Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi - Cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng giúp trẻ mau hồi phục

Thứ ba - 05/11/2013 19:23
Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi là bệnh cam ở miệng. Để chữa trị, các mẹ chỉ cần cho bé ăn chất mát như uống nước bột sắn dây, rau cải xanh. Dạy bé giữ gìn vệ sinh răng miệng như xúc nước muối, đánh răng ngay sau khi ăn. Mời các mẹ tham khảo tư vấn của bác sĩ nhi khoa về cách chăm sóc trẻ và chế độ ăn uống nhiều chất mát giúp bé đẩy lùi nhiệt miệng nhé.Bệnh nhiệt miệng thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là xuất hiện một vài đốm trắng 1 - 2 mm, to dần,...
Trẻ bị nhiệt miệng lưỡi là bệnh cam ở miệng. Để chữa trị, các mẹ chỉ cần cho bé ăn chất mát như uống nước bột sắn dây, rau cải xanh. Dạy bé giữ gìn vệ sinh răng miệng như xúc nước muối, đánh răng ngay sau khi ăn. Mời các mẹ tham khảo tư vấn của bác sĩ nhi khoa về cách chăm sóc trẻ và chế độ ăn uống nhiều chất mát giúp bé đẩy lùi nhiệt miệng nhé.

Bệnh nhiệt miệng thực chất là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện là xuất hiện một vài đốm trắng 1 - 2 mm, to dần, hơi mọng nước tại niên mạc miệng. Vết loét sẽ to dần gây khó khăn cho việc ăn uống nếu không được chữa trị.

Tham khảo thêm bài viết: Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì

chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiệt miệng 1

Vì sao trẻ bị nhiệt miệng?

- Do chức năng miễn dịch bị suy giảm.

- Do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn).

- Do bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài.

- Do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm.

- Do nhiễm khuẩn hay virus.

Dấu hiệu khi bị nhiệt miệng

- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn.

- Miệng chảy nhiều nước dãi.

- Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 - 2 mm màu trắng hoặc ngà.

- Đốm trắng to dần từ 8 - 10 mm, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.

- Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

- Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.

chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiệt miệng 2

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ đúng phương pháp

Dùng thuốc:

Phối hợp 4 loại thuốc

- Sulfamethoxazon.

- Trimethoprim.

- Serathiopeptit.

- Hoạt chất tạo màng ngăn.

Lưu ý: Bố, mẹ không tự ý cho trẻ dùng thuốc (uống hoặc bôi) để chữa nhiệt miệng. Khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sỹ.

- Có thể cho trẻ bổ sung vitamin B2 theo liều hướng dẫn.

Chữa miệng nhiệt cho trẻ bằng thực phẩm


Bé nhà mình bị nóng trong + uống sữa đêm nên đã bị viêm loét miệng, nhiệt miệng 2 lần rồi, cho dù mẹ rất giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống bổ sung các chất mát. Nên mình muốn chia sẻ với các mẹ 8 loại thực phẩm hữu ích giúp mẹ loại trừ nhiệt miệng cho trẻ nhé.

1. Mật ong giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả

- Cho bé ngậm mật ong, mật ong trong miệng sẽ tác động trực tiếp lên chỗ bị nhiệt và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong miệng.

- Lấy bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ loét trong miệng.

Kết quả từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn.

2. Cho bé ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.

3. Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

4. Bôi lá bồ ngót

Lá bồ ngót (có nơi gọi là bù ngót) không chỉ dùng nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.

5. Cà chua ép

Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

6. Nước cam, chanh

chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiệt miệng 3

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

7. Dùng lá rau ngót

- Mua rau ngót về rửa sạch, để ráo nước.

- Giã rau ngót lấy nước cốt và cho vào vài hạt muối.

- Dùng gạc sạch chấm hoặc xoa vào lưỡi chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Lá rau ngót rất lành, mát thường dùng làm thức ăn cho sản phụ sau sinh nên dùng để điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả.

8. Cùi dừa:

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng tại nhà


- Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp bạn giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp bạn bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ.

- Để điều trị, mẹ cần cho trẻ uống vitamin C liều cao, B2. Vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh.

- Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh.

- Lấy một nhúm hạt mè đen sắc nước ngậm nhiều lần trong ngày sẽ mau khỏi( cách này vô cùng công hiệu đối với ai thuộc thể âm hư hỏa vượng, thận âm hư…)

- Mẹ nên nấu nước rau má, rau ngô cho trẻ uống hằng ngày thay cho nước lọc, và phải uống đủ 1,5-2l/ngày

- Kiêng đặc biệt nước đá lạnh.

- Khi ăn xong súc miệng ngậm nước muối ấm pha loãng.

- Uống nhiều nước hơn bình thường một chút.

- Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn như cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… Hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm.

- Đặc biệt, trà xanh là một trong những dạng tinh chất được khuyến khích dùng để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vì hoạt chất kháng oxy hóa trong trà xanh có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị nhiệt miệng

- Đảm bảo chế độ ăn, uống đủ dinh dưỡng cho trẻ .

