Dạy trẻ làm toán theo phương pháp Glenn Doman

Thứ hai - 12/08/2013 02:59
Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ nhỏ trong đó có việc dạy chữ sớm và dạy trẻ làm toán. Hôm nay tôi sẽ đề cập đến việc học toán theo phương pháp này.Trẻ mấy tuổi bắt đầu học toán?Không nhận định nào đúng hơn nhận định về khát khao học hỏi của trẻ, trẻ khao khát tìm hiểu và muốn biết về mọi thứ. Trẻ bắt đầu tìm tòi trước khi chúng được sinh ra và chúng học được trông qua trực giác. Khi trẻ mới ra đời, chúng suy nghĩ dựa trên bản năng và những gì quen thuộc. Suy nghĩ và...
Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ nhỏ trong đó có việc dạy chữ sớm và dạy trẻ làm toán. Hôm nay tôi sẽ đề cập đến việc học toán theo phương pháp này.
Trẻ mấy tuổi bắt đầu học toán?
Không nhận định nào đúng hơn nhận định về khát khao học hỏi của trẻ, trẻ khao khát tìm hiểu và muốn biết về mọi thứ. Trẻ bắt đầu tìm tòi trước khi chúng được sinh ra và chúng học được trông qua trực giác. Khi trẻ mới ra đời, chúng suy nghĩ dựa trên bản năng và những gì quen thuộc. Suy nghĩ và học hỏi là điều thiết yếu với bất kì đứa trẻ nào ở độ tuổi nào đi nữa. Trẻ một tuổi tin rằng học hỏi là điều cần thiết, không thể thiếu được và cũng là chuyến phiêu lưu vĩ đại nhất của cuộc đời chúng.Quan trong hơn với chúng, học hỏi cũng là trò chơi thú vị nhất. Điểm mấu chốt là ccar trẻ và cha mẹ phải tiếp cận các kiến thức Toán học một cách đúng đắn nhất. Các nhà giáo dục lại cho rằng chúng ta không nên ép trẻ học nhiều khi chúng còn bé, như thế là đánh mất đi tuổi thơ quý giá của trẻ, nhưng học không hề biết trẻ khao khát học hỏi. Các bậc cha mẹ nên nhớ rằng :

- Học hỏi là thứ trò chơi thú vị nhất trong cuộc sống, nó không hề là bắt buộc con trẻ.

- Kiến thức là phần thưởng, không là sự trừng phạt.

- Kiến thức thú vị, không hề nhàm chán.

Được học tập là quyền không hề phủ nhận ở trẻ. Chúng ta nên nhớ lấy điều này, không nên là mất đi quyền lợi này ở trẻ. Một điều đúng đắn nữa mà chúng ta không thể quên đó là nếu trong quá trình học tập, cả trẻ và mẹ đều không thấy thoải mái thì nên dừng lại, chúng ta có lẽ làm sai ở đâu đó.

Độ tuổi để bắt đầu học toán của trẻ có lẽ là khi trẻ bắt đầu được sinh ra. Trẻ sẽ nhận thức khó khăn hơn về số lượng và giá trị sau khi chúng 2 tuổi, vậy chúng ta nên bắt đầu dạy trẻ học Toán khi chúng 1 tuổi hay sớm hơn, làm như vậy sẽ dễ dàng và tiết kiệm được thời gian, sức lực hơn. Cha mẹ nên bắt đầu dạy trẻ ngay thừ khi chúng vừa ra đời. Việc bạn nói chuyện với von khi chúng mới ra đời, giúp cho khả năng thính giác của trẻ phát triển. Chúng ta có thể cho trẻ biết đến ngôn ngữ Toán học thông qua cá hình vẽ, điều này giúp cho thị giác của trẻ được nâng cao. Có 2 yếu tố ta cần quan tâm khi dạy trẻ đó là :Thái độ và phương pháp của bạn; Tài liệu dạy con của bạn.
Mua học liệu dạy toán ở đâu?
Cần chuẩn bị gì để buổi dạy toán diễn ra tốt đẹp.
Trong quá trình dạy con học Toán của cả mẹ và bé, chúng ta không nên dạy khi trẻ không cảm thấy thoải mái, nếu trẻ đói, mệt mỏi hay cáu kỉnh thì đó không phải là lúc thích hợp cho việc dạy và học. Mẹ cũng không nên dạy trẻ học Toán khi không cảm thấy thoải mái bởi như thế cũng không có hiệu quả. Một bà mẹ sáng suốt sẽ biết tìm ra thời điểm thích hợp nhất để dạy con mình, khi đó cả mẹ và bé sẽ tìm thấy niềm vui và sự hào hứng trong dạy và học.

