Những vật dụng cần thiết cho trẻ và lưu ý khi đưa trẻ ra ngoài vào mùa đông

Thứ bảy - 02/11/2013 10:36
Khi mùa đông đến thời tiết trở lạnh có những đồ dùng bắt buộc mẹ phải mua cho bé để giữ ấm như quần áo ấm, áo khoác, găng tay, găng chân... ngoài ra còn có những món đồ nào cần thiết nữa, các mẹ tham khảo hướng dẫn mua đồ cho bé ấm áp qua những ngày lạnh nhé.Quần áo ấmChọn mua quần áo mùa đông cho bé quan trọng nhất là có chất liệu cotton mềm mại, vừa thoáng vừa không gây kích ứng cho da bé. Về kiểu dáng, bạn có thể không mua quần áo ngắn mà ưu tiên mua áo quần dài che kín tay chân và áo liền...

Khi mùa đông đến thời tiết trở lạnh có những đồ dùng bắt buộc mẹ phải mua cho bé để giữ ấm như quần áo ấm, áo khoác, găng tay, găng chân... ngoài ra còn có những món đồ nào cần thiết nữa, các mẹ tham khảo hướng dẫn mua đồ cho bé ấm áp qua những ngày lạnh nhé.


Quần áo ấm


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 1


Chọn mua quần áo mùa đông cho bé quan trọng nhất là có chất liệu cotton mềm mại, vừa thoáng vừa không gây kích ứng cho da bé. Về kiểu dáng, bạn có thể không mua quần áo ngắn mà ưu tiên mua áo quần dài che kín tay chân và áo liền quần vừa giữ ấm vừa không bị hở lưng, bụng khi bé nô đùa. Ngoài ra, bé cũng cần có thêm áo gile, áo khoác ngoài, áo len (không nên mua áo len cao cổ hay chui đầu cho bé sơ sinh) và bộ áo phao liền quần dùng khi ra ngoài khi trời có rét đậm.


Tất, mũ, găng tay cho trẻ


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 2


Đây là phụ kiện không thể thiếu của các bé trong ngày lạnh. Bao chân, bao tay cho bé sơ sinh và tất, găng tay cho bé lớn hơn nên mua loại dày nhưng không quá chật hay có sợi chun thít vào cổ tay cổ chân bé. Với mũ, bạn nên chọn loại mũ ôm trùm kín đầu và che được cả hai tai bé.


Bỉm, tã giấy


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 3


Dùng bỉm và tã giấy trong mùa đông giúp bé không bị ngấm lạnh khi cứ phải cởi quần áo nhiều lần khi đi vệ sinh trong ngày và ngăn ngừa “hậu quả” khi bé tè dầm ra chăn đệm trong khi ngủ. Chú ý, không nên dùng bỉm, tã giấy cho bé suốt cả ngày lẫn đêm để tránh bị hăm, viêm nhiễm vùng kín và cần thay bỉm, tã giấy thường xuyên, nhất là sau khi bé đại tiện.


Bạn đừng quên sắm chăn riêng cho bé vì nếu dùng chung với bố mẹ sẽ có nhiều bất tiện và không tốt cho sức khỏe của bé, đặc biệt là bé sơ sinh. Bạn nên mua 2 – 3 chăn đắp, ga trải đệm để dự phòng khi bị bẩn mà giặt chưa kịp khô thì có đồ mới thay ngay.


Để tránh bé ị tè ra đệm, bạn có thể mua vài chiếc ga chống thấm trải bên dưới ga thường, đồng thời dùng thêm tấm lót nylon mỗi lần thay tã cho bé.


Chăn ủ cho bé sơ sinh


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 4


Chăn ủ bằng bông vừa mềm mại vừa giữ ấm tốt là lựa chọn của nhiều bà mẹ khi muốn giữ ấm cho con trong ngày mùa đông. Loại chăn này đặc biệt phát huy tác dụng với các bé sơ sinh.


Một số bà mẹ còn dùng chăn ủ cho con khi đi ngủ thay cho chăn đắp để hạn chế tình trạng chăn bị úp lên mặt gây khó thở hoặc rơi khỏi người khi bé cựa quậy, trở mình hay đạp chăn.


Trong những ngày rét, bạn không nên dùng giấy ướt lau cho bé vì vừa lạnh vừa làm khô da. Thay vào đó, bạn nên mua thêm khăn xô để khi cần lau cho bé chỉ cần nhúng vào nước ấm là dùng được.


