6 nguyên tắc về khám thai, ăn uống, tập thể dục bà bầu cần phải lưu ý

Thứ tư - 04/09/2013 23:02
Giai đoạn thai kỳ là khoảng thời gian vất vả nhưng cũng là khoảng thời gian hạnh phúc với các mẹ bầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các mẹ bầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc quan trọng để bảo đảm sức khỏe mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh.Vì vậy, để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh và em bé được chào đời hoàn hảo nhất, mẹ bầu cần tuân thủ những nguyên tắc sau:1. Bà bầu cần phải khám thai theo định kìĐây là một công việc hoàn toàn mang lại lợi ích cho bạn và vô cùng quan trọng. Khám thai sẽ biết...

Giai đoạn thai kỳ là khoảng thời gian vất vả nhưng cũng là khoảng thời gian hạnh phúc với các mẹ bầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các mẹ bầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc quan trọng để bảo đảm sức khỏe mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh.


Vì vậy, để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh và em bé được chào đời hoàn hảo nhất, mẹ bầu cần tuân thủ những nguyên tắc sau:


1. Bà bầu cần phải khám thai theo định kì


Đây là một công việc hoàn toàn mang lại lợi ích cho bạn và vô cùng quan trọng. Khám thai sẽ biết được sự phát triển của thai nhi cũng như sự thay đổi thể chất của chính bà bầu. Chỉ cần có biểu hiện mang thai, bạn nên thử thai và nếu cho kết quả dương tính thì hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được những hướng dẫn khoa học, chu đáo.


Hơn thế nữa, bà bầu cần kiểm tra sức khỏe toàn thân, xét nghiệm máu, nước tiểu và tiêm phòng các loại vacxin cần thiết.


2. Chú tâm tới vấn đề ăn uống


Như trên đã nói, cách tốt nhất là bạn liên hệ với bác sĩ có chuyên môn về thai phụ để nhận được sự tư vấn. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là axit folic và sắt. Sự đòi hỏi của cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi sẽ khiến bạn cần hấp thu hơn 300 calo. Tuy nhiên, hạn chế thực phẩm chứa vitamin A vì nếu nhiều vitamin A quá, sẽ gây hại cho thai nhi.


Ăn đồ ngọt trong thời kỳ mang thai là cần thiết nhưng nên dừng ở mức độ vừa phải.


Ăn uống là một trong các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe của mẹ trong giai đoạn thai kỳ và sức khỏe thai nhi. Ấy vậy mà mình thấy nhiều mẹ bầu không hề để ý đến chế độ dinh dưỡng, thậm chí còn tiếp tục duy trì thói quen ăn uống thiếu lành mạnh.


bà bầu và ăn uống


Mình đến nay là vừa sinh cháu thứ ba được 8 tháng, còn cháu lớn đã 15 tuổi. Qua 3 lần sinh nở nên cũng tích lũy được chút kiến thức về câu chuyện dinh dưỡng cho mẹ và cho con. Theo mình tìm hiểu thì các nghiên cứu khoa học ngày nay đều cho thấy rằng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lành mạnh trong thời kỳ mang thai sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim, tiểu đường, béo phì và nhiều loại ung thư. Để làm được điều này cũng không quá khó, các mẹ bầu chỉ cần làm tốt công thức “NÊN” và “KHÔNG NÊN” dưới đây:


Nên ăn gì trong thai kỳ


Một, lựa chọn các loại thực phẩm nhiều hơn một công dụng


Có rất nhiều loại thực phẩm hết sức gần gũi và dễ có mà lại cung cấp hàm lượng dưỡng chất đa dạng, phong phú, chẳng hạn như thịt gà, thịt bò, trứng, các sản phẩm từ sữa, sữa chua, bơ đậu phộng. Đây đều là các thức ăn cung cấp protein, canxi và sắt cho sự phát triển của thai nhi. Vì thế, trong thời kỳ mang thai mình luôn ưu tiên các loại thịt lợn nạc, thịt bò do chúng có chứa nhiều protein cùng với vitamin B, sắt và kẽm; đồng thời mình cũng uống nhiều nước cam để bổ sung folate (một loại vitamin B giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh) và vitamin C (giúp hấp thụ chất sắt từ thực phẩm). Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin B, magiê và kẽm cũng là một nguyên liệu cần được các mẹ ưu tiên khi chế biến món ăn.


