Trẻ bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì và chăm sóc mũi bé đúng cách

Thứ hai - 28/10/2013 22:57
Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường bị mãn tính, hay tái phát. Khi bị viêm mũi dị ứng trẻ sẽ hay bị ngứa mũi hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, nước mũi chảy nhiều gây khó chịu cho trẻ. Trẻ xanh xao và chậm phát triển.Viêm mũi cấp tính hay cảm lạnh là một hiện tượng rất phổ biến, có thể nói rằng ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính chất lan truyền mạnh nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa. Hiện nay người ta chưa phân lập được hết các loại vi khuẩn do cảm lạnh nhưng có thể đa phần là do các nhóm...

Trẻ bị viêm mũi dị ứng thường bị mãn tính, hay tái phát. Khi bị viêm mũi dị ứng trẻ sẽ hay bị ngứa mũi hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, nước mũi chảy nhiều gây khó chịu cho trẻ. Trẻ xanh xao và chậm phát triển.


Viêm mũi cấp tính hay cảm lạnh là một hiện tượng rất phổ biến, có thể nói rằng ít ai tránh được bệnh này. Bệnh có tính chất lan truyền mạnh nhất là những lúc thời tiết chuyển mùa. Hiện nay người ta chưa phân lập được hết các loại vi khuẩn do cảm lạnh nhưng có thể đa phần là do các nhóm virut.


Triệu chứng viêm mũi dị ứng


Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Trẻ hay bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi.


Bệnh kéo dài độ 3-5 ngày thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.


Bên cạnh bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính thông thường ở trẻ nhỏ chúng ta còn gặp rất nhiều bệnh viêm mũi khác như viêm mũi lậu, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi giang mai.


trẻ bị viêm mũi dị ứng 1


Để hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ các bà mẹ cần lưu ý:


- Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.


- Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.


- Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.


- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.


- Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.


- Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.


Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, cũng dễ dẫn tới trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe.. Nếu trẻ không may bị viêm mũi cần điều trị ngay cho trẻ để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.



Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ


Thời tiết lạnh thường gây ra những phản ứng của đường hô hấp và trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với những biến đổi này. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưnglại gây nhiều khó chịu. Nếu không được điều trị hợp lý, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho hệ hô hấp của trẻ.


Nguyên nhân trẻ bị viêm mũi dị ứng


Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc. Thông thường chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Bệnh này thường hay gặp vào mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí, không khí ẩm thấp nhiều hơi nước tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.


Triệu chứng thường thấy ở bệnh là ngứa mũi, chảy mũi nước, hắt hơi liên tục rất khó chịu. Nếu đã thành mạn tính thì có thể nghẹn mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu.


Chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm mũi dị ứng


Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.


Tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ, để hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Như không trồng hoa gần nhà, không cho chó mèo vào nhà, không để trẻ trong môi trường có khói thuốc, hạn chế để trẻ đến nơi khói bụi, gió lùa, ẩm thấp…


Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ


Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.


Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.


Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc đi ngoài đường vừa về đến nhà.



Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ


trẻ bị viêm mũi dị ứng 2


Con tôi lên 6 tuổi nhưng từ lúc lên 3 tuổi cháu hay nghẹn mũi. Đêm hay quấy, gần sáng mới ngủ vì thế cháu hay đi học muộn. Mỗi lần như vậy tôi hay cho cháu uống thuốc chống dị ứng.


Tôi cũng cho con đi điều trị nhiều nơi mà không thuyên giảm. Hiện giờ tôi rất lo lắng sợ để lâu bệnh của con dễ bị hen suyễn. Xin giới thiệu cho tôi địa chỉ nào uy tín, hiệu quả để chữa bệnh cho tôi biết. (Thảo, TPHCM).


Trả lời của bác sỹ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng Nhi:


Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do cơ địa dị ứng, nhiễm trùng (huyết nhiệt); dị ứng do trời lạnh, thời tiết thay đổi (phế hư - vệ khí hư) dễ gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây ra bệnh.


Triệu chứng dễ nhận thấy của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi nhiều, ngạt thở, nước mũi trong hoặc có mủ đặc quánh, đau đầu, mờ mắt. Trường hợp có vách ngăn, cong vẹo hay các cục thịt thừa (pholip) thì bị ngạt nhiều, khó thở, tai ù.


Một khi nặng, bệnh dễ biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm họng hạt, viêm amydan... hay bị đau đầu, mất ngủ. Bệnh sẽ khó chữa hơn.


Vì tai, mũi, họng thông nhau nên khi chữa bệnh viêm mũi dị ứng cần phải chữa toàn diện mới khỏi. Nếu bạn đã chữa Tây y nhiều mà không được, hãy thử chuyển sang y học cổ truyền xem sao. Đông y có nhiều bài thuốc trị viêm mũi dị ứng, được chế thành dạng thuốc bột hoặc thuốc nhỏ giống thuốc nhỏ mũi rất dễ sử dụng cho trẻ em. Bạn có thể tìm các địa chỉ uy tín để mua.