Máy sưởi


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 5


Vào mùa đông, nhiệt độ trong phòng phù hợp với sức khỏe của bé là khoảng 25 – 28 độ C. Vì thế, bạn nên sử dụng điều hòa hai chiều, máy sưởi hay quạt sưởi để làm ấm không khí trong phòng. Đặc biệt, trước lúc cho bé tắm, cũng nên bật máy sưởi một lúc để bé không bị nhiễm lạnh.


Kem dưỡng da


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 6


Xoa một chút kem dưỡng da trẻ em cho bé sau khi tắm giúp da bé không bị khô, nẻ trong mùa đông. Bạn vừa xoa kem vừa massage toàn thân sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu và cơ thể được làm ấm lên rất nhanh.


Máy sấy quần áo


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 7


Thời tiết ít nắng của mùa đông khiến quần áo khô lâu, trong khi một ngày bé thường phải thay nhiều quần áo, tất, khăn xô… Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn trong nhà một chiếc máy sấy quần áo để không bị động trong tình huống không đủ quần áo cho con mặc vì phơi chưa khô.


Muối tinh


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 8


Chị em thường muốn tắm cho bé hàng ngày, nhất là với trẻ sơ sinh để loại bỏ hết các chất gây. Tuy nhiên mùa đông trời lạnh khiến việc tắm bé cũng trở nên khó khăn. Mẹ có thể bỏ một dúm muối nhỏ vào chậu nước tắm của bé. Muối có tác dụng làm sạch da và làm ấm cơ thể.


Phích nước ấm




[caption id="attachment_2447" align="aligncenter" width="650"]vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 9 Phích nước ấm đặc biệt quan trọng trong mùa đông.[/caption]

Một phích nước ấm trong phòng sẽ là vật tối quan trọng với mẹ nuôi con mùa đông. Rất nhiều việc cần đến nước nóng thời điểm này. Nếu có thể, mẹ nên chọn mua loại phích nước vừa có chức năng đun và tự ngắt để giữ nhiệt.


Khi thay bỉm cho bé, mẹ cần nhúng khăn ướt hoặc bông vào nước ấm trước khi lau mông trẻ. Đối với mẹ cho con ăn sữa ngoài, nước ấm luôn cần có để pha sữa cho trẻ. Nếu mẹ hút sữa cho bé ti bình, bình sữa cũng cần được ngâm nước nóng từ 2-3 phút để làm ấm trước khi cho con ăn. Mẹ cho con bú trực tiếp cũng nên vắt một cái khăn xô vào nước ấm để chườm ngực trước khi cho con bú giúp sữa mau về.


Với bé ăn bột cũng vậy, nếu bé ăn quá chậm, mẹ nên để bát bột trong một bát nước nóng để đảm bảo bột bé ăn luôn được ấm.


Nước muối sinh lý


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 10


Ngạt mũi là hiện tượng hay gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh do thể tích hố mũi của bé rất nhỏ. Hơn nữa bé sơ sinh chưa biết thở bằng miệng nên ngạt mũi khiến bé khó chịu, dễ bỏ bú, quấy khóc.


Để khắc phục tình trạng này cần luôn giữ ấm cho bé, vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi bé bị ngạt mũi, chỉ nên làm thông bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ấm, tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các thuốc nhỏ mũi khác mà không có ý kiến của bác sĩ.


Tuy nhiên, mẹ lưu ý trươc khi nhỏ mắt, mũi cho trẻ cần ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm một lúc, tránh nhỏ nước lạnh vào bé sẽ “lợi bất cập hại”. Và chỉ ngâm 1 chút rồi bỏ ra, trước khi dùng nhỏ vào cườm tay thử độ ấm, vì nước muối nóng lên rất nhanh.


Thuốc bổ sung vitamin D cho bé


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 11


Mùa đông trời ít nắng, lại gió lạnh khiến rất nhiều bé sinh vào mùa này bị thiệt thòi vì không được tắm nắng đầy đủ. Khi ngoài trời có nắng, mẹ cho trẻ ngồi trong nhà, bên khung cửa mở rộng, không “tắm nắng” phía sau cửa kính. Giờ tắm nắng tốt nhất chủ yếu là khoảng từ 7 đến 8 giờ sáng.


Tuy nhiên, mẹ đừng quá sách vở và để bé phong phanh tắm nắng ngay cả vào những ngày trời âm u, gió lạnh bởi như vậy trẻ sẽ rất dễ bị viêm phổi. Để tránh cho bé bị còi xương, thiếu canxi, mẹ có thể cho con uống bổ sung Vitamin D dạng nước hoặc viên. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi mua thuốc cho bé.