Bạn hãy nhớ rằng thời gian dạy trẻ không nên quá dài, bước đầu tiên nên ba lần một ngày, nhưng mỗi lần chỉ nên kéo dài vài phút. Chúng ta cũng nên tính trước thời gian kết thúc cho mỗi lần dạy trẻ. Nên nhớ là luôn luôn dừng trước khi trẻ muốn nghỉ ngơi, cha mẹ cũng nên nắm được suy nghĩ của trẻ để biết con mình nghĩ gì, muốn gì và nên dừng lại đúng lúc. Bởi nắm được tâm lý của trẻ cũng là một cách thức nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi của trẻ.

Phương pháp dạy toán cho trẻ như thế nào?

Một buổi học Toán dù bạn đang dạy về số lượng, hay về phép cộng, phép trừ thì cốt yếu vẫn cần sự nhiệt tình của cha mẹ. Trẻ muốn học và chúng học rất nhanh, do đó chúng ta cũng cần phải chuẩn bị tài liệu học thật nhanh. Cha mẹ thường truyền đạt cho trẻ quá chậm chạp, nhất là khi đưa ra các ví dụ minh họa trong quá trình dạy. Nhìn chung, chúng ta đều muốn trẻ ngồi và nhìn chăm chú và các tài liệu để thể hiện chúng rất tập trung. Chúng ta luôn muốn trẻ thể hiện một cách nghiêm túc khi học, thế mới là chúng đang học, nhưng thực chất trẻ lại thấy việc học rất thích thú, người lớn chúng ta mới không nhận ra được những điều thú vị khi học.

Chúng ta nên thiết kế các tài liệu học tập cẩn thận và rõ ràng để trẻ nhận biết được dễ dàng, người lớn cũng nên học cách sử dụng các tài liệu học tập đó sao cho đúng đắn nhất. Đôi khi một người mẹ nói nhanh như máy khi giảng cho trẻ, sẽ làm mất sự nhiệt tình cũng như tính hài hòa trong giọng nói của cô ấy. Chúng ta không thể vừa nói nhanh vừa nói hay mà vẫn giữ được sự nhiệt tình trong giọng nói của mình. Sự thích thú và hăng hái học Toán của trẻ gắn với 3 điểm sau:

- Tốc độ truyền đạt của các tài liệu học.

- Số lượng các tài liệu mới.

- Thái độ tích cực của cha mẹ.

Các tài liệu được truyền đạt càng nhanh, càng nhiều và cha mẹ càng nhiệt tình thì trẻ sẽ tiếp thu càng tốt. Trẻ không tỏ ra chăm chú học hành, chúng cũng không cần phải tỏ ra như vậy, chúng hiểu được ngay, ngấm mọi thứ nhanh như bọt biển vậy. Người lớn cần biết cách tổ chức, sắp xếp tài liệu một cách hợp lý và thống nhất để thiết lập nên một chương trình học nhất quán. Một chương trình dạy đơn giản, có tổ chức, nhất quán sẽ thành công hơn nhiều so với một chương trình quá tham vọng mà đôi khi các bậc cha mẹ hay mắc phải. Xem lướt qua tài liệu hàng ngày cũng là một cách để ghi nhớ chúng, sự thích thú học tập của trẻ xuất phát từ các kiến thức mà chúng được học và việc chuẩn bị tốt các tài liệu dạy học cần được làm hàng ngày.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng không nên theo quá sát chương trình dạy, việc này cũng không làm ảnh hưởng gì tới trẻ. Khi có cơ hội chúng ta nên bỏ hẳn chương trình dạy cho trẻ, khi trong gia đình có xáo trộn như có thêm em bé, chuyển nhà hay trong nhà có ai bị ốm. Trong những thời điểm này, tốt nhất là dừng hẳn không dạy trẻ nữa, mà chỉ nên dạy trẻ Toán trong những trường hợp thường ngày đơn giản như chỉ là đếm xem có bao nhiêu bông hoa trong lọ , có mấy ngón tay trên một bàn tay, có bao nhiêu bậc thang trong nhà. Càng không nên dạy trẻ nửa vời trong những lúc này, bởi điều đó làm cho trẻ và cả chúng ta thấy chán nản. Khi có thể quay lại dạy trẻ, bạn nên bắt đầu từ phần bạn dừng, đừng quay lại từ đầu. Dù bạn định thực hiện một chương trình đơn giản hay phức tạp thì hãy nhớ đến tính nhất quán của chúng. Bạn sẽ thấy tự tin và hứng thú của trẻ tăng lên từng ngày.

Dạy học cho trẻ cũng như việc cho trẻ những thông tin mới hay tặng cho trẻ một món quà và kiểm tra lại là cách để lấy lại những điều đó. Dạy học là một quá trình tự nhiên và thú vị- kiểm ta lại là quá trình rất khó chịu và đáng ghét. Dạy trẻ chứ đừng kiểm tra trẻ. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn các vấn đề liên quan đến việc kiểm tra và cách giải quyết chúng ở bài sau.