Mẹ Nhím chia sẻ cách chăm sóc mũi con ngày lạnh


Sau nhiều lần "chinh chiến" với mũi con, chị có trong tay kha khá kinh nghiệm, chị chia sẻ một trong những bí quyết để tối đa hóa khả năng miễn dịch của bé đó là xông hơi.


Hồng Huệ (Hà Nội) là bà mẹ trẻ của hai nhóc tì rất nhanh nhẹn, thông minh và đáng yêu. Vì sinh hai bé rất sát nhau, một bé sinh năm 2011, một bé sinh năm 2012 nên chị rất có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho con đặc biệt là chăm mũi.


Vào thời điểm này, trẻ dễ bị chảy nước mũi, viêm họng… Chị chia sẻ: "Mình là người lớn, nếu bị nghẹt mũi, mình đã thấy khó chịu rồi chứ chưa nói là con trẻ. Có đôi lần con bị viêm họng, thở khò khè mà mình xót ghê gớm".


Ngay từ khi có bầu, Huệ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu những cách chăm sóc con từ sách vở, báo chí, internet, người thân trong gia đình rồi bạn bè. Chị hiểu chất nhầy trong mũi chính là chiến tuyến đầu tiên giúp con chống lại vi trùng, vi khuẩn.


Tuy nhiên, trong không khí khô và lạnh như hiện nay, các chất nhầy trong mũi của bé dày lên, khó di chuyển. Và đây chính là nguyên nhân khiến mũi bé dễ bị nhiễm bẩn. Sau nhiều lần "chinh chiến" với mũi con, chị có trong tay kha khá kinh nghiệm, chị chia sẻ một trong những bí quyết để tối đa hóa khả năng miễn dịch của bé đó là xông hơi.


Xông hơi: chăm sóc mũi xinh của con


“Bạn có thể lấy một cốc nước nóng, cho gần mũi bé để hơi nóng bốc lên nghi ngút. Cách làm sạch bằng hơi nước này rất tốt cho đường hô hấp của con trong mùa đông. Một điều lưu ý rằng mình cần đảm bảo phòng lúc đó sạch sẽ, thoáng khí”, chị chia sẻ.


Chuyển mùa là khoảng thời gian bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp: sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng phổ biến. Chị chia sẻ rằng tuy sổ mũi không quá nghiêm trọng nhưng điều này sẽ khiến con rất khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên và nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể mau chóng kéo theo các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản, ho, cảm sốt…


Thi thoảng vào mùa lạnh, chị lại chăm mũi bé bằng phương pháp này, chị nói: "Cách này hơi mất thời gian nhưng rất đơn giản mà con lại rất thích".


Hút mũi


Khi bé Nhím có triệu chứng sổ mũi, chị Huệ dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch cho con. Chị chia sẻ rằng: “Dụng cụ dạng cao su mềm như quả bóng tròn giúp lấy dịch mũi khá ổn, dễ dàng lại không làm bé đau và sợ”.


Chị nói, ban đầu các mẹ có thể nhỏ (hoặc xịt) nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và làm lỏng các chất nhầy trước khi cố gắng hút chúng ra.“Lúc hút, mình để con nằm nghiêng sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé, sau vài giây, nước muối cùng nước mũi đi ra ngoài theo mũi bên kia. Lúc này mình sẽ hút sạch đờm nhớt trong mũi con”.


Chị chia sẻ, những lần đầu bé Nhím tỏ ra khó chịu, không thích cách này nhưng sau khi bị mẹ huấn luyện cho vài lần, bé quen và chịu cho mẹ làm hơn.


Sau một thời gian ngắn, hút rồi rửa mũi liên tục như vậy, bé hết nhanh đờm nhớt, nghẹt mũi, "giọng lại trong veo líu lo".


Chăm chỉ nhỏ nước muối sinh lý đều đặn

Khi bé bị nhẹ, chị Huệ có thể chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý là bé cũng có thể khỏe nhanh rồi. Ngoài ra, chị dùng lọ xịt nước muối biển để vệ sinh mũi cho bé. Để lọ xịt gần mũi bé, ấn mạnh, nước muối sẽ vào sâu bên trong mũi bé. Những bụi bẩn sẽ theo nước muối này chảy ra ngoài. Sau đó, dùng giấy ăn mềm hoặc giấy ướt lau cho bé thật sạch.


