Chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho trẻ đúng cách và phòng ngừa nhiễm giun

Thứ năm - 07/11/2013 20:21
Trẻ bụng chướng to, đau bụng âm ỉ là dấu hiệu trẻ đã bị nhiễm giun. Nhiều mẹ khi đưa con khi bệnh viện khám thì trong người con đã đầy một bụng giun. Muốn phòng ngừa giun cho trẻ cha mẹ nên dạy bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín. Mời các mẹ tham khảo chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho bé đúng cách.Nghe bác sĩ kết luận con gái có giun trong bụng, chị Loan mới giật mình nhớ ra từ lúc sinh con đến giờ chị chưa tẩy giun cho con lần nào."Mẹ ơi, con đau bụng quá" -...

Trẻ bụng chướng to, đau bụng âm ỉ là dấu hiệu trẻ đã bị nhiễm giun. Nhiều mẹ khi đưa con khi bệnh viện khám thì trong người con đã đầy một bụng giun. Muốn phòng ngừa giun cho trẻ cha mẹ nên dạy bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín. Mời các mẹ tham khảo chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho bé đúng cách.


Nghe bác sĩ kết luận con gái có giun trong bụng, chị Loan mới giật mình nhớ ra từ lúc sinh con đến giờ chị chưa tẩy giun cho con lần nào.


"Mẹ ơi, con đau bụng quá" - dạo này tối nào con gái cũng kêu đau bụng như vậy. Thế nhưng cho con đi toilet thì con không chịu, bé bảo: "Con đau bụng thôi chứ không buồn đi ị đâu". Lấy hết dầu rồi khăn ấm chườm bụng mà con vẫn mếu máo làm cả nhà chị Loan phát hoảng, cả mẹ cả con cùng sụt sùi. Sợ con ăn uống linh tinh nên bị đau bụng, chị Loan nghỉ làm và cho con nghỉ học mấy hôm để ở nhà theo dõi. Nhưng gần một tuần mà tình hình cũng không khá hơn.


Chỉ đến khi đưa con đi khám thì chị mới biết con gái có giun trong bụng. Nghe bác sĩ hỏi chị mới giật mình nhớ ra, từ lúc sinh con đến giờ chị chưa tẩy giun cho con lần nào.


chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho trẻ đúng cách 1


Đem chuyện này kể với các mẹ khác cùng cơ quan chị mới thấy sự vô tâm của mình thật đáng trách.


Có con bằng tầm tuổi với con của các chị cùng cơ quan nhưng bao giờ con chị cũng thấp và nhẹ cân nhất. Cho dù chị cũng chú ý bồi dưỡng nhiều loại thức ăn khác nhau cho con, đổi bữa liên tục nhưng cân nặng của con gái chị vẫn... giậm chân tại chỗ.


Mệt mỏi với cuộc chiến cân nặng của con, chị Loan tự nhủ: "Gen nhà nội, nhà ngoại vậy rồi thì còn mong chờ gì, thấp bé cũng phải thôi". Vậy là chị buông xuôi, luôn tự động viên: con còi nhưng khỏe mạnh là được.


Đến khi bác sĩ nói do con chị bị giun, thức ăn khi vào bụng con phải "chia sẻ" với những "người bạn" tí hon này nên con không hấp thụ được nhiều, thành ra không thể lên cân, thậm chí còn biếng ăn, còi cọc. Bác sĩ trách chị chẳng chú ý gì đến con, con gái hơn 3 tuổi mà chưa tẩy giun lần nào, cũng không quan tâm khi con chậm tăng cân như vậy. Lúc này, chị Loan mới thấy mình thật đoảng vô cùng.


Đem băn khoăn này lên một diễn đàn chuyên về con cái, chị Loan mới biết đây là vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm. Không ít mẹ cũng rất muốn tẩy giun cho con nhưng lại băn khoăn khi nào thì có thể tẩy được, có mẹ lại lo lắng cân nặng của con chưa đủ để tẩy giun hoặc không biết nên chọn loại thuốc nào, có cần hỏi ý kiến bác sĩ hay không...


Theo ý kiến của bác sĩ Trần Phúc, chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Xanh Pôn thì trẻ nhỏ ở thành phố thường được giữ gìn, ăn uống sạch sẽ thì khả năng bị giun thấp hơn nên có thể đến 4 tuổi tẩy giun cũng được.


Nhưng cũng có trẻ từ nhỏ đã bị nhiễm giun. Vì vậy, việc chú ý các biểu hiện của con là rất cần thiết. Cha mẹ phải để ý xem con có các dấu hiệu như đau bụng kèm buồn nôn, nôn ra giun, ngoáy đít... hay không. Nếu thấy có thì nên nghĩ đến khả năng con bị nhiễm giun.


