Sau sinh mổ ngoài việc hồi phục lại sức khỏe các mẹ cần một nguồn dinh dưỡng lớn để cung cấp sữa cho em bé vì vậy các mẹ phải lưu ý trước tiên đến chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng tốt mà không ảnh hưởng đến vết thương và còn làm vết mổ mau lành sinh. Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh,...
Tiểu đường khi mang thai cần sớm phát hiện và điều trị. Có ba phương pháp được kết hợp áp dụng để đưa lại hiểu quả cao nhất trong chữa trị tiểu đường thai kỳ. Trong đó, trước tiên và quan trọng nhất là kiểm soát chế độ ăn uống. Vậy bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì và hạn chế gì cho tốt?Điều trị tiểu đường khi mang thai cần kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ và nếu bệnh nghiêm trọng cần được điều trị bằng insulin. Trong đó mấu chốt là kiểm soát uống để khống chế...
Tiểu đường(đái tháo đường)là bệnh biểu hiện mức đường tăng bất thường trong máu làm xuất hiện đường trong nước tiểu. Tiểu đường khi mang thai gây nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể do mẹ bị bệnh trước khi mang thai, đang được theo dõi điều trị, hoặc tiểu đường do mang thai gây ra.Tiểu đường khi mang thai dễ gặp ở đối tượng nào nhất- Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắcbệnh này...
Thông thường bà bầu ra sữa non trong khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ, nếu tiết sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu bất thường. Ra sữa non sớm khi mang thai có thể là dấu hiệu của việc thay đổi nội tiết trong cơ thể hoặc đây chính là những cảnh báo nguy hiểm như thai chết lưu. Bà bầu ra sữa non khi nào?- Thông thường bà bầu ra sữa non trong khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ.- Sữa non có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai thường là tháng thứ 7 trở đi và lưu thông qua tuyến vú của...
Ra nhiều huyết trắng khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường đối với các mẹ và không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu đó là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm thì các mẹ cần lưu ý khắc phục sớm tránh ảnh hưởng tới sưc khỏe của mẹ và thai nhi.Huyết trắng hay còn là khí hư, giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khoẻ của người phụ nữ.Huyết trắng có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên khi...
Đau lưng khi mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối là một hiện tượng sinh lý bình thường mà các mẹ bầu hay gặp phải. Các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy không thể chữa trị dứt điểm, nhưng vẫn có những cách giúp các mẹ bớt đau và thoải mái hơn khi ngủ cũng như làm việc. Sau sinh nở, bệnh sẽ thuyên giảm dần. Dưới đây là một số kinh nghiệm hay giảm đau lưng cho các mẹ.Nguyên nhân bà bầu bị đau lưng- Khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon, dưới tác dụng của hormon, dây chằng...
Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần theo dõi bệnh lý thường xuyên và ăn uống thích hợp để hạn chế biến chứng nguy hiểm tới mẹ và bé.Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?Có ba yếu tố quan trọng chi phối huyết áp là tim, mạch máu và máu. Khi mang thai, huyết áp có thay đổi, do lượng máu của mẹ tăng về thể tích (tăng khoảng 50%), máu loãng hơn (do tăng lượng chất lỏng nhiều hơn tăng số lượng các tế bào máu), tim đập nhanh hơn, giảm sức cản của hệ thống mạch máu ngoại biên...Cao huyết áp...
Cao huyết áp khi mang thai là bệnh nghiêm trọng thường gặp với các mẹ và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm trong đó có hội chứng tiền sản giật, thậm chí gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy khi mang thai gặp tình trạng cao huyết áp các mẹ cần theo dõi sức khỏe để bảo vệ an toàn sức khỏe cả mẹ và bé.- Cao huyết áp khi mang thai là hiện tượng phụ nữa mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg.- Cao huyết áp khi mang thai có thể do nguyên nhân độc lập với tình...
Hội chứng Down(bệnh Down)- một dạng chậm phát triển tâm thần(thiểu năng trí tuệ) khiến cho bệnh nhân trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng tiếp thu, học hành. Nguyên nhân gây bệnh là do thừa một nhiễm sắc thể số 21. Bệnh này không thể chữa khỏi được, gây một gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Với sự phát triển của y học ngày nay, siêu âm đo độ mờ da gáy có thể phát hiện được đến 90% các trường hợp hội chứng Down ở thai nhi từ khi đứa trẻ chỉ mới được 11 đến 13 tuần 6 ngày trong...
Hỏi: Thân chào các mẹ! mình đi siêu âm bác sĩ bảo thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng nên lo quá vì thấy bảo bị như thế thì hay phải mổ vì sợ lúc đẻ thường dây rốn có thể siết vào cổ bé gây ngạt. Thêm nữa em bé nhà mình hay bị nấc lắm, nhiều khi thấy con nấc mà thương quá nhưng không biết làm sao, phải 1 lúc sau con mới hết nấc các mẹ ạ. Có mẹ nào giống mình không? và có cách gì chỉ cho mình với nhé? Thanks các mẹ!Trả lời: Chuyện này là bình thường mà mẹ nó đừng lo lắng quá nhé. Bé bị nấc là do...