- Cho bé ăn thức ăn mát nhưng không quá lạnh vì đồ lạnh có thể giúp bé bớt đau.

- Tuyệt đối không nên cho bé ăn thức ăn nóng, mặn hay các thực phẩm gây nóng vì cảm giác nóng sẽ càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn.

- Giải nhiệt cho bé bằng nước rau má, nước râu ngô, uống thay nước lọc mỗi ngày (nếu là trẻ lớn).

Củ cải giã nát chữa nhiệt miệng

chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiệt miệng 4

Củ cải dùng làm rau ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá, làm dưa... rất ngon miệng. Ngoài ra, với vị cay, tính lạnh, củ cải còn là một vị thuốc.

Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau:

Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.

Trị chứng lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm chữa trị và chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng


(Mẹ Thu Hiền): Có chị nào biết về bệnh nhiệt miệng ở trẻ em không ạ? Con em bị nhiệt ở lưỡi và vùng miệng, đồng thời bị viêm xung quanh vùng nướu răng đã 1 tuần nay rồi. Mấy hôm đầu vì sưng tấy cháu còn sốt cao tới 39o. Em đã cho khám bác sỹ, họ kê thuốc kháng sinh và thuốc bôi miệng nhưng không đỡ.

Không biết có bà mẹ nào có cách chữa khác hay kinh nghiệm gì không giúp em với. Cháu nó đau và chẳng chịu ăn uống gì cả.

Em nghe nói bệnh này là bệnh cam nên đã cho cháu uống thuốc đông y nhưng chẳng thấy đỡ gì cả mà khâu uống thuốc cũng tội nghiệp vì thuốc đắng nên cháu nôn ra hết

(Mẹ Trúc Mai) Không biết có phải nhiễm virus vùng miệng không?

Con mình cách đây 3 tháng cũng bị nhiễm virus. Lưỡi và niêm mạc miệng, môi bị những đốm trắng nhỏ, viền màu trắng, lóet. Lợi sưng đỏ, rất đau đớn. Bác sỹ nói bị nhiễm virus, phải cách ly với những trẻ khác trong vòng 1 tuần. Nếu chỉ bị nhiễm virus thôi thì không uống kháng sinh, nhưng nếu kèm theo biến chứng khác thì phải uống. Cái này phải là bác sỹ rất có kinh nghiệm mới xác định chính xác được.

Mình cho con đi khám bác sỹ gia đình là một ông bác sỹ già, sắp thành Giáo sư và đang giảng dạy ở trường đại học. Thế nhưng uống kháng sinh được 1 ngày, khi lau miệng thấy chân lợi chảy máu, 2 vợ chồng sốt ruột quá, lại gọi một cô Tiến sỹ y khoa đến nhà khám cho, rồi bưng con vào bệnh viện, tất cả các bác sĩ đều nói ko cần uống kháng sinh nữa, sợ con mình bị dị ứng. Mình ngưng kháng sinh, báo hại mấy ngày sau lại phải cho uống lại, làm thời gian con lành bệnh lâu hơn.

Bác sĩ kê cho mình đơn thuốc lau miệng cho bé, thuốc Dynexan (không biết ở VN có bán ko, mình đang ở Đức). Thuốc làm tê vùng bị đau nên bé sẽ ăn dễ hơn 1 chút, trước khi đi ngủ lau răng miệng bằng trà Fenchel (có lẽ ở siêu thị có bán) rồi bôi thuốc cho bé đỡ quấy khóc. Cho bé ăn mềm, ăn nhiều bữa, uống nhiều nước. Mình còn quấy bột ăn liền với bột sắn dây cho con ăn cho mát. Nấu thêm chè đậu xanh nguyên vỏ với bột sắn dây nữa. Mình phải ép con ăn dù cháu kêu khóc rất tội, thế mà đến khi hết bệnh cũng sút mất 700 gram.

À, thời gian khỏi bệnh hoàn toàn phải hơn 2 tuần.

(Mẹ Thi San) Bé nhà mình vừa bị viêm họng và uống kháng sinh được 3 ngày thì chuyển sang viêm lợi - bác sĩ bảo viêm nướu và tiếp tục kê thuốc kháng sinh - mình thấy bé bị đỏ cả nướu răng và chảy máu mấy lần rồi - bỏ cả bú và toàn phải đút sữa bằng muỗng - thấy con như vậy xót cả ruột mà không biết làm sao - cứ cho uống kháng sinh hoài có tốt không mà ngưng thì mình không dám sợ bác sĩ la - Có mẹ nào có thêm kinh nghiệm về vấn đề này không chia sẻ cho mình với nhé.