Trong trường hợp con bị nhiễm giun, cha mẹ cũng không nên tự ý tẩy giun tại nhà cho con mà nên cho con đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.


Đau bụng giun (chủ yếu do giun đũa) có đặc điểm là đau bụng quanh rốn, đau thành cơn, có cảm giác buồn nôn và nôn, có thể nôn ra nếu chúng chui lên dạ dày, đi ngoài sống phân, phân lỏng, hoặc có thể đi ngoài ra giun.


Trẻ mắc giun lâu ngày sẽ có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng, trẻ dần bị suy dinh dưỡng, còi cọc. Nặng hơn có thể bị tắc ruột do búi giun. Khi giun chui lên đường mật sẽ gây ra đau bụng cấp. Giun chết đi tạo sỏi trong đường mật, là nguyên nhân gây sỏi đường mật sau này.


Nguy hiểm nhất là trường hợp giun chui lên ống tụy, gây viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Còn nếu chui lên dạ dày có thể gây đau dạ dày cấp. Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não.


Việc tẩy giun cho con cũng tùy thuộc từng trẻ. Thông thường, trẻ 2 tuổi là có thể tẩy giun. Còn trong trường hợp trẻ nhỏ hơn nhưng có giun trong bụng thì cũng cần tẩy giun theo hướng dẫn của bác sĩ.


Để phòng bệnh giun, cha mẹ nên chú ý đến khâu vệ sinh ăn uống của con, giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ nhất là sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không cho trẻ ăn sống mà phải cho trẻ ăn chín, uống sôi, cha mẹ hết sức giữ vệ sinh trong quá trình chế biến thức ăn cho con...


chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho trẻ đúng cách 2



Trẻ từ 2 tuổi nên được tẩy giun


Theo khuyến cáo của các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.


Tẩy giun khi trẻ được 24 tháng tuổi


Nhiều bà mẹ thắc mắc về việc trẻ nhỏ đến tuổi nào thì có thể bắt đầu tẩy giun. Theo các bác sỹ, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên thì có thể bắt đầu tẩy giun và nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng một lần. Trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhiễm các loại giun tóc, giun kim... do trẻ hiếu động, hay bò và nghịch ngợm lại thường có thói quen mút tay.


Trẻ bị nhiễm giun thường không có những biểu hiện quá đặc biệt để cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện giống như các bệnh sốt, cảm cúm. Chỉ đến khi trẻ nhiễm giun nặng như nôn ra giun, sụt cân, cơ thể gày yếu cha mẹ mới thường phát hiện ra. Bởi vậy, việc chú ý tẩy giun định kỳ cho trẻ là rất cần thiết.


Khi trẻ bị nhiễm giun, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, gầy yếu, biếng ăn, hay buồn nôn. Tẩy giun để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể vì trẻ bị nhiễm giun cơ thể xanh xao, gầy yếu. Nguy hại hơn trẻ sẽ chậm lớn và suy dinh dưỡng...


Phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ


Cha mẹ cần làm gương và hướng dẫn trẻ biết vệ sinh thân thể sạch sẽ như: rửa tay trước và sau khi ăn. Chỉ ăn những thức ăn đã được nấu chín, uống nước đã được đun sôi.


Giúp bé vệ sinh cá nhân như: thường xuyên cắt móng tay cho bé, tắm rửa sạch sẽ, nhất là vệ sinh hậu môn sau mỗi lần bé đi tiêu. Không để bé nghịch ngợm đất cát.


Cha mẹ tẩy giun cho con định kỳ 6 tháng một lần khi bé bắt đầu được 24 tháng tuổi.


chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho trẻ đúng cách 3



Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho con đúng cách


(Mẹ Nguyễn Hương Giang): Theo các bạn thì khi nào nên tẩy giun cho bé? Một bé trai 4 tuổi ở cạnh nhà mình hôm vừa rồi bị đau bụng, mẹ bé đưa vào Viện Nhi khám, Bác sĩ siêu âm và nói là bụng có rất nhiều giun . Mà chị ấy nói là tẩy giun đều cho bé 6 tháng/lần từ khi bé được 1 tuổi rồi đấy. Mình nghe vậy thì giật mình vì mình chưa hề có ý định tẩy giun cho bé nhà mình cho tới khi bé được ít nhất 2-3 tuổi. Các bạn có kinh nghiệm về vấn đề này không, tư vấn giúp mình với.