Trong đa số trường hợp bố mẹ thường chủ động độ tuổi sinh con đảm bảo về mặt thể chất và tinh thần tốt nhất cho con yêu của mình. Tuy nhiên ngày nay sinh con khi đã lớn tuổi ngày càng tăng lên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi, thêm vào đó phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và bé.Thạc sĩ Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Phú Yên, cho biết, phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi( trên 35 tuổi), con sinh ra rất dễ gặp “vấn đề”, trong đó hay gặp nhất là...
Thai nhi có khỏe mạnh hay không phần lớn phụ thuộc vào thể chất của người mẹ trước và trong thai kỳ. Đặc biệt dị tật bẩm sinh ở thai nhi là những trường hợp không may và thường để lại hậu quả nặng nề cho con yêu của bạn. Vì vậy để con yêu khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần biết cách phòng tránh thai nhi bị dị tật ngay trước và trong thời kỳ mang thai.Nguyên nhân dẫn đến các dị tật bẩm sinh:- Mẹ lớn tuổi trên 35 khi sinh con hoặc Bố trên 50 tuổi khi sinh con- Tiền sử cá nhân hay gia đình có khuyết tật...
Dị tật bẩm sinh ở thai nhi làm đắng lòng các bậc cha mẹ. Các dị tật phát hiện trong thai kỳ thường để lại nỗi đau và hậu quả khá nặng nề, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm một số trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh có thể điều trị, phẫu thuật hay điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của các bà mẹ để cải thiện tình trạng thai nhi.Dị tật bẩm sinh là một chủ đề khá nhạy cảm mà ít mẹ bầu nào muốn nhắc đến, nhưng với con số thống kê của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu á – Thái Bình Dương (ESCAP) vào...
Khi còn trong bụng mẹ em bé nhận nguồn ôxi và chất dinh dưỡng từ nhau thai mẹ qua dây rốn đồng thời dây rốn giúp thai nhi thực hiện bài tiết ra nhau thai. Thông thường dây rốn nằm tự do lơ lững phía trên thai nhi, tuy nhiên 1 vài trường hợp không may khi chuyển động trong bụng mẹ dây rốn quấn cổ thai nhi. Nếu vòng quấn quá chặt có thể ảnh hưởng xấu thậm chí làm thai nhi tử vong. Vì vậy một vài kiến thức trong bài viết này giúp các mẹ hiểu rõ con mình đang vấn đề gì và cần làm gì tốt nhất cho...
Em bé phát triển trong bụng mẹ được bao quanh bởi nước ối. Nước ối đóng vai trò tối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, duy trì nhiệt độ ổn định trong bụng mẹ, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, tránh được sự chèn ép quá mức bởi các tác động bên ngoài, Cho phép em bé di chuyển linh hoạt để cơ bắp và xương phát triển toàn diện, bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác cho cuộc sống của thai nhi. Lượng nước ối...
Trong quá trình mang thai ngoài chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng thì các mẹ nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ các loại sữa, đặc biệt là sữa bầu vì sữa bầu đã được sản xuất riêng cho các mẹ ngoài những công dụng chung của sữa thông thường còn cung cấp nhiều vi chất cần cho sức khỏe mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin đây là những chất dễ thiếu hụt trong quá trình mang thai đồng thời cũng bổ sung omega3, omega6, DHA, ARA hỗ trợ đắc lực cho quá trình hình thành...
Trong quá tình mang thai, việc kết hợp ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng và luyện các bài tập thể dục dành cho bà bầu đúng cách sẽ giúp các mẹ có thể chất khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và sinh con dễ dàng, an toàn nhất. Các bài tập thể dục sẽ thực sự phát huy tác dụng khi bạn luyện tập tích cực trong khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ.Về mặt sinh lý, luyện tập thể dục có thể giúp phụ nữ mang thai thích ứng với những thay đổi của cơ thể, xóa bỏ cảm giác khó chịu, tránh gây tổn thương lâu dài cho...
Các bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thường gặp phải hiện tượng phù chân hay còn gọi là “xuống máu chân”, đây là một hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng cũng gây không ít bất tiện và mệt mỏi cho các mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.Nguyên nhân gây chứng phù chân ở các bà bầu Ở những phụ nữ có thai có hai nguyên nhân quan trọng gây ra phù chân, thứ...
Làm sao biết được tôi đã có dấu hiệu có thai? Phụ nữ có mang sẽ có những triệu chứng như thế nào? Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết có thai là gì? Những kiến thức cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn biết được bạn đã có thai hay không kể từ sau ngày rụng trứng đầu tiên của tuần thứ nhất.Dấu hiệu có thai sớm nhất sau ngày rụng trứng– Xuất hiện những đốm màu nhạt trên da.– Người mệt mỏi, thay đổi tâm trạng.– Đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều hơn thường lệ là một trong những dấu hiệu rất sớm của...
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, để sinh con khỏe mạnh, thông minh, các mẹ bầu tương lai cần chuẩn bị sức khỏe như tẩy giun sán, bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai, đồng thời cần phải nắm rõ lịch tiêm chủng cần thiết trước khi mang thai như tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa rubella.Bác sĩ Trần Việt Cường, Trưởng khoa sản Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho biết, để có sức khỏe tốt, người phụ nữ cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, không đẻ nhiều, đẻ dày, tránh mang thai ngoài ý muốn. Nên tẩy...