14 bài học “xương máu” cứu mạng bạn lúc nguy cấp, không biết sẽ rất tiếc

Thứ hai - 09/04/2018 14:57
Cuộc sống luôn đầy rẫy những điều khó lường và có những chuyện bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn khiến bạn trở tay không kịp. Vậy trong những tình huống như thế, bạn phải làm gì để thoát nạn?
14 ky nang 2
14 bài học “xương máu” cứu mạng bạn lúc nguy cấp. Ảnh minh họa.

1. Cách lấy dằm ra khỏi tay nhanh nhất

 

14 ky nang 3

 

Trong lúc làm việc, đôi khi chúng ta sơ suất để những chiếc dằm, gai vướng vào tay. Thay vì loay hoay, rồi chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kim hay gai bưởi để lấy chúng ra thì bạn hãy kiếm một cái lọ thủy tinh nhỏ, sau đó rót nước sôi vào gần đầy lọ. Bạn nén chặt bàn tay bị dằm đâm vào nắp lọ, dằm sẽ được đẩy trồi lên trên da một cách nhanh chóng.

2. Giữ thuốc kháng histamine liều cao trong ví hoặc túi của bạn khi bạn đi chơi xa

 

14 ky nang 4

 

Rất khó để biết được những thứ lạ lẫm có thể gây dị ứng hay không, đặc biệt là khi cắm trại hoặc đi xa, vì vậy thuốc kháng histamine được khuyên là một vật bạn luôn phải mang theo bên mình.

3. Xử lí nhanh khi bị nhện cắn

 

14 ky nang 5

 

Thông thường, nhện nhà thường có ít độc tố hơn, nếu bị nhện nhà cắn bạn có thể tự xử lí bằng cách lấy nước bọt, kem đánh răng, nhai nhỏ hạt gạo để bôi vào các chỗ bị thương. Còn trường hợp bị nhện rừng cắn mà có biểu hiện sưng to, đau nhức nặng thì cần nhanh chóng tới các bệnh viện để khám và điều trị.

Trong khoảng thời gian chạy đến bệnh viện, bạn cần phải bình tĩnh và chườm đá lạnh, hai việc làm này giúp máu mang theo chất độc không lưu chuyển quá nhanh, giảm đau đớn và sưng tấy.

4. Làm thế nào để quẹt diêm ngay cả khi gió to

 

14 ky nang 6

 

Đơn giản thôi, bạn chỉ cần dùng dao chẻ vào phần thân của que diêm như hình vẽ. Cho dù gió to đến mấy đi chăng nữa đảm bảo que diêm của bạn vẫn cháy bùng bùng cho mà xem.

5. Bạn có thể tự thực hiện thủ thuật Heimlich – đẩy thức ăn ra khỏi cổ khi mắc nghẹn

 

14 ky nang 7

 

Rất ít người biết rằng họ không cần một ai đó để đánh bật một miếng thức ăn từ cổ họng mà có thể tự làm cho chính mình. Naman Mitruka giải thích làm thế nào để tự mình thực hiện thủ thuật Heimlich:

– Đặt nắm đấm tay thuận – tay khỏe hơn của bạn bên dưới khung xương sườn và ngay phía trên rốn. Đặt lòng bàn tay khác của bạn trên nắm đấm tay để đẩy chặt hơn.

– Xô nắm tay hướng nội và hướng lên trên vùng cơ hoành (trên cùng của dạ dày của bạn) một cách nhanh và mạnh và lặp lại nhiều lần cho đến khi dị vật mắc trong cổ họng của bạn bị bật ra ngoài.

6. Xử lí khi thang máy rơi

 

14 ky nang 8

 

Một vài thông tin cho rằng, bạn nên nhảy lên vào khoảnh khắc thang máy chạm xuống dưới đáy, nhưng bạn không biết đó là khi nào và có khả năng bạn sẽ bị hất rất mạnh đập đầu lên trên trần, chấn thương sọ não có thể sẽ xảy ra.

Một vài thông tin lại nói, bạn nên thả lỏng, khom người, chống hai tay lên gối và trùng đầu gối xuống, nhưng khi va chạm các xương của bạn phải chống đỡ cả cơ thể nên sẽ bị lực tác động ngược lại rất mạnh.

Vậy đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất? Nếu không may gặp sự cố thang máy rơi bạn hãy nằm ngửa duỗi hai tay hai chân lên sàn, có thể khi va chạm bạn sẽ gẫy vài cái xương sườn nhưng đây xem ra là sự lựa chọn tốt nhất rồi đấy.

7. Nếu dầu ăn bén lửa, tắt bếp và đậy nồi

 

14 ky nang 9

 

Không bao giờ sử dụng nước để dập đám cháy bởi dầu mỡ. Các phân tử nước chìm xuống đáy chảo nóng, bốc hơi ngay lập tức, và bắn những ngọn lửa thậm chí cao hơn. Thay vào đó, bạn có thể dập một ngọn lửa dầu ra bằng cách cắt giảm nhiệt và lấy đi oxy.

