Những kỹ năng cơ bản sơ cứu khi bé bị hóc dị vật, bỏng, ngộ độc, điện giật

Thứ hai - 02/09/2013 19:43
Trẻ em có thói quen bỏ mọi thứ cầm nắm trong tay vào miệng, do đó rất hay bị hóc dị vật. Cùng với tính hiếu động của trẻ em, do đó trẻ rất dễ bị tai nạn như bỏng, điện giật, ngộ độc... Sau đây bác sĩ nhi khoa hướng dẫn các mẹ cách xử lý khi trẻ bị tai nạn như hóc dị vật, bỏng, ngộ độc...Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn,...
Trẻ em có thói quen bỏ mọi thứ cầm nắm trong tay vào miệng, do đó rất hay bị hóc dị vật. Cùng với tính hiếu động của trẻ em, do đó trẻ rất dễ bị tai nạn như bỏng, điện giật, ngộ độc... Sau đây bác sĩ nhi khoa hướng dẫn các mẹ cách xử lý khi trẻ bị tai nạn như hóc dị vật, bỏng, ngộ độc...

Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn, bong gân, ngộ độc…

1. Hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi bé bị hóc, nghẹn

Bé có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.

Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.

Còn không, với bé hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.

Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.

Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.

Với bé trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.

Nếu bé vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.

kỹ năng sơ cứu trẻ bị hóc dị vật 1

2. Hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi bé bị bỏng

Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.

Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa bé đến bệnh viện.

3. Hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi bé bị điện giật

Bạn không được chạm vào bé nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.

Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với bé để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.

Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.

Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.

4. Hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi bé bị ngộ độc

Nếu bạn tin rằng bé đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ bé im cho đến khi bác sĩ đến.

Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.

Nếu bé tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.

Nếu bé nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.

5. Hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi bé bị bất tỉnh

Nếu bé bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.

Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.

Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm bé và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực bé có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.

Đặt ngót tay lên xương ức của bé. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.

Cha mẹ hết sức cảnh giác khi con bị hóc dị vật



Hóc dị vật đường thở là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ từ dưới 5 tuổi vì vậy cha mẹ nên hết sức cảnh giác với vấn đề này.

Hóc, sặc là tình trạng mà rất nhiều trẻ mắc phải do nuốt các đồ vật hoặc thức ăn và chúng bị mắc ở đường thở. Nhiều khi, do sự chủ quan, sơ suất của cha mẹ, mà đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị hóc, sặc dị vật gặp nguy hiểm về tính mạng hoặc tử vong.

Trẻ hóc, sặc dị vật - nguy hiểm đến tính mạng

Chị Nga ở Ba Đình, Hà Nội đến giờ vẫn còn sợ đứng tim khi nhắc đến sự cố hạt hướng dương. Vụ việc khiến cả gia đình chị bị một phen tá hỏa khi cu H. (13 tháng tuổi) đang ngồi chơi rất ngoan bỗng dưng ho tím tái mặt mũi và có dấu hiệu khó thở. Nhận thấy tình trạng của bé có dấu hiệu nguy hiểm, chị vội vàng đưa con vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Tại đây, sau khi tiến hành sơ cứu cho cháu, các y bác sĩ cho biết bé khó có dấu hiệu khó thở vì bị hóc hạt hướng dương.

Hỏi kỹ về tình hình khi đó, thì chị Nga cho biết, tối hôm trước gia đình có ăn hạt hướng dương và có thể do sơ ý để rơi và H. nhặt được rồi cho vào miệng nuốt chửng. Cũng may do chị phản ứng nhanh khi thấy dấu hiệu bất thường ở con, nên bé H. được sơ cứu kịp thời và không có điều gì đáng tiếc xảy ra.

kỹ năng sơ cứu trẻ bị hóc dị vật 2

Cũng là một trong những phụ huynh từng phải hối hận vì tính chủ quan, chị Lam (Thanh Oai - Hà Nội) vẫn còn nhớ như in cái ngày bế thốc con, chạy vào bệnh viện huyện. Chị cho biết, hôm đó là ngày nghỉ, chồng chị ở nhà nên tranh thủ tháo mấy chiếc quạt ra lau chùi. Thấy con quẩn quanh nghịch mấy con ốc vít của quạt, chị không hề nghĩ đến tình huống con sẽ cho vào miệng và nuốt. Thế nhưng, chỉ ít phút sau đó, chị nghe thấy tiếng chồng hốt hoảng quát con nhè ra rồi anh bế thằng bé lên, dùng tay đỡ cổ và phần cằm của con rồi vỗ bồm bộp vào lưng con. Tuy nhiên, dù anh cố gắng thế nào thì tình hình của thằng bé càng lúc càng xấu. Chị tím tái mặt mày, lúc này chỉ còn biết giằng lấy con rồi cứ thế chạy vào bệnh viện.