(Mẹ Bông) Con mình xưa cũng bị, mang đến bác sĩ Tú ở Trung Tự, lau rửa miệng hàng ngày chừng 1 tuần thì hết. Lúc lau thì nó la, nhưng mồm sạch nên đêm đỡ quấy hơn nhiều, ngoài ra dùng gel kamistad làm tê mồm khi bé đau quấy, xem kỹ liều dùng. Kháng sinh thì hình như chỉ khi sốt, nhiễm trùng thôi, còn nếu đúng là do virus thì kháng sinh không khỏi, còn làm cho bé nóng thêm và lâu khỏi hơn.

Còn chảy máu thì lúc đầu mình cũng sợ lắm, nhưng bác sĩ bảo vẫn lau mồm đều cho con sau khi ăn bằng nước muối loãng, không lau mạnh quá, sau nó đỡ là hết - không sợ chuyện bị chảy máu đâu.

chế độ ăn uống dành cho trẻ bị nhiệt miệng 5

Mẹ bé Củ Cải chia sẻ cách điều trị nhiệt miệng cho trẻ

Mẹ Thu Hiền ơi, lúc trước bé nhà em cũng bị nhiệt miệng đó, em có kêu bác sĩ đến khám thì bác sĩ có kê thuốc như này:
+ Thuốc bôi miệng Zytee: bôi vào chỗ đau cho bé (em cũng co bị nhiệt, và cũng bôi thử thuốc này thấy dễ chịu và mát lắm chị à)
+ Vitamin C (dạng siro) - thuốc này thì em không nhớ tên, nếu chị cần thì em sẽ về xem lại toa thuốc.

Chỉ 3, 4 hôm là bé khỏi thôi.

(Mẹ Thu Minh): Bé nhà mình cũng vừa bị khỏi xong đây, do mình không để ý nên đến lúc biết thì bé đã bị nặng lắm rồi, lở một mảng to như hại đỗ đen, lại sưng lên và sốt nữa, bé không chịu ăn uống gì kể cả uống nước cũng không uống được dù bé rất khát, thỉnh thoảng lại khóc mặc dù từ bé, bé rất ít khi khóc và chịu đau rất giỏi. May quá nhà mình ở gần nhà một bác sỹ nhi.

Mình cho bé đến khám và bác sỹ kê cho mấy loại thuốc trong đó có hai tuýp thuốc bôi là: zytee để sát trùng và giảm đau, và loại kamistad cũng để giảm đau, loại này có ghi rõ là ngày bôi 3 lần, ngoài ra bác sĩ còn kê cho một loại thuốc uống dạng như kháng sinh nhưng mình không cho uống vì nghĩ đến nước bé còn không uống được thì thuốc chắc cũng không thể cho uống nổi.

Mình bôi hai loại thuốc đó đúng ba hôm thì bé đỡ và bắt đầu ăn được. Có gì các mẹ thử bôi hai loại thuốc cho bé cho bé đỡ đau nhe.

Mẹ Minh Vũ chia sẻ cách chăm sóc con khi con bị nhiệt miệng

Cu lớn nhà mình cũng rất hay bị nhiệt, mỗi lần như thế mình lại cho uống BP hoặc VítB2 và bôi vào vết loét kamistad (giống mẹ nào đã ghi đấy, mình không nhớ viết thế có đúng không ) thấy cũng đỡ nhanh lắm.

Ngoài ra các mẹ chịu khó cho con uống nhiều nước hoa quả, súc miệng sau khi đánh răng bằng nước súc miệng cho trẻ em. Có trường hợp loét miệng đi kèm với sốt cao là do virut herber, mình cũng chỉ cần cho uống thuốc giảm sốt khi bé sốt cao hơn 38,5 độ và các thứ thuốc trên.

(Mẹ Hà Lê) Con nhà em vừa mới khỏi bệnh này xong đây. Theo như bác sĩ giải thích với em người lớn gọi là nhiệt, trẻ em gọi là cam ở miệng, vậy thôi.

Sau 1 đợt kháng sinh 10 ngày thì con em bị trắng ở lưỡi, miệng bắt đầu xuất hiện những vết loét. Hôm đó cũng là ngày em lên đường cho bé đi Cửa Lò. Sang ngày thứ 2 bị nặng hơn chẳng ăn uống gì được cả, ngày thứ 3 đỡ dần và ngày thứ 4 thì khỏi hẳn.

Em nghĩ là do nóng quá nên bị như vậy và bác sĩ nói tuyệt đối không uống kháng sinh, càng uống càng nóng mà, nên cho ăn đồ mát (bột sắn quấy chín chẳng hạn), uống nhiều nước lọc, ăn hoa quả mát nữa sẽ khỏi nhanh thôi.

Dạo con em mới bị em cũng cuống lên nhưng em thấy bệnh này điều trị cũng nhanh thôi, các mẹ đừng lo quá. Con nhà em khi đi biển bị rôm đầy ở cổ này, sổ mũi, cam miệng này, nhưng chiều nào em cũng cho ra biển bơi ít nhất nửa tiếng, trộm vía bệnh tật hết hẳn, không biết có phải do uống nước biển không nữa.