 2 câu đó nha, biết rõ mình ở vị trí nào mà đòi quyền lôi hoặc bảo vệ quyền lợi chính mình.

Minh Thùy (t/h)

Theo bacgiang.info

Tin Cùng Chuyên Mục

Loading...