Chị nói: "Có nhiều ông bố bà mẹ cứ thắc mắc tại sao con hay bị bệnh về mũi họng, mình nghĩ đó là do cách chăm con chưa chuẩn thôi. Có thể ban đầu bé chưa chịu hợp tác cho mình nhỏ mũi, hút mũi nhưng nếu mình làm nhẹ nhàng, khuyên nhủ con, mình tin con sẽ nghe theo".


Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay trước và sau khi vệ sinh mũi cho bé bằng giấy ướt hoặc xà phòng. Ngoài ra, để bảo vệ mũi bé, bố mẹ nên giữ phòng của bé luôn được ấm áp vào mùa đông.


Chị nói thêm, các mẹ nên lưu ý là không nên hút mũi cho bé nhiều hơn 3 lần/ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và nên làm nhẹ nhàng vì nếu hút quá mạnh, các mô mũi có thể bị viêm.


Sau khi chăm sóc mũi cho con, chị Huệ luôn chú ý làm sạch dụng cụ hút mũi và giữ chúng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ. Bởi “nếu không làm sạch kỹ thì vi khuẩn rất thích lưu trú trong những ‘ngôi nhà’ như thế này”.


Một điểm chị muốn lưu ý đó là các bậc phụ huynh nên rửa mũi cho con tốt nhất là trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Trong giấc ngủ dài ban đêm, nếu mũi bé có nhiều bụi bẩn, nước mũi,… sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thì việc rửa sạch sẽ khiến “vi khuẩn chưa kịp hình thành đã bị ‘tiêu diệt”.


trẻ bị viêm mũi dị ứng 3



Tham khảo chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ về điều trị viêm mũi dị ứng cho con


Mẹ bé Ben:


Các mẹ ơi, có ai biết về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh không? bé mình cứ nghẹt mũi, khịt khịt hoài, nhất là buổi sáng, tối. Trong ngày thi khi gắt ngủ cũng khụt khịt, thỉnh thoảng ho, tiếng ho, khóc có vẻ họng bị đờm. bé không hề chảy mũi, hút mũi cũng ra rất ít. mình đi khám thì bác sĩ bảo viêm mũi dị ứng, họng sạch, không đỏ, cho uống acemuc, polaramin cũng không đỡ, thở khí dung 3 ngày rùi mà thấy không biến chuyển. Mình nghiên cứu thì thấy viêm mũi dị ứng thì phải hắt xì nhiều, ra nước mũi nữa. mọi người ai có kinh nghiệm thì chia sẻ mình với. mỗi lần bé ho là hay ói nên mình xót quá. bé mới 2 tháng thôi.


Mẹ bé Mon chia sẻ kinh nghiệm về viêm mũi dị ứng:


Các mẹ ơi, viêm mũi dị ứng thì phải sống chung với nó thôi, không có thuốc nào đặc trị được. hai thằng cu nhà em thuộc dạng này, tháng nào mẹ cũng phải tốn một khoản tiền đáng kể biếu bác sỹ đấy. Tuy nhiên, bệnh này có thể phòng được khá tốt nếu mẹ chịu khó (khoảng 10 lần hai thằng nhà em ốm thì 4 lần tự khỏi không cần đưa đến bác sỹ): buổi sáng bắt buộc phải đánh răng sạch sẽ, ngậm nước muối nóng cho sạch họng, tốt nhất là bé phải súc vào được vào đến vòm họng (thằng nhà em 2 tuổi em đã luyện được rồi), nhỏ nước muối ấm vào mũithường xuyên 2-3 lần/ngày nếu vào thời tiết lạnh, bé đi ra đường về, súc họng và nhỏ nước muối ấm thường xuyên thì rất tốt. Em nghiệm tất cả các cách rồi, chỉ có nước muối là tốt nhất, mật ong thì nóng mà các loại lá thì có đứa hợp, đứa thì không hợp mà có phải lúc nào cũng có thời gian mà hấp, chưng, nước muối chỉ cần muối và ít nước nóng pha là ok rồi… Ngoài ra, khi bé bắt đầu có dấu hiệu có đờm, mũi hay ho phải tích cực súc miệng, làm sạch mũi (chị phải ngửa đầu bé xuống nhỏ đầy hai mũi, hút mũi, làm đến khi nào bé sạch hết mũi thì mới được), vỗ rung cho bé ho hết đờm, kết hợp với các loại lá: ví dụ em hay xay cả diếp cá, húng chanh… vào nấu cháo cho bé, khi bé khàn giọng thì cho ăn giá… nếu đợt nào bé đề kháng tốt thì sẽ tự khỏi, nếu bị nặng thêm thì chắc phải đưa đi bác sỹ rồi.


Mẹ Thùy Liên than thở về bệnh viêm mũi dị ứng của con mình:


Có bé nào bị như bé nhà em không? Cứ thay đổi thời tiết (ví dụ đêm qua mưa to), là sáng nay rửa mũi đã thấy nhiều vô kể mũi xanh lè, mặc dù bé không hề bị thò lò ra ngoài và hôm qua vẫn còn rất bình thường...


