Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đáng lo?

Thứ sáu - 23/08/2013 10:34
Tìm hiểu về bệnh u máu ở trẻ sơ sinh. Bệnh u máu là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên. Khối u có đặc điểm như một khối u thông thường nhưng chúng có thêm một đặc điểm đặc trưng là chứa đầy mạch máu và máu. Khác với các khối u phần mềm khác, thường to lên và phát triển theo thời gian, u máu thì đa phần lành tính và tự khỏi.Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch máu, chính xác là sự tăng sinh của các tế bào nội môi gây nên. Vì là khối u máu nên...

Tìm hiểu về bệnh u máu ở trẻ sơ sinh. Bệnh u máu là tình trạng phát sinh một khối dạng u do sự tăng sinh quá mức của mạch máu gây nên.


Khối u có đặc điểm như một khối u thông thường nhưng chúng có thêm một đặc điểm đặc trưng là chứa đầy mạch máu và máu. Khác với các khối u phần mềm khác, thường to lên và phát triển theo thời gian, u máu thì đa phần lành tính và tự khỏi.


Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch máu, chính xác là sự tăng sinh của các tế bào nội môi gây nên. Vì là khối u máu nên nếu như khối u máu vỡ đương nhiên mạch máu sẽ bị tổn thương và máu chảy ra.


Đặc hữu u máu ở trẻ sơ sinh


Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn 1 tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành.


Bệnh u máu có đặc tính là mang đầy đủ các tính chất của một khối u ngoại trừ một tính chất, đó là khối u rất lành tính và đa phần tự teo đi trong các giai đoạn về sau. Khác với các khối u phần mềm khác, thường to lên và phát triển theo thời gian. Đến một giai đoạn nhất định chúng có thể chuyển thành ác tính. Còn u máu đa phần lành tính và tự khỏi.


bướu máu không đáng lo


U máu có ba dạng cơ bản là u mao mạch, u dạng hang và u hỗn hợp. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể miễn là tại vị trí đó có nhiều mạch máu. Nhưng thường thì u máu xuất hiện ở da là chủ yếu. Chỉ một phần nhỏ xuất hiện trong nội tạng.


Thường thường, người ta thấy u máu xuất hiện ở mặt, đầu, cổ, mông, đùi. Và thường là ở trẻ em. Chỉ một số ít xuất hiện ở gan, hầu họng, tim, cột sống. Những dạng này chiếm tỷ lệ vô cùng ít và thường gặp ở người trưởng thành. Đa phần u máu nội tạng xuất hiện ở gan.


Dấu hiệu nhận biết u máu


U máu là một bệnh thường gặp ở da nên dấu hiệu nhận biết rất đơn giản. Chúng có biểu hiện ở 3 cấp độ. Cấp độ thứ nhất là dạng nhẹ. Dấu hiệu là những vết thay đổi màu sắc mà thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này chúng ít khi tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng bằng phẳng như một cái "bớt trẻ em".


Cấp độ thứ hai là dạng trung bình. Ở giai đoạn này, u máu phát triển thành một khối u thực sự. Nghĩa là chúng gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ. Đó là màu của máu trong khối u.


Cấp độ thứ ba giống dạng trung bình nhưng biểu hiện kèm theo khi khối u vỡ ra hay biến chứng. Thường là sự chảy máu nếu như khối u ngoài da, vỡ ra, loét nếu như khối u ở sâu trong phần mềm. Ngoài ra là những dấu hiệu đặc thù cơ quan mà tại đó khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.


U máu thường ít khi gây ra biến chứng. Vì chúng tự biến mất đi khi trưởng thành. Ít trường hợp tồn tại và phát triển to lên. Nhưng cũng có một số trường hợp không diễn ra như vậy. Khi đó chúng có thể gây ra biến chứng.


Biến chứng của u máu nói chung ít nguy hiểm và rất ít khi xảy ra. Thường thì người ta không đặt vấn đề biến chứng trong bệnh này. Trong một số trường hợp, xin lưu ý là rất hãn hữu, có thể gây nguy hiểm. Chẳng hạn như u máu ở hầu họng có thể gây ra khó thở khi chúng quá to, u máu ở tim có thể làm giảm lưu thông tuần hoàn qua tim do u máu chiếm chỗ, u máu trong cột sống có thể làm yếu xương, u máu ở mắt có thể làm suy yếu thị lực, u máu trong gan có thể làm tắc một vài vi quản mật.


Với những u máu ở ngoài da, không khó để phát hiện ra bệnh. Mặc dù thỉnh thoảng cũng hay bị chẩn đoán nhầm với những vết xước ngoài da hay những chấn thương phần mềm. Nhưng với u máu trong sâu nội tạng thì cần phải có những xét nghiệm chuyên biệt. Ba xét nghiệm hay được phối hợp thêm để chẩn đoán là siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp công hưởng từ (MRI).


Điều trị u máu như thế nào?


Như trên đã nói, u máu đa phần lành tính và không cần điều trị đặc biệt, tự khắc chúng sẽ teo và biến mất. Nhưng cũng có những u máu không nhỏ đi mà tồn tại như một khối u thực sự. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Điều trị lúc này thực sự hữu ích.


Trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với các thuốc điều trị. Các thuốc có thể áp dụng là corticoid (có dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp vào khối u), hóa chất chống ung thư, thuốc chẹn beta.


Khi việc dùng thuốc không có kết quả hoặc không thuyên giảm như kỳ vọng thì phẫu thuật được xem là một biện pháp triệt để. Có hai phương pháp cơ bản là phẫu thuật bằng lase và cắt bỏ. Áp dụng theo phương pháp nào là tùy vào chiến lược điều trị của từng người và tùy vào vị trí xuất hiện khối u máu. Thường thì lase ưu tiên sử dụng ở những trường hợp u máu ở nông, bề mặt và những vị trí thẩm mỹ nhạy cảm như mắt, môi, mũi, tai, mặt. Nói chung, các can thiệp trong những trường hợp này thường không quá phức tạp. Rất ít khi u máu nội tạng phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.