Khi tiếp nhận bệnh nhân và nắm rõ được bệnh sử, các bác sỹ đã nhanh chóng cấp cứu, chụp X-quang và mổ nội soi để lấy dị vật đang nằm trong phế quản của bé. Do được cấp cứu kịp thời nên sức khỏe của bé nhanh chóng hồi phục, còn anh chị được một phen "hồn bay, phách lạc".

Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cứ ngỡ trẻ nhỏ tuổi mới bị hóc, bị nghẹn, họ không biết rằng trẻ 5 - 6 tuổi cũng có thể trở thành nạn nhân. Vừa qua, cháu T.C (5 tuổi) ở Quãng Ngãi phải nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, khò khè, mặt mũi đỏ bừng. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ đã tiến hành nội soi và gắp ra một dị vật nằm ở gốc phế quản trái của bé, đó là một hạt dưa có đường kính 4mm x 3mm.

Được biết trước đó, bé có ăn dưa hấu cùng cả nhà, sau khi ăn bé không có biểu hiện gì lạ. Nhưng đến sáng hôm sau, bé tím tái người, khò khè, khó thở. Qua các kết quả xét nghiệm ban đầu, các bác sĩ tại đây quyết định nội soi và phát hiện ra ngay dị vật. Dị vật tuy là một hạt dưa bé xíu nhưng nó đã khiến đường thở phế quản trái của bé bị viêm, sưng to, chảy mủ, dẫn đến nguy hiểm về tính mạng và sức khỏe của trẻ.

Có những nguyên nhân trẻ bị hóc là do sự vô tình của người lớn và bé V. - con của chị Hằng (Tuyên Quang) là một ví dụ. Do bận rộn công việc, sáng chị dạy sớm, đi chợ nấu cháo cả ngày cho con ăn. Hôm đó chị làm cháo lươn cho con nhưng vì vô tình, mải suy nghĩ công việc, chị không để ý nên làm sót một cái xương to ở mang lươn.

Sau khi xong xuôi đến công ty làm việc, buổi chiều chị giật mình, hoảng loạn khi bà nội bé gọi giật về để đưa con vào viện “nó bị làm sao ấy, không thở được”. Đưa con tới viện, bé đã trong tình trạng thiếu ô xy nặng. Mặc dù được bác sĩ nội soi lấy dị vật ra nhưng bé vẫn bị biến chứng thiếu ô xy lên não, làm bé mất khả năng nhận thức.

Còn chị Hồng (Bích Câu, Hà Nội) khi nghĩ lại vẫn không khỏi rùng mình, chị kể lại sự việc mình chứng kiến. Hôm đó chị về quê nghe mọi người nói về vụ có trẻ tử vong ngay tại chỗ khi nghịch dại. Chuyện là, có hai bé khoảng 5 - 6 tuổi chơi với nhau, hai bé ăn nhãn rồi thách đố nhau “há miệng ra để em ném hạt nhãn vào xem có trúng không”. Không may mắn, một bé bị ném trúng họng, nghẹt thở và tử vong ngay tại chỗ.

Lưu ý để trẻ không bị hóc dị vật

Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý. Cha mẹ nên cảnh giác, tránh để những đồ vật có kích thước nhỏ trong tầm với của trẻ. Cha mẹ cũng nên thận trọng khi chế biến, lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn. Đối với những loại thực phẩm dễ có nguy cơ khiến trẻ bị hóc thì tuyệt đối không để trẻ tự ý ăn mà cần phải có sự kiểm soát và chế biến hợp lý.

Một số thực phẩm điển hình mà trẻ dễ bị hóc: Nho, nho khô, nhãn; Các loại hạt (hạt điều, lạc rang, quả óc chó, hạt dẻ, hạt dưa, hạt hướng dương...); Các loại thực phẩm như xúc xích, kẹo cứng, bỏng ngô, cá, lươn...

Khi chế biến đồ ăn cho con, cha mẹ nên cắt đồ ăn thật nhỏ, điều này hạn chế sự nguy hiểm đối với trẻ. Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có nguy cơ cao, những thực phẩm tốt cho sức khỏe như cá, lươn thì cha mẹ nên lưu ý chế biến thật cẩn thận.

Tuyệt đối không được cho trẻ chạy, đùa nghịch hay nằm xuống trong khi ăn.

Những thức ăn có kích thước nhỏ, mềm sẽ an toàn hơn cho bé vì chúng không gây khó khăn cho cổ họng khi nuốt.