Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

Thứ bảy - 24/08/2013 20:39
Các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ liệu đã biết hết những điều bí mật tuyệt vời của sữa mẹ chưa? Hãy tìm hiểu những kiến thức quan trọng về sữa mẹ để bạn có thể nuôi con bằng sữa mẹ đúng cáchCó rất nhiều các cuộc nghiên cứu khoa học chỉ ra những lợi ích rõ ràng từ sữa mẹ dành cho trẻ nhỏ và sữa mẹ luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của tất cả các bà mẹ mới sinh em bé. Từ khi còn mang bầu thai nhi trong bụng, các mẹ đã có ý thức thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để có thật nhiều sữa cho...
Các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ liệu đã biết hết những điều bí mật tuyệt vời của sữa mẹ chưa? Hãy tìm hiểu những kiến thức quan trọng về sữa mẹ để bạn có thể nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách

Có rất nhiều các cuộc nghiên cứu khoa học chỉ ra những lợi ích rõ ràng từ sữa mẹ dành cho trẻ nhỏ và sữa mẹ luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của tất cả các bà mẹ mới sinh em bé. Từ khi còn mang bầu thai nhi trong bụng, các mẹ đã có ý thức thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để có thật nhiều sữa cho con khi sinh. Tác dụng thần kỳ của sữa mẹ đã được các tổ chức sức khỏe thế giới chứng minh và các mẹ luôn muốn dành điều tốt đẹp nhất cho con cái mình. Đằng sau dòng sữa mẹ, xin tiết lộ với chị em vô số những điều khá lý thú.

Sữa mẹ thay đổi trong từng cữ bú

Điều này không phải mẹ nào cũng nắm rõ. Lượng sữa lúc ban đầu bầu vú mẹ tiết ra được gọi là nước sữa, có tác dụng làm dịu cơn khát cho trẻ. Khi trẻ tiếp tục bú, lượng nước sữa này sẽ được thay thế bằng sữa giàu chất béo, protein và năng lượng tăng dần đến cuối cữ bú. Lúc này sữa có chức năng thỏa mãn cơn đói của trẻ. Do vậy khi cho con bú, các mẹ nên để cho bé bú hết một bên bầu sữa trong cả một cữ bú, thay vì đổi bên bú liên tục, vì lúc đó thật ra bé chỉ được bú nước sữa mà chưa được bú sữa giàu năng lượng của mẹ. Nếu mẹ nào muốn giữ dáng, không muốn ngực bên to bên nhỏ, có thể đổi bên sau mỗi cữ bú, nhưng tuyệt đối không nên đổi bên liên tục trong cùng một cữ bú các mẹ nhé.

nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết

Lượng nước sữa của giai đoạn đầu bú thay đổi theo thời tiết trong từng cữ. Nếu trời nắng nóng cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều nước sữa hơn bình thường để có đủ nước cho bé yêu, đảm bảo cho bé không bị khát trong tiết trời nóng ẩm của mùa hè.

Mẹ cho con bú cần nhiều nước

Mẹ cho con bú mau khát hơn so với bình thường. Các chuyên gia về trẻ em cho rằng chị em nên uống một cốc nước lọc đầy trước mỗi lần cho em bé bú. Như vậy vừa kích thích sữa cho con, vừa đảm bảo mẹ không bị khát trong lúc em bé bú sữa mẹ.

Sữa mẹ thay đổi theo giới tính của bé

Một bí mật thú vị cho các bà mẹ chuẩn bị sinh con. Lượng sữa mẹ khi có bé trai thường nhiều hơn 25% so với lượng sữa mẹ của em bé gái. Đây là kết quả sau một cuộc khảo sát và nghiên cứu của USDA, một tổ chức bảo vệ trẻ sơ sinh của Cộng hòa liên bang Hoa Kỳ

Trẻ sơ sinh có thể nhịn chờ sữa mẹ về

Đây là một sự thật vô cùng thú vị và đặc biệt mà không phải mẹ nào cũng biết. Khi mới sinh ra, dạ dày của trẻ vô cùng nhỏ, không lớn hơn một hòn bi ve. Chính vì thế nếu từ 1 đến 5 ngày đầu mà sữa mẹ chưa về, các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần 1-2 giọt sữa rớt ra từ bầu sữa mẹ trẻ đã cảm thấy dịu cơn đói và các mẹ có thể cùng con yêu yên tâm chờ sữa mẹ.