Những vật dụng và lưu ý không thể quên khi cho bé ra ngoài lúc trời lạnh


Đưa bé ra ngoài hít thở không khí trong lành (cho dù là mùa lạnh) thực sự có ích cho bé. Bé không chỉ được tăng miễn dịch tự nhiên mà còn ngủ tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng, cải thiện tâm trạng.


Tuy nhiên với những bé mới sinh (nhất là bé sơ sinh nhẹ cân) thì bạn không nên đưa con ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 15°C. Khi trời mưa phùn, gió mùa hoặc khi bé bị sốt, bạn cũng không nên cho bé ra ngoài bởi bé dễ mắc bệnh hô hấp khi trời lạnh quá hoặc do không khí ẩm ướt. Tốt nhất chỉ nên cho bé ra ngoài trời khi trời không quá lạnh và không khí khô ấm.


Nếu thời tiết bất lợi kéo dài nhiều ngày, bạn không nên để bé suốt ngày nằm trong căn phòng đóng cửa im ỉm. Nên bế bé lại gần cửa sổ mở để bé có thể tận hưởng vài phút không khí trong lành. Có thể kê một cái ghế cạnh cửa sổ để mẹ cho bé bú hoặc hai mẹ con ngồi chơi ngoài hiên nhà khuất gió.


Những lưu ý khi đưa bé ra ngoài trong mùa lạnh:


Thời điểm lý tưởng


Vào mùa đông, thời gian tốt nhất để đưa bé ra ngoài là buổi sáng muộn hoặc lúc xế chiều. Không chọn lúc sáng sớm hoặc chiều tối, bởi lúc đó nhiệt độ bên ngoài khá lạnh. Ngoài ra, có thể cho bé nằm trên xe đẩy, đi dạo ở nơi nhiều cây xanh trước (hoặc sau) bữa ăn trưa. Đừng lo lắng nếu em bé của bạn ngủ thiếp trên xe đẩy, bởi bé vẫn nhận được không khí trong lành.


Thời lượng đi dạo


Các chuyên gia khuyến cáo không nên đưa bé ra ngoài dạo chơi quá 30 phút trong những ngày đầu tiên. Bé có trọng lượng từ 4,5kg trở lên có thể đi dạo lâu hơn một chút.


Luôn cho bé nằm trong xe đẩy


vật dụng cần thiết cho trẻ mùa đông 12


Bên cạnh mặc quần áo đủ ấm thì cho bé nằm trong xe đẩy cũng giúp bé tránh gió lạnh. Nếu bạn phải dừng lại một thời gian, nên kéo miếng che trên mui xe đẩy để bảo vệ bé trước thời tiết lạnh.


Đừng quên mũ, tất chân và bao tay cho bé


Đầu là khu vực mà nhiệt thoát ra nhiều nhất ở bé. Do đó, tuyệt đối không để bé đầu trần ra ngoài trời lạnh.


Cẩn thận với virus mùa đông


Hệ thống miễn dịch của bé còn chưa trưởng thành. Trời lạnh làm giảm hệ miễn dịch của bé. Hơn nữa, trong mùa đông, virus gây bệnh sinh sôi nhiều hơn bao giờ hết. Sự kết hợp các yếu tố trên càng làm bé dễ bị nhiễm bệnh hơn.


Nguy cơ lớn nhất trong thời tiết lạnh là virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể gây viêm tiểu phế quản. Bệnh này xảy ra đặc biệt là ở dưới 2 tuổi. Các triệu chứng bao gồm thở nhanh hơn (hút ngực khi hít vào, khò khè khi thở ra) và đôi khi là nhịp tim tăng, kèm sốt. Bệnh nghiêm trọng nhất là với bé dưới 3 tháng tuổi.


Cho con bú mẹ (đặc biệt là sữa mẹ được sản xuất trong vài ngày đầu tiên, gọi là sữa non) là “văcxin” tốt nhất cho bé. Nên kéo dài thời gian cho con bú cho đến khi thời tiết ấm áp hơn, nếu có thể. Không chọn lúc trời lạnh là thời điểm cai sữa cho bé


Ngủ cũng là một yếu tố rất quan trọng ở độ tuổi này của bé. Đảm bảo rằng em bé của bạn ngủ ít nhất 14 đến 15 tiếng một ngày.


Tuy nhiên, không có gì có thể “cạnh tranh” với tình yêu để bảo vệ một em bé khỏi virus trong môi trường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các bé được “bao phủ” bởi những cái ôm, những nụ hôn và tình cảm từ cha mẹ là những bé ít mắc bệnh thường xuyên.