Hoặc bé chỉ cần bị hắt hơi là bắt đầu báo hiệu 1 quá trình bệnh: Hắt hơi rồi mũi, mũi xuống họng, họng xuống phế quản. (như các bé bình thường có khi chỉ cần tí siro là ok, nhưng bé nhà em không hiểu sao không thể tự khỏi được)


1 tháng không biết bao lần thay đổi thời tiết và không biết bao lần bé bị như vậy, chưa khỏi hết đã lại gối đầu sang đợt sau và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn không biết đến bao giờ... Mũi --> Họng, Đờm --> Tai --> Kháng sinh --> Rối loạn tiêu hoá...


Thực sự là em cực mệt mỏi vì đã đưa bé đi khám không biết bao nhiêu bác sỹ, từ bác sĩ bệnh viện Nhi, bác sĩ bệnh viện Việt Nam Cu ba, bác sĩ TMH TW, nhưng vẫn chưa dứt điểm được. Hiện bé đã phải đặt OTK trong tai, chờ khi nào khỏi được mũi họng thì mới nạo được VA (mà không biết nạo VA trong trường hợp này có tốt không đây), mà mãi mấy tháng vẫn chưa có đợt nào khỏi dứt điểm. Các mũi tiêm phòng cũng chưa hoàn thành hết vì liên tục bị viêm đường hô hấp, mà viêm là không tiêm phòng được...


Các loại thuốc phải nói là mẹ cháu thuộc lòng công dụng. Ai nói gì hay tốt là tìm hiểu ngay để áp dụng cho con. Từ rửa mũi, ngâm chân nước muối, ăn yến... nhưng dường như bé chưa gặp được đúng thuốc.


Có bé nào bị như bé nhà em mà chữa khỏi được thì các mẹ mách cho em với. Em cám ơn nhiều lắm


Mẹ Daisy1982:


Con gái em 19 tháng, cháu bị viêm mũi dị ứng từ nhỏ. Bây giờ lớn rồi vẫn cứ liên tục bị. Gần đây bị mũi xanh đến 10 ngày, ngày nào em cũng phải hút 3 lần và nhỏ arygon. Em cũng thử đủ thuốc, brochom vaxom đã dùng chỉ được 1 tháng không ốm, tháng sau lại bị lại. Hiện tại em đang cho bé uống thuốc đông y cùng với uống singulair. Em nghĩ các bé đều thuộc cơ địa dị ứng với thời tiết. Thuốc singulair là thuốc uống dự phòng hen và chữa cả viêm mũi dị ứng. Em cũng rất lo vì viêm mũi dị ứng dễ biến chứng thành viêm xoang và hen phế quản


Mẹ Thu Hà:


Con mình thuộc loại di ứng thời tiết, mất cả 1 năm mình mới tìm được bác sỹ vừa ý. Hiện tại con mình khá lên rất nhiều sau khi dùng Nasonex (đây là thuốc xịt vào mũi) xịt 1 lần/1 ngày liên tục cho đến khi triệu chứng giảm dần, rồi ngưng hẳn.(con mình xịt hết 3 bình như vậy)


Chắc các mẹ phải tìm bác sỹ dị ứng giỏi chút, cứ mang con đến bác sỹ nhi, rồi lại kháng sinh, thuốc sỗ mũi, ho, mình khổ với cái vòng lẩn quẩn này 1 năm.


Mẹ Lê Ngọc Thoa chia sẻ thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho bé


Mình ở TPHCM, con gái mình cũng hơn 2 tuổi và con của mình cũng bị viêm mũi dị ứng một hai tháng trước đây, mình lên phòng khám hô hấp Phổi Việt thi gặp BS Bảo kê toa cho con mình thuốc xịt chứ không có thuốc uống.


Thuốc xịt là AVAMYS, xịt xéo góc vào 2 cánh mũi, ngày 2 lần, lần 2 nhát, với điều kiện phải vệ sinh mũi sạch sẽ trước đó ( dùng Xisat baby hay xịn hơn thì Sterimar baby), sau 3-5 ngày, bé đỡ sổ mũi hẳn thì xịt giảm liều mỗi lần 1 nhát, ngày 1 lần, 1 tuần sau thì cách 2, 3 ngày mới xịt lại AVAMYS. Bây giờ bé ổn rồi, không xịt thuốc nữa mà chỉ dùng Xisat thôi. Có lẽ mỗi bác sĩ mỗi cách điều trị, hợp bác nào thì mau hết bệnh chừng nấy. Mong là bé không tái lại năm sau lúc chuyển mùa nữa.