(Mẹ bé Hạt Mít):


2 đứa nhà ông anh trai em, 1 đứa gần 5 tuổi và gần 3 tuổi đang bị giun đây. Khiếp lắm ạ, tối đi ngủ bố mẹ soi đèn pin ở hậu môn thấy loe ngoe lắm giun quá, thò tay bắt, lôi ra. Nghĩ thôi mà sợ a. Chả biết ông bà í có cho uống thuốc không mà làm cái trò bắt giun em thấy chẳng giống ai cả. Bé nhà em 2,5 tuổi rồi nhưng cũng chưa tẩy, kỳ này phải bảo bà nội ở nhà cho bé uống thuốc thôi. Hãi cảnh soi đèn rồi ngồi móc giun lắm.


(Mẹ Minh Long):


Các bà mẹ đảm đang ơi ! Rất không mừng là vì vẫn có những bà mẹ trên đất nước Việt Nam còn chưa rõ về tẩy giun cho con. Các mẹ nhiều khi rất quan tâm chú ý đến sức khoẻ của con nhưng lại quên mất việc này. Tẩy giun cho trẻ em là rất quan trọng, những năm gần đây tỉ lệ nhiễm giun nhiều có giảm nhưng vẫn còn tồn tại đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ. Thông thường người ta khuyên chỉ nên tẩy giun cho trẻ > 2 tuổi. Một nguy cơ là dị ứng thuốc tẩy giun là có thể gặp, ngoài ra trong trường hợp có nhiều giun trong bụng trẻ khi uống thuốc tẩy giun, giun bị chết, bị phân hủy tạo ra những sản phẩm có thể gây dị ứng nữa đấy. Và thêm một điều nữa khi trẻ đã bị dị ứng, chọn lựa thuốc giải dị ứng an toàn cần phải cân nhắc tới (Hãy đừng tự mình mua loại thuốc này cho con uống nhé)


(Mẹ bé Dona):


Tớ chia sẻ những thông tin tớ tổng kết được, hi vọng có ích cho những mẹ cũng đang lo lắng như tớ:


- Với trẻ trên 2 tuổi thì không có gì phải bàn, chúng ta nên định kỳ 1 năm 2 lần tẩy giun cho bé, loại thuốc và liều lượng có thể như người lớn (cứ ra hiệu thuốc nói nghi con bị giun gì thì họ đưa thuốc cho), không cần lăn tăn nhiều.


- Với trẻ 1 - 2 tuổi: + Piperagin hexahydrat chữa được cả 4 loại giun tiêu biểu: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim; không phải nhịn ăn, chỉ kiêng uống rượu. Uống trước mỗi bữa ăn 30 phút, liều dùng mỗi ngày là: Trẻ 1-3 tuổi: 1-3 viên.


+ Hoặc cho bé uống Zentel 200mg (Albendazole 200mg) Trẻ em 1 - 2 tuổi 200mg Liều duy nhất.


- Với trẻ trên 6 tháng tuổi và người KHÔNG bị bệnh GAN: Pyrantel pamoat khá an toàn. Trẻ dưới 18 tháng nên dùng dạng hỗn dịch uống.
- Có thể uống nhắc lại sau 3 - 4 tuần (đặc biệt là với bệnh giun kim).


(Mẹ Hoài Thương):


Con em từ 10 tháng đến giờ vừa tròn 18 tháng toàn nằm sấp ngủ, đêm thì dậy mấy lần, tự dưng 1 tháng gần đây bụng cháu to hẳn lên. Em mang cháu đến ông khánh khám thì ông cho uống thuốc tẩy giun dạng siro pyrantelum medana hoặc helmintox 125mg/2,5ml. Trộm vía từ lúc uống xong đi ngủ cháu hết nằm sấp, chỉ nằm nghiêng hoặc thẳng. Ngủ 1 mạch cả đêm. ông ý bảo Thuốc có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng rồi. Con em nghịch lắm, lại hay cho đồ chơi vào mồm. Chiều nào cháu cũng nghịch ở bờ hồ hoặc bách thảo 1,5 tiếng mới về nên lắm giun lắm. Mà đêm nào em cũng dậy vạch đít cháu ra tìm giun kim mà chẳng thấy đâu.


(Mẹ bé Bò Sữa)


Tất cả các loại thuốc giun đều chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuồi.


Khi đã hơn 2 tuổi bạn có thể tẩy giun cho bé rất đơn giản bằng cách uống thuốc giun và có thể dùng một trong hai loại sau:


Mebendazole viên 500mg, được chỉ định sử dụng khi nhiễm một hoặc nhiều loại giun như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là một viên duy nhất. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới hai tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người suy gan.