Hai, đừng nghĩ rằng bạn cần phải ăn cho hai người


Mình thấy rất nhiều phụ nữ khi mang thai có tâm lý ăn thật nhiều với suy nghĩ “ăn cho hai người”. Mẹ mình thì lúc nào cũng động viên con: “Ăn nhiều vào con ạ, phần này ăn cho con, con phần này ăn cho cháu mẹ nữa!”. Trên thực tế, chỉ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba phụ nữ mang thai mới cần thêm 300g calo mỗi ngày. Theo chuyên gia sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Karen Nordahl, giáo sư Đại học British Columbia tại Vancouver thì: “Bà bầu cũng như người bình thường, chỉ nên ăn đến khi không thấy đói chứ không nên ăn cho đến khi cảm thấy no. Ăn quá nhiều dẫn đến thừa chất là một nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ”.


Ba, duy trì kết cấu bữa ăn hợp lý với:


- 9 phần ngũ cốc (bánh mì, cơm, mì ống…)


- 2-3 phần thực phẩm giàu protein: thịt, gia cầm, cá, đậu, trứng và nhóm các loại hạt


- 4 phần rau


- 3 phần trái cây


- 3 phần sữa, sữa chua và pho mát.


Bốn, tránh những thực phẩm nguy hiểm


Mình rất lấy làm lạ vì có nhiều mẹ bầu mà vẫn ăn các loại đồ ăn kém lành mạnh như đồ sống, đồ tái (gỏi cá, cá sống, trứng trần, nem chua,…) hay ăn các loại đồ ăn sẵn không rõ nguồn gốc và có chứa nhiều chất bảo quản. Điều này là tối kỵ bởi trong đồ ăn sống có thể chưa vi khuẩn và ký sinh trùng, nặng thì có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Để giảm thiểu nguy cơ này, bà bầu cần đảm bảo ăn chín, uống sôi và nấu lại tất cả đồ ăn thừa. Đồng thời, tránh các loại thực phẩm có chứa hoặc nghi ngờ có chứa những thành phần không tốt cho sức khỏe.


Không nên ăn gì trong thai kỳ


Một, ăn nhiều đồ ngọt


Ăn đồ ngọt trong thời kỳ mang thai là cần thiết nhưng nên dừng ở mức độ vừa phải. Nguyên nhân là do, chức năng thải đường của bà bầu sẽ giảm, nếu như lượng đường trong máu cao thì thận của phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không có lợi cho sức khỏe của mẹ. Đồng thời, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng là một nguyên nhân gây quá cân ở thai nhi.


Hai, quên uống vitamin tổng hợp mỗi ngày


Theo một chuyên gia dinh dưỡng cũng là một đầu bếp tại New York thì: “Một người bình thường có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cẫn thiết từ thực phẩm thông qua một chế độ ăn uống hợp lý. Còn đối với phụ nữ mang thai, việc ăn uống thôi chưa đủ, bạn nên bổ sung viên uống vitamin tổng hợp hàng ngày trước và trong thời kỳ mang thai để bù đắp hàm lượng vitamin và khoáng chất thiếu hụt.”


Ba, lười uống nước và ăn ít thực phẩm có chất xơ


Ngày có bầu, lúc làm việc thì có một cốc nước trước mặt, bất kể đi đâu mình cũng mang dự phòng một chai nước để không bỏ uống nước thường xuyên. Uống nhiều nước đối với phụ nữ mang thai rất tốt, giúp tránh mất nước và ngăn ngừa táo bón. Cũng để phòng ngữa táo bón, bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và mỳ ống, cùng với trái cây và rau củ. Các mẹ nên đảm bảo cung cấp ít nhất 25-35g chất xơ cho cơ thể mỗi ngày.


Bốn, ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao


Ăn cá rất tốt cho bà bầu, tuy nhiên các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, các bạn đặc biệt lưu ý không ăn cá mập, cá thu, cá kình và cá kiếm trong thời kỳ mang thai. Lựa chọn cá loại cá an toàn như cá da trơn, cá hồi hay ăn một số loại thủy hải sản khác như tôm và cua.