Những giọt sữa đầu này được gọi là colostrum,rất giàu protein và năng lượng, hoàn toàn thích hợp cho em bé. Nếu chị em sinh em bé trong bệnh viện và quán triệt tinh thần nuôi con 100% bằng sữa mẹ, hãy để các bác sĩ và người thân của bạn biết điều đó. Đừng cảm thấy lo lắng khi một vài ngày đầu sữa mẹ chưa về, cũng đừng lo rằng em bé sẽ bị đói. Bé không phải bú một giọt sữa ngoài nào trong lúc chờ sữa mẹ về, điều đó là hoàn toàn không cần thiết.

Sữa mẹ không ai giống ai

Sữa mẹ luôn luôn thay đổi và không sữa của mẹ nào giống mẹ nào. Thậm chí ngay cả sữa của một bà mẹ cũng có sự thay đổi và khác nhau trong ngày. Sữa buổi sáng cũng khác so với sữa buổi chiều hoặc buổi tối.

Sữa mẹ chỉ đủ cho em bé

Khi cho con bú, ngực của mẹ sẽ chỉ tiết ra một lượng sữa vừa đủ cho em bé, không hơn và không kém.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, làm tăng sức đề kháng , nuôi dưỡng nguồn sinh lực dồi dào và đặc biệt hơn là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé. Cho con bú bé sẽ nhận ra hơi mẹ, cảm nhận được hơi mẹ ngay từ khi mới lọt lòng.

Có cần thường xuyên vắt hết sữa thừa sau khi cho con bú không?

Liệu pháp này (trong phần lớn các trường hợp) không thể tiến hành thường xuyên. Cơ thể người mẹ cho con bú sản sinh sữa theo nhu cầu của trẻ. Nếu bạn cho con bú theo nhu cầu, tức là cho bú mỗi khi bé đòi ăn, thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để vắt sữa thừa.

Nhưng đôi khi cũng có thể phát sinh những tình huống mà bạn nhất thiết phải vắt sữa. Và đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Cần phải vắt sữa trong những trường hợp nào?

Vắt sữa để duy trì việc tiết sữa, nếu mẹ vì một lí do nào đó không thể cho con bú (mẹ đang phải dùng kháng sinh hoặc đi công tác…). Nên vắt sữa từ 8 đến 10 lần mỗi ngày.

Nếu mẹ có việc phải đi đâu đó một lúc và để sữa lại cho bé ăn trong thời gian vắng mẹ.

Nếu sữa “về” nhiều hơn lượng sữa bé có thể bú vào thời điểm đó. Trường hợp này thường xảy ra trong hai tháng đầu sau khi sinh, khi việc tiết sữa còn chưa được ổn định. Chẳng hạn 4 – 5 ngày sau khi sinh, sữa có thể về ồ ạt khiến ngực bạn căng nhức, thậm chí có thể phát sốt. Lúc này dùng máy hút sữa để lấy hết phần sữa thừa ra là tốt nhất.

- Trong trường hợp con bạn bị sinh non và phải ăn bằng ống thông. Nếu bạn muốn sau này nuôi con bằng sữa mẹ thì ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh bạn nên vắt sữa đều đặn 3 – 4 tiếng một lần.

- Trong thời kì khủng hoảng tiết sữa.

- Nếu như bạn muốn có sữa dự trữ.

Có cần phải vắt đến giọt sữa cuối cùng không?

Hoàn toàn không. Chỉ cần vắt cho đến khi nào bạn cảm thấy dễ chịu. Nếu vắt sữa đến mức “cạn kiệt” thì sữa sẽ về ngày càng nhiều, dẫn đến hiện tượng tiết sữa quá mức (dư thừa sữa).

Vắt sữa bừa bãi có tác hại gì?

Cho đến lúc bạn không thể rời chiếc máy hút sữa thì cơ thể bạn đã biến thành một nhà máy sản xuất sữa thừa công suất. Điều này chẳng giúp ích gì cho sức khỏe và thần kinh của bạn.