Năm giác quan của não phải

Chủ nhật - 07/07/2013 20:54
Một yếu tố quyết định việc luyện tập của não phải là tăng cường khả năng của não phải để nhận và xử lý thông tin. Trong phương pháp Shichida, điều này được thực hiện thông qua Senses Play, có nghĩa là chơi các trò chơi cảm giác phù hợp cho não phải, còn gọi là trò chơi ESP (giác quan thứ 6).ESP đề cập đến khả năng có được thông tin thông qua các cách khác hơn so với việc sử dụng năm giác quan vật lý của chúng ta. Trong khi một số người nghĩ nó là một cái gì đó siêu nhiên, theo Shichida, những...
Một yếu tố quyết định việc luyện tập của não phải là tăng cường khả năng của não phải để nhận và xử lý thông tin. Trong phương pháp Shichida, điều này được thực hiện thông qua Senses Play, có nghĩa là chơi các trò chơi cảm giác phù hợp cho não phải, còn gọi là trò chơi ESP (giác quan thứ 6).

ESP đề cập đến khả năng có được thông tin thông qua các cách khác hơn so với việc sử dụng năm giác quan vật lý của chúng ta. Trong khi một số người nghĩ nó là một cái gì đó siêu nhiên, theo Shichida, những cách “thêm” thông tin này cũng chỉ đơn giản là năm giác quan tự nhiên của não phải. Tất cả mọi người đều được sinh ra với khả năng tự nhiên này.

não phải



Tôi đã đề cập đến lý thuyết cho rằng tất cả các đối tượng trong vũ trụ của chúng ta phát ra sóng rung động và các tế bào trong cơ thể chúng ta có thể cộng hưởng với những con sóng, nhận được thông tin về đối tượng. Giáo sư Shichida nói rằng sóng não phải tiếp nhận thông tin thông qua năm loại hình ảnh: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Do đó ông mô tả não phải cũng có năm giác quan nội bộ của nhận thức, giống như não trái có năm giác quan vật lý của nhận thức. Ví dụ, khi giáo viên sẽ gửi một hình ảnh trong tâm trí về hình cây kem cho trẻ (sử dụng thần giao cách cảm), thì trẻ sẽ la lên: “Lạnh!” hoặc “Có vị giống như kem!” Những đứa trẻ cảm nhận và nếm được hương vị kem với các giác quan của não phải.

Một số cha mẹ sợ hãi khi họ tìm ra rằng có trò chơi ESP (giác quan thứ 6) trong phương pháp Shichida và thậm chí tôi biết có những bậc cha mẹ muốn chương trình luyện tập “não phải” mà không có yếu tố ESP (giác quan thứ 6). E ngại này bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về não phải, trong khi đó họ luôn muốn việc đào tạo não phải luôn là chương trình được ưu tiên nhất. Các bậc cha mẹ thật sự không biết việc đào tạo các giác quan của não phải chỉ thực sự được luyện tập khi chức năng cộng hưởng và chức năng trực quan là bài học cơ bản nhất của não phải.

Có một vài mâu thuẩn ở đây, cha mẹ phản đối khi cho trẻ luyện tập ESP (giác quan thứ 6) nhưng họ lại chấp nhận rằng một em bé trong bụng mẹ nhận được nhiều thông tin về môi trường bên ngoài tử cung. Khi họ nói chuyện với thai nhi, chạm hoặc nhấn trên bụng, hoặc khi họ chơi nhạc cho thai nhi, họ tin rằng em bé nhận được thông tin này. Tuy nhiên, thai nhi có thể cảm nhận qua da của mình, nghe với đôi tai của mình, xem với đôi mắt của mình, ngửi với mũi hay mùi vị với lưỡi của mình. Shichida cho chúng ta biết rằng em bé đã sử dụng các giác quan của não phải, mà ông gọi là chức năng ESP(giác quan thứ 6, thần giao cách cảm) để tiếp nhận và xử lý thông tin này.

(Mình xin nêu chút ý kiến của riêng mình ở đoạn này. Thật sự khi các bạn là những người mẹ như mình thì cái thần giao cách cảm này rất mạnh. Bình thường khi chúng ta chưa có con, chúng ta có thể ngủ rất say, nếu nói nửa đêm thức giấc ở tầm 2h sáng hay 4h sáng chắc chúng ta không rãnh để làm việc này, có muốn cũng dậy ko nổi. Nhưng khi chúng ta nằm cạnh con của mình, dù chỉ là một cái trở mình nhỏ hay chỉ là ho vài tiếng, nhưng cũng đủ làm những người mẹ tỉnh giấc. Và với các bà mẹ có con nhỏ thì việc dậy 2h hay 4h sáng cho con bú rất đỗi bình thường. Thật ra có thể giải thích những việc này đều do thần giao cách cảm của con chúng ta truyền đến mẹ, chúng ta đọc được. Nên dù trong bụng mẹ và cho tới khi sinh ra khả năng ESP này là khả năng tự nhiên của con. Nếu chúng ta hiểu và dùng trò chơi để giữ lại khả năng này thì sẽ giúp giác quan thứ 6 này phát triển mạnh hơn mà thôi)

Cuốn sổ tay của hội cha mẹ Shichida ở Singapore nói rằng ESP bây giờ được gọi là HSP là “Nhận thức cảm giác cao”. Tôi không chắc chắn rằng hai điều này là thực sự giống nhau nhưng nó không quan trọng khi nó được gọi với tên nào đi nữa. Không nên gán nó chỉ với nhãn hiệu và tên. Mà bạn cần mang nó gắn với mục tiêu là để tăng cường năm giác quan của não phải cho phép các thông tin về cảm giác được xử lý và phân tích kỹ lưỡng và sâu sắc, sẽ góp phần giúp trực giác, sáng tạo, cảm nhận những tác động và chú ý đến từng chi tiết. Điều này có nghĩa là con bạn sẽ nhận thông tin mà hầu hết mọi người khác không biết.

ESP bao gồm các khía cạnh sau (trong phương pháp Shichida, chúng tôi tập trung vào bốn điểm đầu tiên):

1.Thấu thị: Khả năng nhìn xuyên thấu cả những vật vô hình – khả năng để đạt được thông tin trực tiếp từ một đối tượng. Nó giống như “tìm kiếm” thông qua một hộp bị khóa hoặc một phong bì dán kín để trẻ nói ra các vật bên trong phong bì hoặc hộp bị khóa đó.

2.Thần giao cách cảm – khả năng để đạt được thông tin từ một người khác, để nói những gì người khác đang suy nghĩ.

3.Sự biết trước / sự thấy trước – khả năng biết trước những gì sẽ xảy ra, ví dụ như. một số loài động vật biết khi một cơn bão đang đến.

4.Phép đo hoạt động tinh thần / Đọc bằng tay – khả năng để đạt được sự thật về một đối tượng bằng cách chạm vào nó, ví dụ như. đoán các màu sắc của quả bóng trong tay của bạn mà không cần nhìn vào nó hoặc để tay lên một cuốn sách và đọc được nội dung của từng trang trong quyển sách đó.

5.Telekinesis – khả năng di chuyển các đối tượng hoặc thay đổi đối tượng mà không hề có va chạm vật lý, ví dụ như. Giáo sư Shichida cho chúng ta biết các bậc cha mẹ báo cáo rằng con cái của họ có thể bật ti vi mà không cần chạm tay vào nó.

Hãy nhớ rằng, không có gì là siêu nhiên về điều này. Nó chỉ là sóng và năng lượng.

Xem thêm: Phát triển não phải cho trẻ dưới 3 tuổi theo Glenn Doman

Nguồn: MeTinTin