3. Bà bầu phải luyện tập thể dục


Luyện tập thể dục nhẹ nhàng có nhiều lợi ích cho cả thai phụ và thai nhi. Hơn thế nữa, nó còn giúp bạn trở lại thân hình hoàn hảo như trước khi mang thai sau khi sinh bé xong. Những bài tập thể dục sẽ giúp cho cơ bụng và lưng khỏe mạnh. Luyện yoga, đi bộ, bơi và đạp xe tại nhà… là những bài tập mà bà bầu có khả năng thực hiện thường xuyên được. Bạn nên dừng luyện tập nếu như bạn cảm thấy bất kì dấu hiệu nguy hiểm nào như đau hoặc nghẹt thở.


Nghiên cứu cho thấy rằng có rất nhiều lợi ích cho tập thể dục trong khi mang thai. Bạn có thể tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, nhất là ở chân.


Vậy những bài tập thể dục nào là tốt?


Đi bộ


Đây là tập thể dục tổng thể tốt nhất cho bà mẹ mang thai. Đi bộ giúp tăng nhịp tim và tốc độ lưu thông máu trong cơ thể. Bạn có thể luyện tập ở bất cứ đâu, không cần đến bất kì thiết bị hỗ trợ nào, không hề gây tổn thương đến đầu gối và mắt cá chân. Trên hết, hình thức luyện tập này an toàn trong suốt thời kỳ mang thai.


Đi bộ nhanh


Đi bộ với tốc độ nhanh không hề gây nguy hiểm nếu bạn có kinh nghiệm. Bạn nên giảm bớt tốc độ và cường độ luyện tập trong quá trình mang thai. Hãy trò chuyện với bạn bè hãy người thân trong khi đi bộ nhanh để đảm bảo rằng bạn không luyện tập quá mức và có được tinh thần thoải mái.


Bơi rất tốt cho bà bầu


Đây là một trong số những bài tập thể dục an toàn nhất khi mang thai. Bơi giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn, xua tan cảm giác nặng nề do tăng cân. Nó cũng thúc đẩy hệ thống tim mạch và giúp bạn đẩy lùi mọi áp lực, mệt mỏi.


bà bầu và luyện tập thể dục


Yoga


Yoga có thể giúp bạn duy trì cơ bắp và sự dẻo dai, linh hoạt. Giống như bơi, yoga giúp giảm bớt căng thẳng, cải thiện hệ thống tuần hoàn, điều hòa hơi thở. Nhưng trước khi bắt đầu tập luyện, hãy tìm hiểu kĩ và đăng kí tại lớp học yoga uy tín bởi những cô giáo kinh nghiệm luôn biết cách điều chỉnh tư thế và giúp bạn có được tư thế thoải mái nhất, tránh được những tổn thương không đáng có trong khi luyện tập.


4. Bà bầu cần phải nghỉ ngơi


Khi bạn mang thai, hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy cần phải nghỉ. Khi nằm nghỉ, bạn nên nằm nghiêng về bên trái để lượng máu tới thai nhi được thuận tiện hơn, giảm được chứng phù của cơ thể. Ngủ nhiều trong đêm và có thể ngủ ngắn trong ngày.


Trong suốt quá trình mang thai bà bầu lúc này rất cần được nâng niu, chia sẻ, chăm sóc đặc biệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Bà bầu cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khoẻ tốt, tránh được tai biến khi đẻ.


5. Sử dụng thuốc


Đối với mỗi loại thuốc, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý dùng hoặc tự ý dùng các loại vitamin tổng hợp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.


6. Những điều không nên làm


Thuốc lá, rượu bia và bất cứ thứ gì có hại tới thai nhi thì nên hạn chế. Lượng caffeine hấp thu cũng nên giảm. Không nên ăn thịt gỏi, thịt, hải sản chưa nấu chín. Nên tránh các động vật nuôi, dùng găng tay khi làm vườn. Không tắm nóng, xông hơi, luyện thể dục khi trời quá nóng.