Albendazole viên 200mg tác dụng tương tự mebendazole ngoài ra còn có tác dụng cả với sán lá, sán dây, ấu trùng sán lợn. Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là 2 viên/ngày dùng trong 3 ngày. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi.


Trẻ em nên được tẩy giun 6 tháng một lần.



Tẩy giun cho trẻ bằng hạt bí đỏ


[caption id="attachment_2574" align="aligncenter" width="450"]chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho trẻ đúng cách 4 Hạt bí chữa giun rất hiệu quả[/caption]

"Đau bụng, đau bụng..." - 3 ngày liên tục, tối nào Chip cũng kêu như vậy. Thế nhưng cho con đi tiêu thì không chịu, phụng phịu, lắc đầu nguầy nguậy. Lấy hết dầu rồi khăn ấm chườm bụng mà con vẫn mếu máo làm vợ chồng em phát hoảng. Thấy con nhăn nhó, mũi em cũng đỏ au, trực khóc vì... xót con.


Điện thoại về nhà kêu ca với bà ngoại Chip thì bà 'chẩn đoán' ngay rằng khéo cháu bị giun. Em ngờ ngợ, giật mình "Ôi thôi xong, hóa ra thức ăn khi vào bụng con phải 'chia sẻ' với những 'người bạn tí hon' nên con không hấp thụ được nhiều, thành ra thấp bé nhẹ cân?". Em đúng là mẹ đoảng...!


Băn khoăn có nên cho con uống thuốc tẩy giun bán sẵn ngoài tiệm thì bà ngoại Chip khuyên, với trẻ con mới hơn 2 tuổi thì tốt nhất nên 'đặc trị' theo cách dân gian. "Ngày xưa tôi thường cho chị ăn hạt bí đỏ để tẩy giun nên giờ chị mới béo tốt thế đấy!", bà ngoại Chip vừa cười, vừa nói.


Rồi bà chậm rãi chỉ cho em cách điều chế bài thuốc 'tủ' của mình. Quyết định làm theo hướng dẫn của bà, em ra chợ mua 50 - 70g hạt bí đỏ sống. Sau đó, lấy hạt bí đã bóc rửa thật sạch, để cả vỏ cứng xay nhuyễn, thêm hai thể tích nước vào đun lửa liu riu (cũng có thể đun cách thủy) trong 2 giờ, rồi lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu ở trên mặt và thêm đường rồi cho Chip uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói.


Uống xong nước hạt bí đỏ, em cho Chip nằm nghỉ 1 lúc, khoảng 2h sau thì cho con uống thuốc tẩy muối nhẹ (magiê sunfat).


Khi thấy con đi tiêu ra vài 'sinh vật' mềm mềm... em vừa thấy ghê, vừa thấy mừng cho con...


Ps. - Bài thuốc này, người lớn uống 300 g hạt bí để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi (như Chip nhà em) thì liều lượng là 50-70 g; 5-7 tuổi 100 g; 7-10 tuổi 150g.



Tẩy giun hiệu quả bằng rau quả


Bạn không biết có nên tẩy giun cho con không vì lo ngại tác dụng phụ của thuốc xổ giun gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Bạn có thể tham khảo một số loại rau quả sau đây để tẩy giun sán cho bé và cả bà bầu, rất an toàn mà hiệu quả.


Trâm bầu


Theo y học cổ truyền, cây trâm bầu được xem là bài thuốc chữa giun đũa. Trâm bầu có tác dụng tẩy giun đạt 70% so với dùng thuốc nhưng lại an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn có thể lấy mọt ít hạt trâm bầu nghiền mịn trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới. Bạn nên ăn lúc còn nóng vào buổi sáng sớm khi đói. Mỗi ngày ăn 1 lần trong 3-5 ngày liên tục.


Rau sam


Bạn rửa sạch khoảng 50g rau sam, sáu đó giã nát, dùng màng lọc lấy nước. Khi uống bạn cho thêm một ít đường hoặc muối cho dễ uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày để tẩy giun kim.


chia sẻ kinh nghiệm tẩy giun cho trẻ đúng cách 5


Cây sử quân


Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa. Nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g, người lớn uống từ 10-20 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.


Tỏi


Bạn lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, bạn lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà. Bạn sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim.


Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim.


Bạn cần lưu ý để hạn chế tỏi khỏi gây nóng, bỏng rát khi sử dụng, bạn cần ngâm tỏi với tỷ lệ nước phù hợp.