8. Xử lí khi gặp hỏa hoạn

 

14 ky nang 10

 

Trong một đám cháy, khói và khí độc sẽ “giết” người nhanh hơn lửa, vì thế hầu hết nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các vụ hỏa hoạn là do khói chứ không phải lửa. Hãy cúi người càng thấp càng tốt, nếu có thể dùng một mảnh vải nhúng nước để bịt mũi – đây là một trong rất nhiều kĩ năng quan trọng.

9. Nếu bạn bị đâm bởi một vật sắc, hãy giữ vật đó cố định

 

14 ky nang 11

 

Cố gắng kéo vật bị kẹt trong cơ thể của bạn sẽ làm tăng tốc độ mất máu. Thay vào đó, hãy cố gắng băng vết thương và làm bất cứ điều gì để ngăn chặn chảy máu cho đến khi bạn tìm thấy một chuyên gia y tế.

10. Cách tự vệ khi bị chó tấn công

 

14 ky nang 12

 

Nếu như một ngày không may giáp mặt một chú chó hung dữ, liệu bạn có biết mình nên làm gì? Việc lúng túng khi đối phó với chúng có thể để lại hậu quả đáng tiếc, trong đó nghiêm trọng nhất là có thể chết người.

Muốn chế ngự cơn hung dữ của chó bạn phải luôn “thật bình tĩnh” để xử lí tình huống, nếu đang cầm một chiếc gậy hoặc ô thì hãy nhanh tay đặt ngay chiếc khăn tay hay mũ vào đầu gậy và hướng về phía chú chó nhưng nhớ đừng chĩa thẳng vào mặt nó. Việc làm này sẽ khiến vóc dáng bạn trở nên to lớn hơn và dường như đáng sợ hơn trong mắt chúng.

Để thoát thân khi bị chó dữ tấn công bạn đừng nhìn vào mắt nó, cũng đừng cười với nó. Hãy chạy thục mạng nếu có thể và trong tay có thứ gì thì mang ra dọa chúng rồi bỏ chạy.

Khi rơi vào tình thế bị cắn vào tay thì đừng cố giật lại, điều này chỉ càng làm cho nó cắn mạnh hơn. Bạn có thể chống trả bằng cách dùng tay còn lại hoặc lấy chân đá vào các điểm yếu trên người nó như cổ họng, mắt, mũi hoặc gáy. Sau khi đã thoát khỏi chó hãy nhớ băng bó cẩn thận và đến bệnh viện phòng trường hợp chó dại.

11. Đèn pin cũng có thể giúp thoát thân

 

14 ky nang 13

 

Thay vì sử dụng gậy hoặc một vũ khí, một đèn pin cực sáng cũng có thể có hiệu quả để chống lại kẻ tấn công. Một luồng sáng đủ mạnh chiếu vào mắt kẻ xấu, nhất là vào ban đêm sẽ cho bạn cơ hội để chạy thoát.

12. Phân biệt rắn cắn bạn là rắn thường hay rắn độc

 

14 ky nang 14

 

Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh, cảm giác ở vết thương hơi ngứa ngứa.

Loại rắn có độc: Vết thương của rắn độc thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc sau vài giờ như: mắt mờ, khó thở, không thở được, miệng bị cứng lại không há được, nôn ra máu,… vết cắn của chúng có 1 hoặc 2 vết răng năng và mỗi vết răng cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.

13. Nếu bạn bị lạc, cố gắng tìm một hàng rào hoặc một dòng suối

 

14 ky nang 15

 

Các dòng suối luôn chảy xuống dốc và sẽ dẫn tới một nhánh lớn hoặc một dòng sông. Trong khi đó, hàng rào sẽ hầu như luôn luôn dẫn đến một con đường hay một công trình nào đó.

14. Lúc nào cũng nên mang bao cao su

 

14 ky nang 16

 

Bao cao su có độ đàn hồi rất tốt vì vậy trong tình huống khẩn cấp, bạn dùng chúng để trữ lượng lớn nước, nó có thể trữ tới 1 gallon tương đương 3,79 lít nước. Nó cũng có thể được sử dụng để chống nước, để bảo vệ các vât dụng quan trọng như diêm và máy bộ đàm.

Trên đây là những mẹo hữu ích để giải quyết các tình huống cấp bách trong cuộc sống hằng ngày. Hãy xem để tích lũy thêm cho mình một vài kĩ năng và áp dụng cho bản thân nhé.

Hãy chia sẻ cho nhiều người biết nhé!

Theo bacgiang.info

Tin Cùng Chuyên Mục

Loading...