Những điều bà bầu ít nước ối nên biết

Chủ nhật - 17/11/2013 14:36
Em bé phát triển trong bụng mẹ được bao quanh bởi nước ối. Nước ối đóng vai trò tối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng mẹ, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài, Cho phép em bé di chuyển linh hoạt để cơ bắp và xương phát triển toàn diện, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi. Lượng nước ối...

Em bé phát triển trong bụng mẹ được bao quanh bởi nước ối. Nước ối đóng vai trò tối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng mẹ, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài, Cho phép em bé di chuyển linh hoạt để cơ bắp và xương phát triển toàn diện, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi. Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít, tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ. Vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.


Nguyên nhân nào dẫn đến bà bầu ít nước ối?


Không phải lúc nào bác sĩ cũng xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra ít nước ối. Tình trạng này phổ biến nhất vào cuối giai đoạn thai kỳ thứ ba, đặc biệt nếu bạn đã quá ngày dự sinh. Tình trạng này xảy ra càng muộn thì càng có triển vọng cho em bé. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:


- Bị rò rỉ hoặc vỡ ối


Một vết nứt nhỏ trong màng ối của bạn làm cho nước ối bị rò rỉ ra ngoài. Điều này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai của bạn, nhưng phổ biến hơn khi bạn sắp chuyển dạ. Bạn có thể tự nhận thấy các chất lỏng bị rò rỉ nếu bạn thấy đồ lót của bạn bị ướt, hoặc bác sĩ phát hiện ra điều đó trong khi khám thai.


Vỡ ối có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả bạn và em bé bởi vì nó tạo ra lỗ hổng để vi khuẩn xâm nhập vào túi ối. Đôi khi, vết nứt có thể tự lành và sự rò rỉ sẽ ngừng lại, mức ối sẽ trở lại bình thường. (Điều này thường xảy ra trong trường hợp sự rò rỉ xuất hiện sau khi chọc ối).


- Vấn đề của nhau thai


Nguyên nhân ít nước ối có thể do một số vấn đề từ nhau thai gây nên, ví dụ như tình trạng đứt một phần nhau thai khiến em bé không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình tái tạo nước ối của bé.


- Một số tình trạng sức khỏe của mẹ bầu


Một số tình trạng sức khỏe của thai phụ - chẳng hạn như cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật, tiểu đường, và lupus - có thể dẫn đến ít nước ối.


- Mang thai song sinh hoặc đa thai


Bạn có nguy cơ thiểu ối nếu đang mang song thai hoặc đa thai. Chứng thiểu ối có nhiều khả năng xảy ra trong trường hợp bạn mắc hội chứng truyền nước ối giữa hai trẻ song sinh - trong đó một em bé sinh đôi ở trong tình trạng quá ít nước ối, và em bé còn lại thì trong tình trạng thừa ối.


- Các bất thường của thai nhi


Nếu bạn được phát hiện có mức nước ối thấp trong giai đoạn thai kỳ thứ nhất hoặc thứ hai, rất có thể em bé của bạn đang mắc phải một khuyết tật bẩm sinh. Nếu thai nhi không có thận hoặc thận không phát triển bình thường hoặc đường tiết niệu bị tắc, em bé sẽ không sản xuất đủ nước tiểu để duy trì lượng nước ối. Một khuyết tật tim bẩm sinh cũng có thể gây ra vấn đề này.


Nguy cơ dẫn đến khi ít nước ối


Các rủi ro liên quan đến ít nước ối phụ thuộc vào tuổi thai.


Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa đầu của thai kỳ thì các biến chứng nghiêm trọng có thể gồm: Túi ối chật chội gây khuyết tật bẩm sinh; Tăng cơ hội sảy thai hoặc thai lưu.


Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa cuối thai kỳ, biến chứng có thể gồm: Hạn chế tăng trưởng ở bào thai; Sinh non; Biến chứng khi chuyển dạ và phải đề nghị mổ đẻ; thậm chí dẫn tới tử vong thai nhi.


Làm thế nào để biết bà bầu bị ít nước ối?


Nước ối quá ít (dưới 600ml) được gọi là ít, có thể dẫn đến sự kém phát triển của phổi, xương và các cơ quan khác của bé, nó cũng làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ.


Biểu hiện: Chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai, số đo thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn. Thai thường cử động yếu.


Bác sĩ có thể nghi ngờ vấn đề này nếu bạn đang bị rò rỉ nước ối, chỉ số cân đo của bạn thấp so với thời gian mang thai, hoặc bạn không cảm thấy bé đạp nhiều. Bác sĩ cũng lưu ý nếu trước đây bạn đã từng có một em bé bị hạn chế về tăng trưởng; nếu bạn bị cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật, tiểu đường, hay lupus; hoặc nếu đã qua ngày dự sinh của bạn.


Để tìm hiểu điều gì đang xảy ra, bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm. Thiết bị sẽ đo lường và xác định chỉ số ối (AFI) của bạn. Một số đo bình thường đối với giai đoạn thai kỳ thứ ba là AFI trong khoảng 5 - 25 cm. AFI < 5 cm được coi là thấp.


Lưu ý để phát hiện sớm ít nước ối


Lượng nước ối có thể lên hoặc xuống thường xuyên tùy thuộc vào tuổi thai; cho nên, người mẹ cần đi khám thai đều đặn và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.


Điều trị khi bà bầu ít nước ối
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà có hướng điều trị ít nước ối, hãy để Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi cẩn thận để đảm bảo em bé vẫn tiếp tục phát triển bình thường. Mức độ kiểm soát thai kỳ phụ thuộc vào thời gian mang thai của bạn, mức độ hoạt động của em bé, và liệu bạn có bất kỳ biến chứng nào khác không.


Trong bất cứ trường hợp nào, con bạn nên được theo dõi rất chặt chẽ bằng các kiểm tra áp lực và siêu âm thường xuyên. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống nhiều nước, đếm số lần đạp của em bé, và thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy bé trở nên ít hoạt động hơn.
Tình trạng thiếu ối ở phụ nữ mang thai được chẩn đoán qua siêu âm. Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ được truyền dịch vào túi nước ối để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai.


Một cách khác trong điều trị ít nước ối là bác sĩ truyền dung dịch vào tĩnh mạch cho thai phụ.


Nếu trong 3 tháng đầu: Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.


Nếu trong 3 tháng giữa: cũng cần xác được nguyên nhân, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.


Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Siêu âm đo chỉ số ối 1 - 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.


Ít nước ối có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Mối lo ngại chính là lượng chất lỏng sẽ trở nên ít đến mức mà chuyển động của bé hoặc các cơn co thắt của bạn sẽ ép lên dây rốn. Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ có thể đặt một ống thông qua cổ tử cung để bổ sung một lượng dung dịch ổn định nước muối sinh lý ấm vào túi ối, giúp giảm nguy cơ chèn ép lên dây rốn. Nếu em bé không thể chịu được quá trình chuyển dạ bình thường một cách an toàn, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị mổ đẻ cho bạn.


Thai phụ gặp tình trạng ít nước ối sẽ được truyền dung dịch đường nhằm khôi phục tuần hoàn tử cung rau.


Bác sĩ cũng khuyến cáo để tăng lưu lượng tuần hoàn đến tử cung, tăng nước ối, thai phụ cần uống nhiều nước, có thể uống gấp rưỡi so với bình thường, uống thêm sữa, nước dừa, nước cam, chanh và ăn uống bồi bổ để có đủ dưỡng chất tạo nước ối.